Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Em nghĩ gì về những người sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Đoạn thơ trích thể hiện khát vọng hành động hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật chính: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình thủy chung.

Chuẩn bị đọc

Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị đọc trang 126 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Em nghĩ gì về những người sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn?

Phương pháp giải:

Liên hệ ngoài thực tế để trả lời  

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Sự sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn là một phẩm chất tích cực và đáng trọng đáng để tôn trọng. Họ là những con người dám xả thân không màng tới nguy hiểm của bản thân. Họ là những con người có tình yêu thương lớn với cộng đồng, lòng nhân ái cao cả. Chúng ta cần phải học tập ở họ, lấy họ làm gương, tuyên truyền những việc làm tốt để mọi người noi theo.

Xem thêm
Cách 2

Những người sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn là người dũng cảm. Con người có muôn vàn điều tốt đẹp và lòng dũng cảm chính là một nét phẩm chất cao quý trong nhân cách đạo đức con người. Con người luôn cần và luôn hướng tới cái đẹp – đó là quy luật của cuộc sống. Cùng với những phẩm chất cao quý khác của nhân cách con người, lòng dũng cảm cần được giữ gìn, vun đắp để nó tồn tại mãi trong cuộc đời này.

Xem thêm
Cách 2

Trải nghiệm cùng VB 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trải nghiệm cùng VB trang 127 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Em hình dung ra sao về cảnh “tả đột hữu xung” của Lục Vân Tiên trong đoạn thơ này?

Phương pháp giải:

Xác định cảnh “tả đột hữu xung” của Lục Vân Tiên và hình dung về cảnh ấy

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Em tưởng tượng: Vân Tiên đứng giữa quân địch, bốn phía vây bắt. Trong bóng tối, anh ta như con rồng sẵn sàng đối đầu, gươm giáo lóe sáng. Không còn lựa chọn, Vân Tiên quả quyết quăng gươm giáo, tìm đường chạy giữa vòng vây.

Xem thêm
Cách 2

Đây là một trận đánh không cân sức: một bên là tướng cướp hùng hổ, hung dữ, đông đúc được trang bị đầy đủ vũ khí; với một bên là thân cô, thế cô.

Xem thêm
Cách 2

Trải nghiệm cùng VB 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trải nghiệm cùng VB trang 128 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Việc Vân Tiên bảo Nguyệt Nga “Khoan khoan ngồi đó chớ ra…” cho thấy chàng là người như thế nào?

Phương pháp giải:

Xác định hành động của nhân vật và rút ra phẩm chất

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hành động của Vân Tiên khi bảo Nguyệt Nga "Khoan khoan ngồi đó chớ ra" thể hiện tính tình điều dịch và quan tâm của anh ta đối với Nguyệt Nga. Chàng hiểu rõ tình hình căng thẳng và muốn bảo vệ Nguyệt Nga khỏi nguy cơ gặp nguy hiểm. Hành động này cũng cho thấy sự tôn trọng và quan tâm của Vân Tiên đối với người khác, đặc biệt là đối với người phụ nữ mà anh ta yêu thương.

Xem thêm
Cách 2

Việc Vân Tiên nói với Nguyệt Nga rằng: Khoan khoan ngồi đó chớ ra. Nàng là phận gái ta là phận trai, cho thấy chàng là người giữ đúng chuẩn mực đạo đức, nam nữ thụ thụ bất thân.

Xem thêm
Cách 2

Trải nghiệm cùng VB 3

Trả lời Câu hỏi 3 Trải nghiệm cùng VB trang 129 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Hai dòng thơ cuối của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Đọc hiểu hai dòng thơ cuối và rút ra nhận xét

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Câu thơ này thể hiện tâm trạng của Lục Vân Tiên, bày tỏ sự phản kháng và lo ngại về việc mất đi tính nhân đạo và tình thương thân thiện khi đối mặt với những khó khăn và đau khổ. Đây là một trong những câu thơ nổi tiếng trong văn học Việt Nam.

Xem thêm
Cách 2

Câu trả lời trong hai dòng cuối:Làm ơn há dễ trông người trả ơn và đặc biệt là câu nói của Vân Tiên: Nhớ câu kiến nghĩa bất vi. Làm người thế ấy cũng phi anh hùng, cho thấy một người anh hùng lí tưởng, thấy việc nghĩa thì tự nguyện làm, và đã làm việc nghĩa thì không cần trả ơn.

