Văn bản Vườn Quốc gia Cúc PhươngCách Thủ đô Hà Nội 120 km về phía nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy Tam Điệp, có một vùng đất với diện tích 22 200 ha trên địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, đã trở nên vô cùng quen thuộc và thu hút bao du khách trong, ngoài nước. Đó chính là Vườn Quốc gia Cúc Phương. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Quảng cáo
VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG Cách Thủ đô Hà Nội 120 km về phía nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy Tam Điệp, có một vùng đất với diện tích 22 200 ha trên địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, đã trở nên vô cùng quen thuộc và thu hút bao du khách trong, ngoài nước. Đó chính là Vườn Quốc gia Cúc Phương. Được thành lập ngày 7/7/1962, Cúc Phương đã trở thành vườn quốc gia đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam. Với nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hóa lịch sử, từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn với những ai say mê khám phá và du lịch. Đến Cúc Phương đẹp nhất là vào mùa khô từ tháng Mười Hai đến tháng Tư, khi những con mưa rừng dữ dội qua đi, nhường lại cho thiên nhiên nơi này những cánh rừng nguyên sinh đại ngàn với bao điều bí ẩn. Trong cái nắng xen lẫn sắc đỏ của mùa khô, rừng cây vẫn thắm xanh, xoa dịu bao mệt mỏi bụi đường của du khách. Vẻ khoáng đạt, bao la của đại ngàn khiến con người như lạc đến một miền đất kì diệu, bỏ lại sau lưng cuộc sống đời thường ồn ã. Quần thể động, thực vật Vườn Quốc gia Cúc Phương có quần thể động, thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. – Về thực vật: Cúc Phương là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm. Vì thế, khi đặt bước chân đầu tiên vào rừng già nguyên thuỷ Cúc Phương, du khách sẽ cảm thấy sững sờ, nhỏ bé khi lọt vào thế giới hoang sơ, đậm màu xanh kì vĩ. Đặc trưng của rừng Cúc Phương là những cây đại thụ khổng lồ và hệ thống cây dây leo thân gỗ đường kính tới 20 – 30 cm mọc muôn hình muôn vẻ, trườn từ thân cây này sang thân cây kia như những con trăn khổng lồ. Thiên nhiên ở Cúc Phương cũng thật kì thú. Trên những tuyến đường mòn dẫn vào rừng sâu có nhiều điểm dừng chân để du khách khám phá những điều kì diệu của thế giới thực vật qua năm tầng rừng đặc trung: tầng cao nhất 50 – 60 m; tầng giữa chủ yếu có các loài cây gỗ tán; tầng thấp phần nhiều là cây bụi và thảm tươi. Khác với những loài cây gỗ lớn, có những loài cây không thuộc tầng rừng nào nhưng đã làm cho du khách phải sững sờ mỗi khi bắt gặp, đó là loài dây leo thân gỗ, đại diện là loài cây làm bàm với đường kính gốc 0,5 m chạy dài hàng cây số, vắt ngang giữa rừng trông tựa như những chiếc võng trời. Ở rừng Cúc Phương có những cây trên thân có nhiều cây khác sống kí sinh và bì sinh tạo nên một hệ thực vật ở đây còn có một hiện rất phong phú. Nơi đây còn có một hiện tượng quái dị trong thế giới thực vật, đó là cuộc chiến sinh tồn của "cây đa bóp cổ". Cây sinh ra từ trên thân cây khác và thả rễ quấn quanh thân cây chủ, khi rễ bám đất, chúng phát triển nhanh rồi bóp chết cây chủ bằng bộ rễ khổng lồ. Hay sức sống mãnh liệt của các loài cây sống trên núi đá vôi được thể hiện qua hệ thống các bộ rễ khổng lồ đâm xuyên qua từng vách núi để tìm kiếm thức ăn, duy trì sự sống. Thế mới biết sự sinh tồn của các loài cỏ cây chứa đựng biết bao điều bí ẩn. Ở Vườn Quốc gia Cúc Phương có khoảng hơn 2000 loài thực vật với nhiều loài cây to khổng lồ như chò xanh, chò chỉ, sấu cổ thụ,... Đặc biệt, có cây chò khổng lồ (khoảng 20 người dang tay nắm nối nhau mới vòng quanh hết gốc) và trên đỉnh núi cao còn có loài cây gỗ kim giao rất quý hiếm. – Về động vật: Hệ động vật