Giải Đọc hiểu trang 5 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5 tập 2

Đọc bài Cậu bé bán diêm. Từ “tôi” trong truyện chỉ ai. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. Ghi lại những chi tiết miêu tả dáng người, giọng nói của em trai cậu bé bán diêm khi đến gặp người đàn ông. Theo em, câu tục ngữ nào dưới đây đúng với cách cư xử của hai anh em cậu bé trong câu chuyện.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài đọc

Đọc bài Cậu bé bán diêm và thực hiện các yêu cầu dưới đây. 

CẬU BÉ BÁN DIÊM

Một hôm, vừa ra khỏi nhà thì tôi gặp một cậu bé trạc 12 tuổi chạy đến van nài mua giúp em một hộp diêm.

Động lòng thương, tôi rút ví ra định mua, nhưng tôi lại chỉ có toàn tiền chân. Tôi đang ngần ngại thì cậu bé nói ngay: "Không sao ông ạ, xin ông cứ vui lòng đưa tiền cho cháu, cháu sẽ chạy đi tìm chỗ đổi tiền rồi trở lại trả cho ông ngay.”.

Tôi nhìn cậu bé với một thoáng nghi ngờ. Nó vội nói: “Thưa ông, cháu không phải là một thằng ăn cắp đâu ạ!”. Quả vậy, gương mặt xanh xao của nó có vẻ thành thật đến mức tự hào. Tôi liền trao cho cậu bé một đồng tiền vàng, nó chạy biến ngay về hướng cuối phố. 5 phút trôi qua, rồi 10 phút, tôi bắt đầu hồ nghi sự ngày tháng của cậu bé. Nửa giờ sau thì hết kiên nhẫn, tôi bỏ đi tiếp tục cuộc dạo phố, lòng thầm nhủ sẽ chẳng bao giờ còn tin vào những đứa trẻ lêu lổng đầu đường xó chợ như thế nữa...

Buổi trưa, khi về tới nhà, đúng chỗ ban sáng thì tôi lại gặp một đứa bé hơn, chỉ độ 8, 9 tuổi. Vóc người đứa bé nhỏ thó, khuôn mặt giống “tháng ăn cắp” như tạc. Nó thổn thức nói với tôi: "Thưa ông, có phải ông đã đưa cho anh cháu một đồng tiền vàng không ạ? Đây là chỗ tiền lẻ. Anh cháu nhờ gửi lại cho ông… Vì anh cháu đã bị xe đụng khi vội chạy đi tìm chỗ đổi tiền nên anh cháu không thể đến để trao tận tay cho ông ngay lúc sáng”. Tôi bàng hoàng, vội hỏi thằng bé trong tiếng nghẹn ngào: “Thế bây giờ anh cháu nằm ở đâu? Dắt bác đến gặp anh cháu ngay đi... Tôi rảo bước gần như chạy sau thằng bé. Chúng tôi rời khỏi những khu phố giàu sang để lách vào những con hẻm lầy lội tối tăm của một khu lao động nghèo khổ... Thằng bé dừng lại trước một căn lều xiêu vẹo. Trong xó tối, tôi nhận ra cậu bé bán diêm ban sáng. Nó nằm dài bất động trên một đống áo quần cũ rách, mặt trắng bệch vì mất khá nhiều máu. Nó thều thào nhìn tôi: “Thưa ông, xin ông lại gần cháu hơn một chút với...” Tôi tiến lại gần, quỳ một chân, cúi xuống đỡ lấy bàn tay nhỏ bé và lạnh ngắt. Em nói với tôi, ánh mắt lấp lánh niềm vui ngây thơ: "Em cháu đã đưa chỗ tiền lẻ cho ông rồi phải không ạ?".

Tôi lặng lẽ cúi xuống hôn lên vầng trán có vết thương của em.

Nước mắt tôi trào ra. Những giọt nước mắt xót thương và xấu hổ. 

(Phỏng theo Pe-cau)

Câu 1

Từ “tôi” trong truyện chỉ ai? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng) 

A. Tác giả đồng thời là nhân vật trong câu chuyện

B. Cậu bé nghèo

C. Hai anh em cậu bé nghèo

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài Cậu bé bán diêm và chọn đáp án đúng. 

Lời giải chi tiết:

Từ “tôi” trong truyện chỉ tác giả đồng thời là nhân vật trong câu chuyện

Chọn A.

Câu 2

Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:

Từ "ngần ngại” có nghĩa là:

A. Không có ý kiến về một việc gì đó.

B. Không biết việc mình làm đúng hay sai hoặc không biết có nên làm việc gì đó không.

C. Tỏ ra vui vẻ khi làm một việc gì đó.

Vì sao tác giả lại tỏ ra “ngần ngại” khi trao đồng tiền vàng cho cậu bé?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn hai và đoạn 3 của bài đọc Cậu bé bán diêm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

A. S

B. Đ

C. S

Tác giả tỏ ra “ngần ngại” khi trao đồng tiền vàng cho cậu bé vì tác giả không biết có nên làm thế không. Đồng tiền có giá trị lớn với cậu bé, tác giả sợ cậu không đủ tiền thối nên sẽ không trả lại.

Câu 3

Ghi lại những chi tiết miêu tả dáng người, giọng nói của em trai cậu bé bán diêm khi đến gặp người đàn ông:

Những chi tiết miêu tả đó giúp em hiểu gì về em trai của cậu bé bán diêm? 

Phương pháp giải:

Em đọc 3 câu đầu của đoạn 4 của bài đọc Cậu bé bán diêm để tìm đáp án đúng. 

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết đó giúp em hiểu người em trai sống rất khó khăn, nghèo khổ, thiếu thốn và người em đang rất lo lắng, sốt sắng, nói trong nước mắt đau đớn, xúc động khi người anh bị xe đụng. 

