Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 6 - Đề số 04 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 1 vật lí 6 - Đề số 04 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng ở các câu sau

Câu 1: Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là

A. ca đong và bình chia độ.

B. bình tràn và bình chứa.

C. bình tràn và ca đong.

D. bình chứa và bình chia độ.

Câu 2: Độ chia nhỏ nhất của thước là

A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.

C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước.

D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.

Câu 3: Giới hạn đo của bình chia độ là

A. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

B. giá trị lớn nhất ghi trên bình

C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.

D. giá trị giữa hai vạch chia trên bình.

Câu 4: Trên vỏ túi bột giặt có ghi \(1\,\,kg\), số đó cho ta biết gì?

A. thể tích của túi bột giặt

B. sức nặng của túi bột giặt

C. chiều dài của túi bột giặt

D. khối lượng của bột giặt trong túi

Câu 5: Đơn vị đo lực là

A. ki-lô-gam                        B. mét

C. mi-li-lít                            D. niu-tơn

Câu 6: Trọng lực là

A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái Đất

B. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia

C. lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật

D. lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

a. Nêu các bước chính để đo độ dài?

b. Nêu cách đo bề dày của một tờ giấy?

Câu 2 (2 điểm): Trọng lực là gì? Đơn vị của trọng lực là gì?

Câu 3 (2 điểm):

a. Nêu 1 ví dụ về tác dụng đẩy hoặc kéo của lực?

b. Nêu 1 ví dụ về tác dụng của lực làm cho vật chuyển động nhanh dần hoặc vật chuyển động chậm dần.

Câu 4 (1 điểm): Nêu ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó?

Lời giải chi tiết

1.A

2.A

3.B

4.D

5.D

6.C

 I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1.

Phương pháp:

Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng bình chia độ, ca đong…

Cách giải:

Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là ca đong và bình chia độ

Chọn A.

Câu 2.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết độ chia nhỏ nhất

Cách giải:

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước

Chọn A.

Câu 3.

Cách giải:

Gới hạn đo (GHĐ) của bình chia độ là giá trị lớn nhất ghi trên bình

Chọn B.

Câu 4.

Cách giải:

Trên vỏ túi bột giặt có ghi \(1\,\,kg\), số đó cho ta biết khối lượng của bột giặt trong túi

Chọn D.

Câu 5.

Cách giải:

ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng

mét là đơn vị đo độ dài

mi-li-lít là đơn vị đo thể tích

niu-tơn là đơn vị đo độ lớn của lực

Chọn D.

Câu 6.

Cách giải:

Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật

Chọn C.

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết đo độ dài

a. Các bước chính để đo độ dài là:

Ước lượng độ dài cần đo

Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp

Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng vạch số 0 của thước

Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật

Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật

b. Cách đo bề dày của một tờ giấy là:

Dùng 100 tờ giấy kẹp thành một tập

Nén thật chặt tập giấy, đo bề dày của tập giấy

Lấy kết quả bề dày đo được chia cho 100, ta được bề dày của một tờ giấy

Câu 2.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết trọng lực

Cách giải:

Trọng lực là lực hút của Trái Đất

Đơn vị đó trọng lực là Niu – tơn (N)

Câu 3.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết về lực và các tác dụng của lực

Cách giải:

a. Ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực: Một đoàn tàu đang chuyển động, đầu tàu tác dụng vào toa tàu một lực kéo.

b. Ví dụ về tác dụng của lực làm cho vật chuyển động nhanh dần hoặc vật chuyển động chậm dần: Xe ô tô đang chuyển động trên đường, người lái xe thắng phanh, xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại.

Câu 4.

Phương pháp:

Áp dụng lý thuyết hai lực cân bằng

Cách giải:

Ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng:

Một vật được đặt nàm yên trên mặt bàn, vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng là:

Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn bằng trọng lượng của vật

Phản lực của mặt bàn có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, độ lớn bằng trọng lượng của vật.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close