ở Vườn Quốc gia Cúc Phương cũng rất đa dạng và phong phú. Theo số liệu điều tra mới nhất, Cúc Phương có 89 loài thú, 307 loài chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá và gần 2.000 dạng côn trùng. Trong các loài thú Cúc Phương, nhiều loài đã được xếp vào loại quý hiếm như: báo gấm, báo lửa, gấu ngựa,... và nhiều loài được cho là đặc hữu của Cúc Phương như sóc bụng đỏ,... Ngoài ra, nơi đây còn có một loài linh trưởng rất đẹp, ngoài Việt Nam ra chúng không còn tồn tại ở nơi nào khác trên thế giới, đó là loài voọc mông trắng – một báu vật của tạo hoá, loài vật này đã được chọn làm biểu tượng của Vườn Quốc gia Cúc Phương. Du ngoạn trong rừng, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bất chợt gặp một con voọc mông trắng đang gọi đàn với vẻ ngộ nghĩnh, hồn nhiên, đáng yêu. Cúc Phương còn là nơi cư trú của nhiều loài chim nhiệt đới với nhiều sắc lông, kích cỡ, âm thanh, giọng hót. Trong tổng số khoảng 307 loài, Cúc Phương có nhiều loài chim quý hiếm như: gà lôi trắng, chim gõ kiến đầu đỏ, chim phượng hoàng đất, đuôi cụt bụng vằn,... Chính vì vậy, Cúc Phương được chọn là một trong những điểm nghiên cứu lí tưởng của các nhà khoa học và những người có niềm đam mê về các loài chim trong nước và thế giới. [...] Thế giới côn trùng ở Cúc Phương cũng muôn hình muôn vẻ. Mùa bướm nở, rừng già như trẻ lại, tưng bừng lấp lánh với những cánh bướm dập dìu. Bướm ở đây nhiều vô kể và rất nhiều chủng loại, dệt nên tấm thảm hoa đủ màu hay tạo thành một bức tranh thiên nhiên hoa lá, động vật kì ảo. Cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá Ẩn trong rừng núi Cúc Phương còn có nhiều hang động đẹp với những cái tên rất gợi cảm như động Sơn Cung, động Vui Xuân, động Phò Mã,... Đặc biệt có một số hang động còn lưu giữ những di chỉ khảo cổ có giá trị, theo các nhà khoa học, đây là một trong những chìa khoá để tìm hiểu về lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á. Những di cốt này còn được lưu giữ ở động Người Xưa, hang Con Moong. Tại đây, người ta đã phát hiện ra hàng loạt rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò và một số dụng cụ chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại Cúc Phương từ 7 000 – 12 000 năm trước. Có một điều đặc biệt là phần lớn nước trong Vườn Quốc gia đều theo các mạch nước ngầm chằng chịt, rút đi rất nhanh, rồi chảy ra các khe nhỏ dọc theo hai bên sườn của Vườn. Do vậy mà Vườn Quốc gia không có các ao hồ tự nhiên, chỉ có một dòng sông duy nhất, đó là sông Bưởi. Theo sông Bưởi, du khách sẽ đến được bản làng, nơi có rất đông người Mường sinh sống với những nét văn hoá riêng. Đó là những nếp nhà sàn, trang phục, phong tục tập quán, lễ hội cồng chiêng, điệu hò,... mang đậm sắc thái văn hoá dân tộc Mường. Nếu đến Cúc Phương vào buổi chiều, du khách sẽ chứng kiến cảnh rừng núi lung linh huyền hoặc đến say lòng. Thế nhưng, khi bóng chiều lướt qua, trời tối nhanh đến mức tưởng như chỉ vừa chớp mắt. Không gian toàn một màu đen bao phủ, tiếng chim hót thưa dần rồi được thay bằng vô khối âm thanh, hình ảnh quen, lạ, chứa đầy âm hưởng núi rừng như tiếng lá xào xạc, hay ánh sáng lấp ló của từng đôi, từng bầy đom đóm tựa như những người thọ đèn chuyên cần đi gác phiên đêm.... Buổi mai thức dậy, mặt trời bừng sáng, Cúc Phương thay áo mới! Từng đàn bướm nhỏ dạn dĩ quấn quýt bước chân du khách. Bướm vàng, bướm trắng, rồi muôn loài bướm, muôn sắc màu cứ dập dìu dẫn lối người đi. Rừng đánh thức đôi tai du khách bằng tiếng ríu ran từ vòm lá để rồi người như muốn quên đi lối về mà đắm mình trong mật ngọt thuần khiết của Cúc Phương Chắc hẳn, ai đã đến Cúc Phương một lần, khi chia xa vẫn còn lưu luyến, nhớ thương và hẹn mùa sau trở lại! Quảng cáo
|