Xem thêm
Cách 2

Suy ngẫm và phản hồi 1

Trả lời Câu hỏi 1 Suy ngẫm và phản hồi trang 130 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Theo em, nhan đề Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có thể hiện được nội dung bao quát của văn bản không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc nhan đề và tìm hiểu nội dung, lí giải vì sao

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhan đề đã thể hiện được nội dung bao quát của VB vì nội dung bao quát của VB chính là kể về việc Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Nhan đề Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có thể hiện được nội dung bao quát của văn bản.

- Vì văn bản đã cho thấy nhân vật chính, hành động bao trùm của văn bản là Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga với hành động nghĩa hiệp cứu người.Qua nhan đề ấy, cũng thể hiện tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội, lòng yêu thương sẵn sàng cưu mang, đùm bọc những người gặp cơn hoạn nạn. Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.

- Nhan đề “Lục Vân Tiên cứu Kiểu Nguyệt Nga có thể hiện được nội dung bao quát của văn bản vì:

+  Nhan đề chính là tên nhân vật chính trong bài và nêu sự kiện chính của văn bản là sự kiện Lục Vân Tiên cứu người.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 2

Trả lời Câu hỏi 2 Suy ngẫm và phản hồi trang 130 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt các sự việc được kể và xác định bố cục của văn bản

Phương pháp giải:

Tóm tắt các sự việc theo trình tự và xác định bố cục

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Các sự việc được kể:

+ Vân Tiên tả đột hữu xung đánh tan bọn cướp Phong Lai.

+ Nguyệt Nga muốn đền công cứu mạng nhưng bị Vân Tiên từ chối.

- Bố cục VB:

+ Phần 1 (Từ đầu đến “ ... thác rày thân vong"): Vân Tiên đánh tan bọn cướp Phong Lai.

+ Phần 2 ("Dẹp rồi lũ kiến chòm ong" đến hết): Nguyệt Nga muốn đền công cứu mạng nhưng bị Vân Tiên từ chối.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Tóm tắt các sự việc được kể: Trên đường trở về nhà thăm cha mẹ trước khi lên kinh đô thi, gặp bọn cướp đang hoành hành, Lục Vân Tiên đã một mình xông vào đánh tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga và cô hầu Kim Liên.

- Bố cục:

+ Phần 1: 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh cướp Phong Lai để cứu Kiều Nguyệt Nga

+ Phần 2: Còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga

- Tóm tắt:

Lục Vân Tiên quê ở huyện Đông Thành, khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ. Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường về nhà thăm cha mẹ, gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành, bức hại dân lành chàng vô cùng tức giận. Tiên nghĩ rằng, kẻ cướp ỷ thế mạnh hiếp đáp kẻ lành, quả là bọn bất nhân, chàng liền ra tay cứu giúp. Không có vũ khí, chàng đã bẻ cây làm gậy, dũng mãnh xông vào giữa bọn cướp. Kẻ cướp hung bạo, thấy chàng càng thêm dữ tợn, quyết trừng trị cho bằng được. Nào ngờ, chúng bị chàng đánh cho một trận, kẻ tử nạn, người trọng thương, bỏ chạy tán loạn. Đánh tan bọn cướp, chàng còn ân cần hỏi han người gặp nạn, mới biết rằng đó là Kiều Nguyệt Nga, một co gái đang trên đường cùng tỳ nữ trở về nhà thì gặp nạn. Nguyệt Nga cảm tạ ân công, muốn đền đáp xứng đáng nhưng Vân Tiên đều từ chối tất cả. Chàng cho rằng, đó là việc nghĩa, hành động phải làm của người quân tử, không cần phải báo đáp. Cảm ân đức ấy, lại thêm mến phục khí tiết trọng nghĩa khinh tài của Lục Vân Vân Tiên, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình. Còn Vân Tiên tiếp tục cuộc hành trình.

- Bố cục

+ Phần 1 (14 câu đầu): Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp, tiêu diệt tên cầm đầu Phong Lai.

