Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo

Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Hướng dẫn phân tích VB 1

Trả lời Câu hỏi 1 Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản trang 80 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Phương pháp giải:

Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn phân tích VB 2

Trả lời Câu hỏi 2 Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản trang 80 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách văn bản phân tích các khía cạnh nội dung chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để nhận xét về cách văn bản phân tích các khía cạnh nội dung chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật.

Lời giải chi tiết:

Tác giả phân tích từng khía cạnh nội dung chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật, sau đó nêu lý lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến đó. Đồng thời khi phân tích bài thơ, tác giả bám sát vào nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Hướng dẫn phân tích VB 3

Trả lời Câu hỏi 3 Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản trang 80 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Theo em, phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm thơ khác gì so với tác phẩm truyện?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và gợi nhớ kiến thức để đưa ra điểm khác nhau khi phân tích thơ với tác phẩm truyện.

Lời giải chi tiết:

- Về nội dung:

+ Tác phẩm thơ: Thường tập trung vào thể hiện cảm xúc, suy tư, quan niệm của tác giả về một vấn đề nào đó. Ngôn ngữ thơ thường hàm súc, giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

+ Tác phẩm truyện: Thường tập trung vào kể lại một câu chuyện, miêu tả các sự kiện, hành động, tính cách của nhân vật. Ngôn ngữ truyện thường rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu. 

- Về hình thức:

+ Tác phẩm thơ: Có cấu trúc ngắn gọn, súc tích. Chú trọng vào nhịp điệu, vần điệu, thể thơ.

+ Tác phẩm truyện: Có cấu trúc đa dạng, có thể dài hoặc ngắn. Chú trọng vào cốt truyện, nhân vật, miêu tả, biểu cảm.

Hướng dẫn phân tích VB 4

Trả lời Câu hỏi 4 Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản trang 80 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Từ văn bản trên, em rút ra kinh nghiệm gì khi viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ: chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật và hiệu quả thẩm mỹ của nó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và gợi nhớ kiến thức để rút kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận.

Lời giải chi tiết:

* Khi viết về một tác phẩm thơ, hãy nhớ những điều sau:

- Tìm hiểu về ý chính của bài thơ. Đó có thể là tình yêu, tự do, hoặc bất kỳ điều gì mà tác giả muốn truyền đạt.

- Phân tích các phương tiện tác giả sử dụng như ẩn dụ, so sánh, hoặc nhịp điệu để tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc.

- Đánh giá cách mà bài thơ làm cho bạn cảm thấy như thế nào. Nó có làm cho bạn cảm động, suy ngẫm, hoặc thú vị không?

Hướng dẫn

Trả lời Câu hỏi Hướng dẫn quy trình viết trang 80 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích một bài thơ mà em yêu thích, làm rõ chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

Phương pháp giải:

Dựa vào phần kiến thức gợi mở để viết bài văn nghị luận phân tích một bài thơ mà em yêu thích.

Lời giải chi tiết:

* Phân tích bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Chúng ta đang sống trong trong một xã hội bình đẳng, dân chủ - nơi mà con người được hưởng tất cả những quyền tự do, hạnh phúc. Nơi không có chiến tranh, không có áp bức, không có bất công hay phân biệt đối xử. Đó chính là một cuộc sống mà con người ta hằng mong ước. Nhưng đó lại là điều xa xỉ ở trong xã hội cũ. Con người khao khát bình đẳng, khao khát quyền làm chủ, đặc biệt là người phụ nữ. Điều đó lại càng thể hiện rõ hơn trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Mở đầu bài thơ, Hồ Xuân Hương sử dụng mô-típ quen thuộc “thân em” để có thể ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp đầy đặn, mặn mà. Chỉ bằng hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhưng gợi lên cho người đọc sự thuần khiết, tinh khôi của người phụ nữ - những người đáng ra phải nhận được sự quan tâm, chở che và bảo vệ.