Câu 4

Ghi lại những chi tiết cho thấy:

a) Hai anh em cậu bé phải ở nơi rất tối tàn.

b) Người đàn ông rất thương cậu bé.

c) Thái độ trân trọng của người đàn ông dành cho cậu bé bán diêm khi ông hiểu ra mọi chuyện.

d) Cậu bé rất vui mừng khi đón nhận tình cảm của người đàn ông.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn 4 của bài đọc Cậu bé bán diêm để tìm các chi tiết.

Lời giải chi tiết:

a) Hai anh em cậu bé phải ở nơi rất tối tàn.

Lách vào những con hẻm lầy lội tối tăm của một khu lao động nghèo khổ, dừng lại trước một căn lều xiêu vẹo.

b) Người đàn ông rất thương cậu bé.

Bàng hoàng, vội hỏi thằng bé ở đâu trong tiếng nghẹn ngào, rảo bước gần như chạy, tiến lại gần, quỳ một chân, cúi xuống đỡ lấy bàn tay nhỏ bé và lạnh ngắt, lặng lẽ cúi xuống hôn lên vầng trán có vết thương của em, nước mắt trào ra.

c) Thái độ trân trọng của người đàn ông dành cho cậu bé bán diêm khi ông hiểu ra mọi chuyện.

Lặng lẽ cúi xuống hôn lên vầng trán có vết thương của em, nước mắt trào ra, những giọt nước mắt xót thương và xấu hổ.

d) Cậu bé rất vui mừng khi đón nhận tình cảm của người đàn ông.

Thều thào nhìn: “Thưa ông, xin ông lại gần cháu hơn một chút với....”, ánh mắt lấp lánh niềm vui ngây thơ: “Em cháu đã đưa chỗ tiền lẻ cho ông rồi phải không ạ?”. 

Câu 5

Theo em, câu tục ngữ nào dưới đây đúng với cách cư xử của hai anh em cậu bé trong câu chuyện?

A. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

B. Đói cho sạch, rách cho thơm.

C. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Câu tục ngữ đúng với cách cư xử của hai anh em cậu bé trong câu chuyện là đói cho sạch, rách cho thơm.

Chọn B.

Câu 6

Hãy giải thích xem vì sao người đàn ông lại khóc và cảm thấy vừa xót thương, vừa xấu hổ?

Em đã bao giờ hiểu lầm một ai đó chưa? Em làm cách gì để chuộc lại lỗi của mình?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

- Người đàn ông lại khóc và cảm thấy vừa xót thương, vừa xấu hổ vì ông thấy xót thương cho tình cảnh cậu bé và thấy xấu hổ vì đã nghĩ cậu là kẻ ăn cắp.

- Em đã từng hiểu lầm bạn của em. Sau đó em đã gặp bạn để nói nói lời xin lỗi và làm hòa với bạn.

Câu 7

Hãy đặt tên khác cho câu chuyện và giải thích vì sao em lại chọn tên đó. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Tên khác cho câu chuyện: giọt nước mắt 

Giải thích: vì kết thúc câu chuyện là giọt nước mắt xót thương và xấu hổ của người đàn ông.

Câu 8

Gạch bỏ từ không cùng loại trong mỗi nhóm từ sau:

a) Nhóm từ có tiếng “công” nghĩa là thuộc về nhà nước, chung cho mọi người: công dân, công cộng, công chúng, công viên, tiến công, công sở.

b) Nhóm từ có tiếng “công” nghĩa là không thiên vị: công bằng, công tâm, công lí, công minh, công an.

c) Nhóm từ có tiếng “công” nghĩa là đánh: cộng đồn, công đức, công kích, công phi tiến công.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và giải nghĩa các từ, từ đó tìm ra từ không cùng loại trong các nhóm.

Lời giải chi tiết:

a) Nhóm từ có tiếng “công” nghĩa là thuộc về nhà nước, chung cho mọi người: công dân, công cộng, công chúng, công viên, tiến công, công sở.

b) Nhóm từ có tiếng “công” nghĩa là không thiên vị: công bằng, công tâm, công lí, công minh, công an.

c) Nhóm từ có tiếng “công” nghĩa là đánh: công đồn, công đức, công kích, công phá, tiến công.

 

Câu 9

Hãy cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa cặp câu sau: 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Khác nhau là:

Câu A: Cặp quan hệ từ nguyên nhân kết quả “Vì… nên….” => Sự việc đã xảy ra.

Câu B: Cặp quan hệ từ giả thiết “Nếu… thì….” => Sự việc chưa xảy ra.

Câu 10

Hãy tìm trong bài đọc Cậu bé bán diêm:

a) Một câu ghép có hai về nối với nhau bằng một quan hệ từ.

b) Một câu ghép có hai về nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.

Phương pháp giải:

a) Em đọc câu đầu tiên trong đoạn hai của bài đọc Cậu bé bán diêm để tìm câu ghép có hai vế nối với nhau bằng một quan hệ từ.

b) Em đọc kĩ lời thoại của nhân vật em cậu bé trong đoạn bốn của bài đọc Cậu bé bán diêm để tìm câu ghép có hai vế nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.

Lời giải chi tiết:

a) Động lòng thương, tôi rút ví ra định mua, nhưng tôi lại chỉ có toàn tiền chẵn.

Quan hệ từ: quan hệ tương phản: Nhưng

b) Vì anh cháu đã bị xe đụng khi vội chạy đi tìm chỗ đổi tiền nên anh cháu không thể đến để trao tận tay số tiền này cho ông ngay lúc sáng.

Cặp quan hệ từ: nguyên nhân kết quả: Vì...nên....

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close