+ Phần 2 (còn lại): Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 3

Trả lời Câu hỏi 3 Suy ngẫm và phản hồi trang 130 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên với những phẩm chất nào? Đó có phải là phẩm chất của người anh hùng không? Vì sao? Phân tích một số chi tiết miêu tả hành động, lời nói của Lục Vân Tiên để làm rõ ý kiến của em

Phương pháp giải:

Phân tích một số chi tiết miêu tả hành động, lời nói sau đó rút ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên với những phẩm chất của người anh hùng:

- Anh hùng hào hiệp, giàu lòng nhân ái, dám xả thân vì việc nghĩa: Trên đường đi thi, gặp cảnh bọn cướp làm càn, quen thói “hồ đồ hại dân", Vân Tiên thân một mình vẫn: “Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô". Chàng đã “tả đột hữu xung" một mình đánh tan bọn cướp.

- Trọng nghĩa khinh tài: Vân Tiên ân cần hỏi thăm người bị nạn (Nguyệt Nga và Kim Liên). Chàng quyết không nhận sự đền ơn: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn."

Chàng đã bày tỏ quan điểm của mình về phận sự nam nhi: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng sáng tạo.

=> Qua VB, nhà thơ đã khắc hoạ thành công chân dung người anh hùng lí tưởng của nhân dân.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Mẫu người lí tưởng, phẩm chất anh hùng, dũng cảm, coi trọng lẽ phải, văn võ song toàn : thấy người gặp nạn liền cứu giúp, một mình đánh được lũ cướp hung ác.

- Coi trọng lễ nghĩa, trọng nghĩa khí : cứu người không mong trả ơn, không muốn Nguyệt Nga ra khỏi xe tránh làm ảnh hưởng đến danh dự, tiết nghĩa của nàng.

=> Những phẩm chất tren chứng tỏ Lục Vân Tiên là một người anh hùng đúng nghĩa

- Lục Vân Tiên hiện lên là một chàng trai tài giỏi, trượng nghĩa, có học thức và trọng lễ giáo phong kiến.

- Đó là những phẩm chất của một người anh hùng.

- Điều đó được thể hiện qua hành động, lời nói của Vân Tiên.

- Phân tích một số chi tiết miêu tả hành động, lời nói của Lục Vân Tiên:

+ Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô: sự nhanh trí, gan dạ của Lục Vân Tiên.

+ Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân - bản lĩnh của một người quân tử, trước khi ra tay chàng đã nêu rõ lý do là vì chính nghĩa, không phải là hành vi đánh lén.

+ Trận đánh diễn ra cay cấn: bốn phía phủ vây bịt bùng vô cùng nguy hiểm đối với Lục Vân Tiên.Nhưng chàng vẫn tả xung hữu đột chẳng khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

- Lục Vân Tiên gặp và trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga

+ Khi nghe tiếng khóc ở trong xe, Lục Vân Tiên hỏi: Ai than khóc ở trong xe này?

+ Người bên trong trả lời rõ sự tình: Tôi thiệt người ngay/Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ.Lục Vân Tiên ngăn không cho hai cô gái ra ngoài: Khoan khoan ngồi đó chớ ra/Nàng là phận gái ta là phận trai: giữ đúng chuẩn mực đạo đức, nam nữ thụ thụ bất thân.

+ Lục Vân Tiên hỏi thăm tên tuổi, xuất thân và lý do vì sao gặp nạn trên đường.Khi nghe Kiều Nguyệt Nga bày tỏ mong muốn Lục Vân Tiên cùng đi đến gặp cha để đền ơn, Lục Vân Tiên nghe vậy từ chối: Làm ơn há dễ trông người trả ơn… Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 4

Trả lời Câu hỏi 4 Suy ngẫm và phản hồi trang 130 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Phân tích đặc điểm của nhân vật Kiều Nguyệt Nga (lưu ý những cử chỉ, lời nói của nàng khi đáp lời Lục Vân Tiên)

Phương pháp giải:

Nêu đặc điểm của nhân vật Kiều Nguyệt Nga và rút ra nhận xét

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Qua VB, Nguyệt Nga hiện lên là một người:

- Gia giáo, nền nếp: thể hiện qua lời nói và hành động rất mực đoan trang dịu dàng, khuôn phép: "Thưa rằng, ... / Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa ... "

- Hiếu thảo: cha cho quân rước đi để định bề nghi gia và nàng khẳng định “làm con đâu dám cãi cha".

