Giải Đọc hiểu trang 71 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5

Đọc bài Hành vi hào hiệp. Đám học sinh đã bắt nạt Cơ-rô-xi như thế nào. Người bạn nào đã đứng lên nhận lỗi thay cho Cơ-rô-xi. Ghi lại hai lí do khiến thầy giáo gọi những học sinh đã bắt nạt Cơ-rô-xi là “hèn nhát”. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì. Viết vào chỗ trống những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau. Đặt câu với một trong những câu tục ngữ trên.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 5 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài đọc

Đọc bài Hành vi hào hiệp và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

HÀNH VI HÀO HIỆP

Một đám học sinh đang bắt nạt Cơ-rô-xi, cậu bé tóc hoe, một tay bị liệt. Chúng lấy thước kẻ đánh, ném hạt dẻ vào đầu, gọi cậu là “con quỷ què” và nhại cái tay què. Cơ-rô-xi hết nhìn đứa này lại nhìn đứa khác với đôi mắt van lơn, muốn được yên thân. Nhưng bọn chúng càng làm già một cách quá quắt. Thằng Phơ-răng-ti còn bắt chước mẹ của Cơ-rô-xi, đi còng lưng. Bọn học sinh cười ầm lên. Cơ-rô-xi mất bình tĩnh, chớp lấy một lọ mực ném Phơ-răng-ti nhưng không may lại trúng thầy giáo đang bước vào lớp.

Thầy giáo giận tái mặt, giọng lạc hẳn đi:

- Ai vừa ném lọ mực?

Không một tiếng trả lời. Ga-rôn thấy thương Cơ-rô-xi quá, đứng dậy quả quyết: 

- Thưa thầy, em ném đấy ạ!

Thầy giáo nhìn Ga-rôn rồi nhìn cả lớp đang sửng sốt, nói với giọng bình tĩnh: 

- Không phải em! Người phạm lỗi sẽ không bị phạt, nếu em ấy nhận lỗi.

Cơ-rô-xi đứng dậy, vừa nói vừa khóc:

- Thưa thầy, các bạn ấy trêu chọc em, chế giễu em, em tức quá... em đã ném... 

- Em ngồi xuống. Vậy những ai đã khiêu khích bạn, hãy đứng lên!

Bốn trong số những người gây sự đứng dậy, đầu cúi gằm xuống. Thầy giáo nói:

- Các em đã lăng nhục một người bạn không hề gây sự với mình. Các em đã nhạo báng một người tàn tật, một bạn yếu đuối. Các em đã phạm phải một hành động hèn nhát!

Thầy đi đến bên cạnh Ga-rôn, nâng đầu cậu lên, nói:

- Em có tấm lòng thật cao quý! 

(Theo A-mi-xi)

Câu 1

Đám học sinh đã bắt nạt Cơ-rô-xi như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn một của bài Hành vi hào hiệp để tìm đáp án. 

Lời giải chi tiết:

Hành động của đám học sinh:

- Chúng lấy thước kẻ đánh, ném hạt dẻ vào đầu, gọi cậu là “con quỷ què” và nhại cái tay què. 

- Bắt chước mẹ của Cơ-rô-xi, đi còng lưng. 

Câu 2

Người bạn nào đã đứng lên nhận lỗi thay cho Cơ-rô-xi? 

Phương pháp giải:

Em đọc lời thoại thứ hai trong bài Hành vi hào hiệp để tìm đáp án đúng. 

Lời giải chi tiết:

Ga-rôn đã đứng lên nhận lỗi thay cho Cơ-rô-xi. 

Câu 3

Ghi lại hai lí do khiến thầy giáo gọi những học sinh đã bắt nạt Cơ-rô-xi là “hèn nhát”. 

Phương pháp giải:

Em đọc lời thoại của thầy giáo trong bài Hành vi hào hiệp để tìm đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Hai lí do khiến thầy giáo gọi những học sinh đã bắt nạt Cơ-rô-xi là “hèn nhát”:

- Lăng nhục một người bạn không hề gây sự với mình.

- Nhạo báng một người tàn tật, một bạn yếu đuối.

Câu 4

Vì sao Ga-rôn được thầy giáo khen ngợi “có tấm lòng thật cao quý”?

Phương pháp giải:

Em đọc lời thoại của Ga-rôn trong bài đọc Hành vi hào hiệp để tìm đáp án đúng. 

Lời giải chi tiết:

Ga-rôn được thầy giáo khen ngợi “có tấm lòng thật cao quý” vì Ga-rôn đã thấy thương Cơ-rô-xi và nhận lỗi cho bạn. 

Câu 5

Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện muốn nói với chúng ta: Không nên bắt nạt bạn của mình, không nên bắt bạt người tàn tật. Đó là hành động rất hèn nhát. 

Câu 6

Viết vào chỗ trống những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau: 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Từ

Đồng nghĩa

Trái nghĩa

a) siêng năng

Chăm chỉ, cần cù, chịu khó

Lười nhác, lười biếng

b) thật thà

Trung thực, ngay thẳng, thẳng thắn

Gian xảo, tinh ranh, điêu ngoa, xảo quyệt, dối trá

c) nhân ái

Nhân từ, tốt bụng, phúc hậu, nhân đức

Độc ác, xấu xa, tàn bạo, bất nhân

d) anh dũng

Dũng cảm, can đảm, gan góc, can trường, quả cảm

Nhút nhát, hèn nhát, yếu hèn, nhát gan

Câu 7

Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau:

a) Sáng ..........chiều mưa.

b) Ở hiền gặp .......

c) Tốt.......hơn tốt nước sơn.

d) Gần mực thì đen, gần đèn thì………

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

a) Sáng nắng chiều mưa.

b) Ở hiền gặp lành.

c) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

d) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Câu 8

Đặt câu với một trong những câu tục ngữ trên. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Thời tiết dạo này thất thường quá, sáng nắng chiều mưa! 

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close