Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 6 - Đề số 01 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 1 vật lí 6 - Đề số 01 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kếp hợp tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Chọn đáp án đúng Câu 1. (0,75 điểm) Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều rộng cuốn sách giáo khoa vật lí 6. A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm. B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm. C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm. D. Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm Câu 2. (0,75 điểm) Treo một quả nặng 50 g vào móc của một lực kế lò xo thì kim chỉ thị của lực kế dừng lại ở A. 0,5 N B. 5 N C. 50 N D. 500 N Câu 3. (0,75 điểm) Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? A. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp C. Trọng lượng của một quả nặng D. Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng. Câu 4. (0,75 điểm) Kéo vật trọng lượng 10 N lên theo phương thẳng đứng phải dùng lực như thế nào? A. Lực ít nhất bằng 10 N. B. Lực ít nhất bằng 1 N. C. Lực ít nhất bằng 100 N. D. Lực ít nhất bằng 1000 N. Câu 5. (0,75 điểm) Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây? A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động. B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại. C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng. D. Có thể gây ra tất cả các lực nêu trên. Câu 6. (0,75 điểm) Đặt viên gạch lên nền nhà, viên gạch đứng yên. Viên gạch đứng yên vì lí do nào sau đây? A. Không chịu tác dụng của lực nào. B. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực hút của Trái đất. C. Chịu tác dụng của lực cản của nền nhà lớn hơn trọng lượng của vật. D. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực cản của nền nhà. Câu 7. (0,75 điểm) Độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ là \(0,1c{m^3}.\) Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng? A. \(20c{m^3}.\) B. \(20,2c{m^3}.\) C. \(20,20c{m^3}.\) D. \(20,25c{m^3}.\) Câu 8. (0,75 điểm) Một cặp sách có trọng lượng 35 N thì có khối lượng bao nhiêu gam? A. 3,5 g. B. 35 g. C. 350 g. D. 3500 g. II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1. (1 điểm) Khi dùng thước đo, cần biết GHĐ và……………...của thước. Câu 2. (1 điểm) Điền từ vào chỗ chấm (....) Trọng lực là……………...của Trái Đất Câu 3. (2 điểm) Trên vỏ hộp sữa có ghi: “Khối lượng tịnh 397g”; trên vỏ túi bột giặt OMO có ghi 500g. Các con số 397g và 500g cho ta biết điều gì? Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Phương pháp: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Cách giải: Trong số các thước này, thước thích hợp nhất để đo chiều rộng cuốn sách giáo khoa vật lí 6 là thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm. Chọn D. Câu 2. Phương pháp: Kim chỉ thị của lực kế cho biết trọng lượng của quả nặng. Công thức xác định trọng lượng: P = 10.m (m là khối lượng của vật nặng; tính theo đơn vị kg) Cách giải: Kim chỉ thị của lực kế cho biết trọng lượng của quả nặng. Trọng lượng của quả nặng có m = 50 g = 0,05 kg là: \(P = 10.m = 10.0,05 = 0,5N\) Vậy kim chỉ thị của lực kế dừng lại ở 0,5N. Chọn A. Câu 3. Phương pháp: Lực đàn hồi xuất hiện khi có biến dạng đàn hồi, ví dụ như lò xo, dây cao su… khi bị biến dạng. Cách giải: Lực đàn hổi xuất hiện ở lò xo dưới yên xe đạp. Chọn B. Câu 4. Phương pháp: Để kéo vật có trọng lượng 10 N lên trên theo phương thẳng đứng thì lực cần dùng ít nhất bằng trọng lượng vật. Cách giải: Để kéo vật có trọng lượng 10 N lên trên theo phương thẳng đứng thì lực cần dùng ít nhất bằng trọng lượng vật. Chọn A. Câu 5. Phương pháp: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng hoặc vừa làm vật chuyển động vừa làm vật biến dạng. Cách giải: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng hoặc vừa làm vật chuyển động vừa làm vật biến dạng. Chọn D. Câu 6. Phương pháp: Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì đứng yên. Cách giải: Viên gạch đứng yên là do chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực cản của nền nhà. Chọn D. Câu 7. Phương pháp: Cách ghi thể tích có chữ số thập phân bằng với số thập phân của ĐCNN Cách giải: ĐCNN của bình chia độ là \(0,1c{m^3},\) cách ghi kết quả đúng là \(20,2c{m^3}.\) Chọn B. Câu 8. Phương pháp: Mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng: P = 10m Cách giải: Trọng lượng của cặp sách đó là: \(P = 10m \Rightarrow m = \frac{P}{{10}} = \frac{{35}}{{10}} = 3,5\left( {kg} \right)\) Đổi: 3,5 kg = 3500 g Vậy cặp sách có khối lượng bằng 3500 g. Chọn D. II. TỰ LUẬN Câu 1. Phương pháp: Khi dùng thước đo, cần biết GHĐ và ĐCNN của thước Cách giải: Khi dùng thước đo, cần biết GHĐ và ĐCNN của thước. Từ cần điền là: ĐCNN (độ chia nhỏ nhất) Câu 2. Phương pháp: Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Cách giải: Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Từ cần điện là: lực hút Câu 3. Phương pháp: + Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của hộp sữa trong hộp, khối lượng bột giặt trong túi,... chỉ lượng sữa trọng hộp, lượng bột giặt trong túi, ... + Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. + Đơn vị của khối lượng là: kilogam; gam; lạng, tấn,... + Người ta dùng cân để đo khối lượng. Cách giải: Các con số 397g và 500g cho ta biết khối lượng sữa trong hộp và khối lượng bột giặt trong túi. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|