Giải Đọc hiểu trang 66 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5 tập 2Đọc bài Núi Bạch Mã. Viết tiếp câu dưới đây để được ý đúng với nội dung bài đọc. Thác Bạc được so sánh với cái gì. Tên các ngọn thác ở núi Bạch Mã có điểm gì đặc biệt? Em có thích đến thăm núi Bạch Mã không. Dấu phẩy trong câu: “Thác Bạc cao 10 mét, rộng 40 mét.” có tác dụng gì. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài đọc Đọc bài Núi Bạch Mã và thực hiện các yêu cầu dưới đây: NÚI BẠCH MÃ Núi Bạch Mã nằm trong Vườn Quốc gia Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên – Huế). Đây là một trong những địa điểm nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. Núi Bạch Mã nổi tiếng bởi có những con suối và ngọn thác đẹp. Thác Đỗ Quyên cao 400 mét, rộng 20 mét, vào những ngày hè, hoa đỗ quyên nở rộ hai bên thác như hai thảm lụa hoa khổng lồ. Thác Bạc cao 10 mét, rộng 40 mét. Nhìn từ xa, thác trông như một bức rèm trắng muốt đung đưa trước gió. Ngoài ra, Bạch Mã còn có thác Trĩ Sao – nơi có nhiều chim trĩ sao sinh sống. Đứng trên đỉnh núi Bạch Mã, du khách có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh đèo Hải Vân uốn lượn như dải lụa, núi Tuý Vân, đầm Cầu Hai, cửa Tư Hiền, vụng Chân Mây sát bờ biển Đông và cả không gian huyền ảo, lung linh của thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng lúc đêm về. Đến thăm núi Bạch Mã, ngoài việc ngắm những vẻ đẹp tinh khôi của núi rừng, khách du lịch còn được tham quan một thế giới sinh vật vô cùng phong phú, đa dạng. Thời gian đẹp nhất để du khách đến thưởng ngoạn Bạch Mã là vào mùa hạ và đầu mùa thu. Thời điểm này, không khí mát mẻ, thậm chí hơi se lạnh của Bạch Mã sẽ khiến cho hành trình khám phá, chinh phục của du khách trở nên thú vị, hấp dẫn. (Theo Du lịch Huế) Câu 1 Viết tiếp câu dưới đây để được ý đúng với nội dung bài đọc. Núi Bạch Mã nổi tiếng vì.....................................................................……………… Phương pháp giải: Em đọc câu văn đầu tiên của đoạn hai trong bài Núi Bạch Mã để tìm câu trả lời đúng. “Núi Bạch Mã nổi tiếng bởi có những con suối và ngọn thác đẹp.” Lời giải chi tiết: Núi Bạch Mã nổi tiếng vì có những con suối và ngọn thác đẹp. Câu 2 Thác Bạc được so sánh với cái gì? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng) A. Dải lụa B. Thảm hoa C. Bức rèm D. Ánh điện Phương pháp giải: Em đọc câu văn thứ tư trong đoạn 2 của bài đọc Núi Bạch Mã để chọn đáp án đúng. “Nhìn từ xa, thác trông như một bức rèm trắng muốt đung đưa trước gió.” Lời giải chi tiết: Thác Bạc được so sánh với bức rèm. Chọn C. Câu 3 Dựa vào nội dung bài đọc, xác định các thông tin dưới đây đúng hay sai.
Phương pháp giải: Em đọc kĩ bài đọc để điền chính xác. Lời giải chi tiết:
Câu 4 Tên các ngọn thác ở núi Bạch Mã có điểm gì đặc biệt? Phương pháp giải: Em đọc kĩ các câu văn miêu tả các ngọn thác ở đoạn 2 trong bài đọc Núi Bạch Mã để tìm câu trả lời. “Thác Đỗ Quyên cao 400 mét, rộng 20 mét, vào những ngày hè, hoa đỗ quyên nở rộ hai bên thác như hai thảm lụa hoa khổng lồ. Thác Bạc cao 10 mét, rộng 40 mét. Nhìn từ xa, thác trông như một bức rèm trắng muốt đung đưa trước gió. Ngoài ra, Bạch Mã còn có thác Trĩ Sao – nơi có nhiều chim trĩ sao sinh sống.” Lời giải chi tiết: Tên các ngọn thác cũng chính là đặc điểm nổi bật của thác đó. - Thác Đỗ Quyên: vào những ngày hè, hoa đỗ quyên nở rộ hai bên thác như hai thảm lụa hoa khổng lồ. - Thác Bạc: Nhìn từ xa trông như một bức rèm trắng muốt đung đưa trước gió. - Thác Trĩ Sao: nơi có nhiều chim trĩ sao sinh sống. Câu 5 Em có thích đến thăm núi Bạch Mã không? Vì sao? Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Em thích đến thăm núi Bạch Mã. Vì núi Bạch Mã có rất nhiều điều thú vị, nào là vẻ đẹp của núi rừng: thác nước...., ngoài ra còn có thế giới sinh vật rất phong phú, đa dạng. Câu 6 Em hãy viết ba việc cần làm để bảo vệ cảnh đẹp ở núi Bạch Mã. Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Ba việc cần làm để bảo vệ cảnh đẹp ở núi Bạch Mã: - Không xả rác bừa bãi - Không săn bắt động, thực vật bừa bãi - Không bê tông hóa quá nhiều..... Câu 7 Dấu phẩy trong câu: “Thác Bạc cao 10 mét, rộng 40 mét.” có tác dụng gì? A. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu. B. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu. C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. D. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Dấu phẩy trong câu: “Thác Bạc cao 10 mét, rộng 40 mét.” có tác dụng ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu. Chọn B. Câu 8 Từ “sinh sống” là từ ghép hay từ láy? Vì sao? Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Từ “sinh sống” là từ ghép. Vì khi tách hai từ đó ra đều quan hệ với nhau về nghĩa. + Sinh: có nghĩa là đẻ ra (thường nói đến con người) + Sống: có nghĩa là tồn tại (sống) ở một môi trường nào đó Câu 9 Tìm và ghi lại 2 từ có thể thay thế từ “thưởng ngoạn” trong câu: “Thời gian đẹp nhất để du khách đến thưởng ngoạn Bạch Mã là vào mùa hạ và đầu mùa thu”. Phương pháp giải: Em cần hiểu ý nghĩa từ “thưởng ngoạn” trong câu: “Thời gian đẹp nhất để du khách đến thưởng ngoạn Bạch Mã là vào mùa hạ và đầu mùa thu” và tìm từ thay thế thích hợp. Thưởng ngoạn là ngắm nghía để tìm cái đẹp. Lời giải chi tiết: Hai từ có thể thay thế từ “thưởng ngoạn”: ngắm nghía cái đẹp, thưởng thức cảnh đẹp Câu 10 Viết 2 – 3 câu để nói về một cảnh đẹp ở quê hương em. Phương pháp giải: Em suy nghĩ và viết câu trả lời. Lời giải chi tiết: Quê hương em là một vùng nông thôn nhưng yên bình và vô cùng tươi đẹp. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy, cánh đồng trải dài như tấm thảm khổng lồ. Xa xa, những chú cò trắng nhởn nhơ dưới tầng mây rồi đáp cánh xuống cánh đồng để ăn bữa điểm tâm.
Quảng cáo
|