Bài 1.57 trang 41 SBT đại số và giải tích 11Giải bài 1.57 trang 41 sách bài tập đại số và giải tích 11. Nghiệm của phương trình 3(cos... Quảng cáo
Đề bài Nghiệm của phương trình \(3(\cos x-\sin x)-\sin x\cos x=-3\) là A. \(\dfrac{\pi}{2}+k2\pi\) và \(\pi+k2\pi\), \(k\in\mathbb{Z}\) B. \(\pi+k2\pi\), \(k\in\mathbb{Z}\) C. \(\dfrac{\pi}{4}+k2\pi, k\in\mathbb{Z}\) D. \(\dfrac{\pi}{6}+k\pi, k\in\mathbb{Z}\). Phương pháp giải - Xem chi tiết Đặt \(t=\cos x-\sin x\) \(=\sqrt{2}\cos\left({x+\dfrac{\pi}{4}}\right)\) nên \(-\sqrt{2}\le t\le \sqrt{2}\) Khi đó \(t^2={\cos}^2 x-2\cos x\sin x+{\sin}^2 x\) \(=1-2\cos x\sin x\) từ đó rút được \(\sin x\cos x\) theo t giải phương trình dạng \(a\sin x+b\cos x=c\) Ta chia hai vế phương trình cho \(\sqrt{a^2+b^2}\). Tùy và từng bài mà ta đặt \(\sin \alpha=\dfrac{a}{\sqrt{a^2+b^2}}\) và \(\cos \alpha=\dfrac{b}{\sqrt{a^2+b^2}}\) hay \(\cos \alpha=\dfrac{a}{\sqrt{a^2+b^2}}\) và \(\sin \alpha=\dfrac{b}{\sqrt{a^2+b^2}}\). Sau đó tùy từng dạng phương trình thu được mà ta đưa về dạng \(\cos\) của một tổng hoặc \(\cos\) của một hiệu hoặc \(\sin\) của một tổng \(\sin\) của một hiệu. Lời giải chi tiết Đặt \(t=\cos x-\sin x\) \(\cos x-\sin x=\sqrt{2}\cos\left({x+\dfrac{\pi}{4}}\right)\) Do \(-1\le\cos\left({x+\dfrac{\pi}{4}}\right)\le 1\) nên \(-\sqrt{2}\le\sqrt{2}\cos\left({x+\dfrac{\pi}{4}}\right)\le \sqrt{2}\) Khi đó \(-\sqrt{2}\le t\le \sqrt{2}\) Ta có \(t^2={\cos}^2 x-2\cos x\sin x+{\sin}^2 x\) \(=1-2\cos x\sin x\) Suy ra \(\sin x\cos x=\dfrac{1-t^2}{2}\) thay vào phương trình ta được \(3t-\dfrac{1-t^2}{2}=-3\) \(\Leftrightarrow 6t-1+t^2=-6\) \(\Leftrightarrow t^2+6t+5=0\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} t=-5<-\sqrt{2}\text{(loại)}\\ t =-1\end{array} \right.\) Với \(t=-1\Leftrightarrow \cos x-\sin x=-1\) \(\Leftrightarrow \sqrt{2}\cos(\dfrac{\pi}{4}+x)=-1\) \(\Leftrightarrow \cos(\dfrac{\pi}{4}+x)=\cos\dfrac{3\pi}{4}\) \(\Leftrightarrow \dfrac{\pi}{4}+x=\pm\dfrac{3\pi}{4}+k2\pi,k\in\mathbb{Z}\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x =\dfrac{\pi}{2}+k2\pi,k\in\mathbb{Z}\\ x=-\pi+k2\pi,k\in\mathbb{Z}\end{array} \right.\) Vậy phương trình có nghiệm là \( x=k2\pi,k\in\mathbb{Z}\) và \( x =-\pi+k2\pi=\pi+l2\pi,k,l\in\mathbb{Z} \) Đáp án: A. Cách trắc nghiệm: Xét các phương án Phương án A có hai khả năng, nên ta xét các phương án khác đơn giản hơn. • Với x = kπ trong phương án B, khi k = 2 thì vế trái của phương trình đã cho bằng 3, nên phương án B bị loại. • Với x = π/4 thì cosx – sinx = 0, sinx.cosx = 1/2 nên π/4 không phải là nghiệm. Do đó phương án C bị loại. • Với x = π/6 thì vế trái của phương trình đã cho là: \(3\left( {\cos \frac{\pi }{6} - \sin \frac{\pi }{6}} \right) - \sin \frac{\pi }{6}\cos \frac{\pi }{6}\) \( = \frac{{3\left( {\sqrt 3 - 1} \right)}}{2} - \frac{{\sqrt 3 }}{4} \ne - 3\) nên phương án D bị loại. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|