Giải Đọc hiểu trang 62 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5

Đọc bài Sắc màu của cuộc sống. Khi cậu bé đến xin học vẽ, hoạ sĩ đã yêu cầu cậu điều gì. Việc sử dụng màu sắc trong bức vẽ của cậu bé có gì không bình thường. Thái độ của cậu bé đối với các màu sắc như thế nào. Theo hoạ sĩ, vì sao bức tranh của cậu bé chưa sinh động, chưa thực sự đi vào lòng người. Tìm trong câu chuyện một số danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ rồi viết vào bảng dưới đây.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 5 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài đọc

Đọc bài Sắc màu của cuộc sống và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  

SẮC MÀU CỦA CUỘC SỐNG

Một cậu bé xin học vẽ tại nhà một hoạ sĩ nổi tiếng. Hoạ sĩ bảo cậu vẽ một bức tranh với đề tài tự chọn. Một lúc sau, cậu nộp cho thầy bức tranh vẽ cảnh thiên nhiên.

- Sao con đưa nhiều gam màu xanh vào bức vẽ vậy? – Hoạ sĩ hỏi.

- Vì con thích nhất là màu xanh. – Cậu bé trả lời.

- Chắc con không thích màu vàng, đỏ, cam, nâu nên ít dùng đến phải không?

- Dạ, vâng ạ!

- Còn màu tím, xám, đen... thì sao? – Hoạ sĩ hỏi tiếp. 

- Con ghét những màu ấy!

Hoạ sĩ ôn tồn nói với cậu bé:

- Con nhìn xem, bức tranh của con tuy cảnh vật phong phú, không gian thoáng rộng nhưng lại buồn tẻ. Con đã cố tình không cho những sắc màu con không thích vào bức vẽ của mình. Khi vẽ cũng như khi sống trên đời, con không thể chỉ biết tới những điều mình thích, còn rất nhiều thứ khác làm cho cuộc sống này muôn màu muôn vẻ. Hãy mở rộng lòng mình đón lấy mọi điều của cuộc sống. Đó cũng là cách mà hoạ sĩ có thể sáng tạo nên những bức tranh sinh động, thật sự đi vào lòng người.

.... Bài học đầu tiên ấy cậu bé ghi nhớ mãi.

(Theo Hạt giống tâm hồn – Những câu chuyện cuộc sống)

Câu 1

Khi cậu bé đến xin học vẽ, hoạ sĩ đã yêu cầu cậu điều gì? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng)

A. Vẽ một bức tranh phong cảnh thiên nhiên.

B. Vẽ một bức tranh với đề tài tự chọn.

C. Vẽ một bức tranh có đầy đủ màu sắc.

D. Vẽ một bức tranh sinh động, sáng tạo. 

Phương pháp giải:

Em đọc câu văn đầu tiên trong bài đọc Sắc màu của cuộc sống để chọn đáp án đúng.

“Hoạ sĩ bảo cậu vẽ một bức tranh với đề tài tự chọn.”

Lời giải chi tiết:

Khi cậu bé đến xin học vẽ, hoạ sĩ bảo cậu vẽ một bức tranh với đề tài tự chọn. 

Chọn B.

Câu 2

Việc sử dụng màu sắc trong bức vẽ của cậu bé có gì không bình thường?

Phương pháp giải:

Em đọc câu hỏi của họa sĩ để tìm đáp án. 

Lời giải chi tiết:

Việc sử dụng màu sắc trong bức vẽ của cậu không bình thường vì cậu bé đưa nhiều gam màu xanh vào bức vẽ. 

Câu 3

Thái độ của cậu bé đối với các màu sắc như thế nào? Nối từng từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để được ý đúng. 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn hội thoại giữa họa sĩ và cậu bé để tìm đáp án. 

Lời giải chi tiết:

Câu 4

Theo hoạ sĩ, vì sao bức tranh của cậu bé chưa sinh động, chưa thực sự đi vào lòng người?

Phương pháp giải:

Em đọc lời của họa sĩ ở đoạn cuối để tìm đáp án.

“Con nhìn xem, bức tranh của con tuy cảnh vật phong phú, không gian thoáng rộng nhưng lại buồn tẻ. Con đã cố tình không cho những sắc màu con không thích vào bức vẽ của mình. Khi vẽ cũng như khi sống trên đời, con không thể chỉ biết tới những điều mình thích, còn rất nhiều thứ khác làm cho cuộc sống này muôn màu muôn vẻ. Hãy mở rộng lòng mình đón lấy mọi điều của cuộc sống. Đó cũng là cách mà hoạ sĩ có thể sáng tạo nên những bức tranh sinh động, thật sự đi vào lòng người.”

Lời giải chi tiết:

Bức tranh của cậu bé chưa sinh động, chưa thực sự đi vào lòng người vì tuy cảnh vật phong phú, không gian thoáng nhưng lại buồn tẻ. Cậu đã cố tình không cho những sắc màu cậu không thích vào bức vẽ của mình. 

Câu 5

Dựa vào bài đọc, điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống trước các câu dưới đây:

a) Cậu bé nộp cho thầy bức tranh vẽ cảnh thiên nhiên.

b) Bức tranh của cậu bé có màu sắc phong phú.

c) Nếu chỉ đưa vào tranh những màu sắc ta thích thì nó sẽ rất buồn tẻ, đơn điệu.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc và tìm đáp án đúng. 

Lời giải chi tiết:

a) S

b) S

c) Đ

Câu 6

Em rút ra bài học gì về cách sống từ câu chuyện trên?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Bài học về cách sống rút ra từ câu chuyện: Hãy mở lòng mình đón lấy mọi điều của cuộc sống. 

Câu 7

Tìm trong câu chuyện một số danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ rồi viết vào bảng dưới đây.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu chuyện để tìm đáp án đúng.

- Danh từ: là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)

- Động từ: là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

- Tính từ: là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,...

- Đại từ: là các từ ngữ được dùng để xưng hô hay dùng để thay thế các danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

- Quan hệ từ: là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về..

Lời giải chi tiết:

Danh từ

Động từ

Tính từ

Đại từ

Quan hệ từ

Cậu bé, nhà, họa sĩ, bức tranh, thiên nhiên, màu xanh, bức vẽ, màu vàng, đỏ, cam, nâu, màu tím, xám, đen, cảnh vật, không gian, sắc màu, đời, cuộc sống, lòng mình, người.

Xin, vẽ, nộp, đưa, hỏi, trả lời, dùng, ghét, nói, nhìn, sống, đón lấy, sáng tạo, đi.

Phong phú, thoáng rộng, buồn tẻ, muôn màu, sinh động.

Con, cậu.

Với, thì, tuy, nhưng, còn, mà, nên.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close