Bài 6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5 phần bài tập bổ sung trang 148, 149 SBT toán 7 tập 1Giải bài 6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5 phần bài tập bổ sung trang 148, 149 sách bài tập toán 7 tập 1. Góc ADB trên hình bs 3 có số đo bằng ... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài 6.1 Góc \(ADB\) trên hình bs 3 có số đo bằng (A) \(20^o\); (B) \(25^o\); (C) \(30^o\); (D) \(35^o\); Hãy chọn phương án đúng. Phương pháp giải: - Tam giác có hai cạnh bằng nhau là tam giác cân. - Tính chất: Tam giác cân có hai góc ở đáy bằng nhau. - Định lí: Tổng các góc của một tam giác bằng \(180^o\). Lời giải chi tiết:
Vì \(AB=AC\) (gt) \( \Rightarrow \Delta ABC\) cân tại \(A\). \( \Rightarrow \widehat B = \widehat {{C_1}} = {50^o}\) (tính chất tam giác cân). Lại có: \(\widehat {{C_1}} + \widehat {{C_2}} = {180^o}\) (hai góc kề bù). \(\begin{array}{l} Vì \(CA=CD\) (gt) \( \Rightarrow \Delta ACD\) cân tại \(C\). \( \Rightarrow \widehat {{A_1}} = \widehat D\) (tính chất tam giác cân). Áp dụng định lí tổng các góc của một tam giác vào \(\Delta ACD\), ta có: \(\begin{array}{l} Vậy \(\widehat {ADB} = {25^o}\). Chọn B. Bài 6.2 Cho tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(A.\) Trên tia đối của tia \(BC\) lấy điểm \(D\) sao cho \(BD = BA.\) Tính số đo góc \(ADB\) Phương pháp giải: - Tam giác có hai cạnh bằng nhau là tam giác cân. - Tính chất: Tam giác cân có hai góc ở đáy bằng nhau. - Định lí: Tổng các góc của một tam giác bằng \(180^o\). - Trong tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau. Lời giải chi tiết:
Tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(A\) nên \(\widehat {{B_1}} = \widehat C\) (tính chất tam giác cân) (1) Ta có: \(\widehat {{B_1}} + \widehat C = {90^o}\) (trong tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau) (2) Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat {{B_1}} = \widehat C = {90^o}:2 = {45^o}\). Lại có: \(\widehat {{B_1}} + \widehat {{B_2}} = {180^o}\) (hai góc kề bù) \(\begin{array}{l} Vì \(BD = BA \) (gt) \( \Rightarrow \Delta ABD\) cân tại \(B\). \( \Rightarrow \widehat D = \widehat {{A_1}}\) (tính chất tam giác cân). Áp dụng định lí tổng các góc của một tam giác vào \(\Delta ABD\), ta có: \(\begin{array}{l} Vậy \(\widehat {ADB} = {22^o}30'.\) Bài 6.3 Cho tam giác cân \(ABC\) có \(\widehat A = {100^o}\). Trên cạnh \(BC\) lấy điểm \(D\) và \(E\) sao cho \(BD = BA, CE = CA.\) Tính số đo góc \(DAE.\) Phương pháp giải: - Áp dụng kết quả: Một tam giác cân có góc ở đỉnh bằng \(a^o\) thì số đo góc ở đáy là \(\dfrac{{{{180}^o} - {a^o}}}{2}\) - Định lí tổng ba góc của một tam giác bằng \(180^o\). Lời giải chi tiết:
