Bài 2.10 trang 35 SBT đại số 10

Giải bài 2.10 trang 35 sách bài tập đại số 10. Vẽ đồ thị của các hàm số sau và xét tính chẵn lẻ của chúng...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Vẽ đồ thị của các hàm số sau và xét tính chẵn lẻ của chúng

LG a

 \(y =  - \dfrac{2}{3}x + 2\) ;

Phương pháp giải:

Áp dụng cách vẽ đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đã được học ở lớp 7 và sử dụng tính chất đồ thị của hàm số chẵn, hàm số lẻ.

Lời giải chi tiết:

Cho \(x=0\) thì \(y=2\), \(y=0\) thì \(x=3\) nên đồ thị đi qua hai điểm \(A(0;2)\) và \(B(3;0)\).

Hàm số không là hàm số chẵn, không là hàm số lẻ vì:

\(\begin{array}{l}
f\left( 1 \right) = - \frac{2}{3}.1 + 2 = \frac{4}{3}\\
f\left( { - 1} \right) = - \frac{2}{3}.\left( { - 1} \right) + 2 = \frac{8}{3}
\end{array}\)

Ta thấy \(f\left( -1 \right) \ne f\left( {  1} \right)\) và \(f\left( -1 \right) \ne - f\left( {  1} \right)\) nên hàm số không chẵn không lẻ.

LG b

\(y = \dfrac{4}{3}x - 1\) ;

Phương pháp giải:

Áp dụng cách vẽ đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đã được học ở lớp 7 và sử dụng tính chất đồ thị của hàm số chẵn, hàm số lẻ.

Lời giải chi tiết:

Cho \(x=0\) thì \(y=-1\), \(y=0\) thì \(x=\dfrac{3}{4}\) nên đồ thị đi qua hai điểm \(A(0;-1)\) và \(B(\dfrac{3}{4};0)\).

Hàm số không là hàm số chẵn, không là hàm số lẻ vì:

\(\begin{array}{l}
f\left( 1 \right) = \frac{4}{3}.1 - 1 = \frac{1}{3}\\
f\left( { - 1} \right) = \frac{4}{3}.\left( { - 1} \right) - 1 = - \frac{7}{3}\\
f\left( -1 \right) \ne f\left( {  1} \right);f\left( -1 \right) \ne - f\left( {  1} \right)
\end{array}\)

LG c

\(y = 3x\) ;

Phương pháp giải:

Áp dụng cách vẽ đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đã được học ở lớp 7 và sử dụng tính chất đồ thị của hàm số chẵn, hàm số lẻ.

Lời giải chi tiết:

 Cho \(x=0\) thì \(y=0\), \(y=3\) thì \(x=1\) nên đồ thị đi qua hai điểm \(A(0;0)\) và \(B(1;3)\).

Hàm số là hàm số lẻ vì TXĐ: D=R và

\(f\left( { - x} \right) = 3.\left( { - x} \right) =  - 3x =  - f\left( x \right)\)

LG d

 \(y = 5\) ;

Phương pháp giải:

Áp dụng cách vẽ đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đã được học ở lớp 7 và sử dụng tính chất đồ thị của hàm số chẵn, hàm số lẻ.

Lời giải chi tiết:

Cho \(x=0\) thì \(y=5\), \(x=2\) thì \(y=5\) nên đồ thị đi qua hai điểm \(A(0;5)\) và \(B(1;5)\).

Hàm số là hàm số chẵn vì TXĐ: D=R và \(f\left( { - x} \right) = 5 = f\left( x \right)\)

 

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close