Bài 34* trang 161 SBT toán 9 tập 1

Giải bài 34* trang 161 sách bài tập toán 9. Cho đường tròn (O) và hai điểm A, B nằm bên trong đường tròn và không cùng thuộc một đường kính. Dựng hai dây song song và bằng nhau sao cho điểm A nằm trên một dây, điểm B nằm trên dây còn lại.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Quảng cáo

Đề bài

Cho đường tròn \((O)\) và hai điểm \(A, B\) nằm bên trong đường tròn và không cùng thuộc một đường kính. Dựng hai dây song song và bằng nhau sao cho điểm \(A\) nằm trên một dây, điểm \(B\) nằm trên dây còn lại.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Cách dựng: Nêu thứ tự từng bước dựng hình, đồng thời thể hiện các nét dựng trên hình vẽ.

+) Chứng minh: Bằng lập luận để chứng tỏ rằng với cách dựng trên, hình đã dựng thỏa mãn các điều kiện của đề bài nêu ra.

+) Biện luận: Xem xét khi nào bài toán dựng được và dựng được bao nhiêu hình thỏa mãn đề bài

+) Sử dụng kiến thức: Trong một đường tròn, hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.

Lời giải chi tiết

* Cách dựng

−        Dựng trung điểm \(I\) của \(AB.\)

−        Qua \(A\) dựng dây \(CD\) song song với \(OI.\)

−        Qua \(B\) dựng dây \(EF\) song song với \(OI.\)

Ta được \(CD\) và \(EF\) là hai dây cần dựng.

* Chứng minh

Ta có: \(CD // OI, EF // OI\)

Suy ra: \(CD // EF\)

Kẻ \(OH ⊥ CD\) cắt \(EF\) tại \(K\)

Suy ra: \(OK ⊥ EF\)

Xét hình thang AHKB (do AH//BK) có \(OI//AH//BK\) và I là trung điểm của AB nên O là trung điểm của HK.

Suy ra: \(OH = OK\)

Vậy \(CD = EF\) (hai dây cách đều tâm thì bằng nhau) 

* Biện luận

Bài toán có một nghiệm hình.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close