Tam giác \(ABC\) cân tại \(A\) nên \(\widehat B = \widehat C\) (tính chất tam giác cân). Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào \(\Delta ABC\), ta có: \(\begin{array}{l} Vì \(BD = BA\) (gt) \( \Rightarrow \Delta ABD\) cân tại \(B\) \( \Rightarrow \widehat {ADB} =\widehat {BAD}\) Mà trong tam giác ABD có: \(\widehat {ADB} +\widehat {BAD}+\widehat B=180^0\) (định lí tổng ba góc của một tam giác) \( \Rightarrow 2\widehat {ADB}= {180}^o- \widehat B\) \( \Rightarrow \widehat {ADB} = \dfrac{{{{180}^o} - \widehat B}}{2}\)\(\, = \dfrac{{{{180}^o} - {{40}^o}}}{2} = {70^o}\) hay \(\widehat {ADE} = {70^o}\) Vì \(CE = CA\) (gt) \( \Rightarrow \Delta ACE\) cân tại \(C\) \( \Rightarrow \widehat {AEC} =\widehat {CAE}\) Mà trong tam giác AEC có: \(\widehat {AEC} +\widehat {CAE}+\widehat C=180^0\) (định lí tổng ba góc của một tam giác) \( \Rightarrow 2\widehat {AEC}= {180}^o- \widehat C\) \(\Rightarrow \widehat {AEC} = \dfrac{{{{180}^o} - \widehat C}}{2}\)\(\, = \dfrac{{{{180}^o} - {{40}^o}}}{2} = {70^o}\) hay \(\widehat {AED} = {70^o}\) Áp dụng định lí tổng các góc của một tam giác vào \(\Delta ADE\), ta có: \(\begin{array}{l} Bài 6.4 Cho hình bs 4. Chứng minh rằng : a) \(C,O,D\) thẳng hàng ; b) \(BC = AD\). Phương pháp giải: +) Tam giác cân có hai góc ở đáy bằng nhau. +) \(\Delta ABC\) và \(\Delta A'B'C'\) có \(\widehat A = \widehat {A'};\,\widehat B = \widehat {B'}\) thì \(\widehat C = \widehat {C'}.\) Lời giải chi tiết: a) \(OB=OC\) (bằng bán kính đường tròn) \( \Rightarrow \Delta BOC\) cân tại \(O\). \( \Rightarrow \widehat B = \widehat C\) (tính chất tam giác cân) (1) \(OA=OD\) (bằng bán kính đường tròn) \( \Rightarrow \Delta AOD\) cân tại \(O\). \( \Rightarrow \widehat A = \widehat D\) (tính chất tam giác cân) (2) Mà \(\widehat A = \widehat B\) (gt) (3) Từ (1), (2), (3) suy ra \(\widehat A = \widehat B = \widehat C = \widehat D\). Vậy hai tam giác cân \(AOD\) và \( BOC\) có các góc ở đáy bằng nhau nên góc ở đỉnh cũng bằng nhau. Suy ra \(\widehat {AOD} = \widehat {BOC}\) (4) Ta có: \(\widehat {AOD} + \widehat {DOB} = {180^o}\) (hai góc kề bù) (5) Từ (4) và (5) suy ra: \( \widehat {BOC} + \widehat {DOB} = {180^o}\) hay \(C, O, D\) thẳng hàng. b) Xét \(ΔBOC\) và \(ΔAOD\) có: \(OB=OA\) (bằng bán kính đường tròn) \(OC=OD\) (bằng bán kính đường tròn) \( \widehat {BOC}=\widehat {AOD}\) (chứng minh trên) \( \Rightarrow ΔBOC = ΔAOD \) (c.g.c) \( \Rightarrow BC = AD\) (hai cạnh tương ứng). Bài 6.5 Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), \(\widehat B = {30^o}\). Chứng minh rằng \(AC = \dfrac{1}{2}BC.\) Phương pháp giải: - Trong tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau. - Tam giác cân có một góc \(60^o\) là tam giác đều. Lời giải chi tiết:
Lấy điểm \(D\) trên cạnh \(BC\) sao cho \(CA=CD\). Xét tam giác \(ABC\) có \(\widehat A = {90^o}\) \( \Rightarrow \widehat B + \widehat C = {90^o}\) (trong tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau). \(\Rightarrow \widehat C = {90^o} - \widehat B = {90^o} - {30^o} = {60^o}\) Xét tam giác \(ACD\) có \(CA=CD;\;\widehat C = {60^o}\) nên \(\Delta ACD\) là tam giác đều. \( \Rightarrow AC = AD = CD\) (1) \(\widehat {CAD} = \widehat C = \widehat {ADC} = {60^o}\) Ta có: \(\begin{array}{l} Xét \(\Delta ABD\) có \(\widehat {DAB} = \widehat {ABD} = {30^o}\) nên \(\Delta ABD\) là tam giác cân. \(\Rightarrow AD = DB\) (tính chất tam giác cân) (2) Từ (1) và (2) suy ra \(AC = DC = BD\) hay \(AC = \dfrac{1}{2}BC.\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|