Bài 66 trang 82 SBT toán 7 tập 1Giải bài 66 trang 82 sách bài tập toán 7 tập 1. Ông B dự định xây dựng một bể nước có thể tích là V ... Quảng cáo
Đề bài Ông B dự định xây dựng một bể nước có thể tích là \(V\), nhưng sau đó ông muốn thay đổi kích thước so với dự định ban đầu như sau: giảm cả chiều dài và chiều rộng đáy bể \(1,5\) lần. Hỏi chiều cao của bể phải thay đổi như thế nào để bể xây được vẫn có thể tích là \(V\)? Phương pháp giải - Xem chi tiết - Thể tích hình hộp chữ nhật \(V = S.h\) (\(S\) là diện tích đáy, \(h\) là chiều cao). - Tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch: Tích của một giá trị bất kì của đại lượng này với giá trị tương ứng của đại lượng kia luôn là một hằng số (bằng hệ số tỉ lệ). \({x_1}{y_1} = {x_2}{y_2} = {x_3}{y_3} = ... = a\) Lời giải chi tiết Gọi chiều dài và chiều rộng của đáy bể theo đự định lần lượt là \(a;b\) \((a,b>0)\). Chiều cao của bể theo dự định là \(h_1\) \((h_1>0)\). Chiều dài và chiều rộng của đáy bể sau khi thay đổi (giảm đi 1,5 lần) là \(\dfrac{a}{{1,5}},\,\dfrac{b}{{1,5}}\) Chiều cao của bể sau khi thay đổi là \(h_2\) \((h_2>0)\). Diện tích đáy bể theo dự định là \(S_1=ab\) Diện tích đáy bể sau thay đổi là \({S_2} = \dfrac{a}{{1,5}}.\dfrac{b}{{1,5}} = \dfrac{{ab}}{{2,25}}\) Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật \(V = S.h\) (với \(S\) là diện tích đáy, \(h\) là chiều cao hình hộp chữ nhật). Vì thể tích không đổi nên diện tích đáy bể và chiều cao của bể là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có: \({S_1}.{h_1} = {S_2}.{h_2} \) \(\Rightarrow {h_2} = \dfrac{{{S_1}.{h_1}}}{{{S_2}}} = \dfrac{{ab.{h_1}}}{{\dfrac{{ab}}{{2,25}}}} = 2,25{h_1}\) Vậy chiều cao của bể tăng thêm \(2,25\) lần so với dự định ban đầu thì bể xây được vẫn có thể tích là \(V\). Loigiaihay.com
Quảng cáo
|