Nhưng cuộc đời họ lại chịu nhiều cay đắng. Ở câu thơ thứ hai, tác giả đã sử dụng câu thành ngữ “bảy nổi ba chìm” một cách khéo léo, đầy tinh tế để gợi tả về số phận “bất hạnh” của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ bị chà đạp, bị những định kiến của xã hội làm cho cuộc đời bấp bênh, trôi nổi, không biết đến ngày mai. Cái thân phận yếu ớt, mảnh mai ấy làm sao có thể chịu được những sóng gió, vùi dập, cứ lênh đênh không có một bến bờ để neo đậu. Không cần dùng những câu nói hay những động từ có tác động mạnh đến người đọc, nhưng những hình ảnh ẩn dụ của Hồ Xuân Hương lại có ấn tượng mạnh mẽ đến vậy. Người phụ nữ trong xã hội ấy, họ không được định đoạt số phận, không được "quyền" quyết định hạnh phúc của mình mà cứ thế phó mặc cho cuộc đời đưa đẩy. Đọc đến câu thơ này, nhiều người đọc sẽ phải thốt lên: "Làm sao có thể để cho người phụ nữ chân yếu tay mềm, yếu ớt nhưng vậy phải gánh chịu những bão bùng của cuộc đời, vậy phải chăng trên thế gian này không còn ai giống "Từ Hải" để có thể cứu giúp những thân phận người phụ nữ đầy bất hạnh như Thúy Kiều nữa?"

Cái thân phận yếu mềm, tủi nhục và không biết đến ngày mai ấy cứ phó mặc cho cuộc đời, phó mặc cho "kẻ nặn" cái quyền được "điều khiển" cuộc đời mình. Dù họ có vùng vẫy như thế nào đi chăng nữa thì cuộc đời họ cũng không thể thoát khỏi được. Vậy vì sao lại vậy? Vì sao họ lại tiếp tục căm chịu như vậy? Phải chăng do họ sợ? Không, bởi vì họ nhận thức sâu sắc rằng, dù họ có làm gì đi chăng nữa thì cũng không thể nào có thể chống lại những định kiến của xã hội, đã được bồi đắp hàng nghìn năm. Cái chế độ khiến con người ta đi vào bế tắc và không muốn phản kháng lại nữa. Vậy biết đến bao giờ họ mới có thể có một cuộc sống tự lập riêng cho chính mình, để họ có thể được sống theo ý mình, để họ có thể được làm chính họ?

Giọng thơ dù thể hiện nỗi đau, sự tủi nhục, cam chịu của người phụ nữ nhưng vẫn giữ thái độ kiên trì, bền vững "tấm lòng son" - một biểu hiện tượng trưng cho phẩm chất thủy chung, son sắt, một lòng một dạ với chồng với con. Dù cho họ bị vùi dập đến đâu, dù có đau khổ đến nhường nào họ vẫn sẽ là một người vợ, người mẹ, người con hiếu thảo, chịu thương chịu khó, hết mực với chồng với con. Đó chính là phẩm chất ngàn đời của người phụ nữ Việt không thể thay thế được. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ cảm xúc mạnh mẽ của tác giả: sự đồng cảm sâu sắc đối với những người phụ nữ đang là "tù nhân" của xã hội phong kiến và sự phẫn nộ đối với những "kẻ nặn" - những kẻ trực tiếp gây ra những nỗi đau cho chính những người phụ nữ đáng ra họ phải được hưởng nhiều hơn là cam chịu như vậy.

Bài thơ dù rất ngắn nhưng lại khắc họa được hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam thông qua hình ảnh bánh trôi nước. Tác giả mong muốn thông qua bài thơ, góp một tiếng lòng, sự đồng cảm sâu sắc đối với những người phụ nữ và thức tỉnh những “kẻ nặn” - hãy biết trân trọng và thương yêu những người phụ nữ ở bên cạnh mình.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close