- Ân nghĩa, thuỷ chung: dù xuất thân từ tầng lớp trên, nhưng qua cách nói chuyện có thể thấy thái độ của nàng với Vân Tiên rất kính trọng. Nàng hết mực cảm ơn Vân Tiên và mong muốn chàng cùng qua Hà Khê để được báo đáp ơn cứu mạng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Lời nói, cử chỉ

- Lời giới thiệu rất đầy đủ, chân thành, không có chút khoa trương hay kênh kiệu, đáp lại đầy đủ những lời thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên => cô tiểu thư quyền quý mà còn là một cô gái nhã nhặn, có học thức.

- Nàng xưng “tiện thiếp”, gọi “quân tử’’ để làm nổi bật sự thông minh, hành xử có thước mực của nàng trong lời ăn tiếng nói.

-  Nàng vẫn định xuống xe để trực tiếp “cúi đầu trăm lạy” để tạ ơn ân nhân cứu mạng Lục Vân Tiên.  => Thật tâm, thật dạ muốn được cảm tạ ân công

- Lời đối đáp nhẹ nhàng, dịu dàng, tỏ lòng “ghi ơn tạc dạ” hành động nhân nghĩa của Lục Vân tiên

- Xin chàng cùng nàng về gặp cha mẹ, tự nguyện gắn bó cuộc đời => trân trọng, đền ơn đáp nghĩa đối với ân nhân đã giúp đỡ mình, nguyện lấy thanh xuân để đền đáp công ơn

- Nàng về một bức tranh hình Lục Vân Tiên luôn mang theo bên mình => thuỷ chung, son sắt

Kiều Nguyệt Nga là một tiểu thư khuê các, thùy mị, có học thức. Điều đó được thể hiện qua:

- Sau khi nghe lời lẽ của Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga biết người cứu mình là một nam tử hán, liền kể rõ sự tình: Nàng cùng với tì tất tên là Kim Liên, quê ở quận Tây Xuyên, cha là tri phủ miền Hà Khê nhận được bức thư của cha đến đó để định việc hôn nhân: Trước xe quân tử tạm ngồi/Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.

- Kiều Nguyệt Nga còn bộc lộ mong muốn Lục Vân Tiên đi cùng mình đến gặp cha để đền tạ công ơn: Gẫm câu báo đức thù công/Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.

=> Kiều Nguyệt Nga là một tiểu thư khuê các, là con người biết trước sau, hiếu nghĩa.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 5

Trả lời Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hồi trang 130 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề của văn bản và phân tích các căn cứ giúp em xác định chủ đó.

Phương pháp giải:

Tìm chủ đề của văn bản và phân tích. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Chủ đề: Tinh thần xả thân đánh cướp cứu người, không màng đến việc được trả ơn của người anh hùng Lục Vân Tiên.

Căn cứ xác định: Qua cách miêu tả hành động, lời nói của Lục Vân Tiên cho thấy chàng sẵn sàng một mình đánh dẹp bọn cướp Phong Lai để cứu người hoạn nạn. Khi được ngỏ ý cảm ơn thì thẳng thắn từ chối vì “Làm ơn há dễ trông người trả ơn".

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chủ đề:

- Đề cao tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội như tình cảm vợ chồng, tình cảm bạn bè, tình nghĩa anh em, …

– Đề cao tinh thần hiệp nghĩa, luôn sẵn sàng ra tay cứu khổ phò nguy.

– Thể hiện khát vọng của nhân dân ngàn đời hướng tới những điều tốt đẹp và lẽ công bằng trong cuộc đời như ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà, ác giả gặp ác báo, …

=> Căn cứ vào nội dung của văn bản

- Chủ đề: khát vọng công lý

- Bởi vì, qua văn bản ta thấy Lục Vân Tiên là người thấy hoạn nạn sẵn sàng cứu giúp vô tư đem lại điều tốt đẹp cho mọi người; người anh hùng hành động vì chính nghĩa, vì lẽ phải, vì lẽ công bằng. Luôn bênh vực, che chở cho những người yếu đuối; dám đứng lên bảo vệ lẽ công bằng, quyền lợi chính đáng của mọi người, của tập thể, của một cá nhân bị xâm phạm...; đấu tranh chống lại những cái xấu xa, tội lỗi. Hai câu thơ cuối bài tác giả thể hiện một quan niệm đạo lý người anh hùng là người sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư, không tính toán làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 6

Trả lời Câu hỏi 6 Suy ngẫm và phản hồi trang 130 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua văn bản? Ngày nay, thông điệp ấy có còn giá trị không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Nhận ra thông điệp của tác giả và rút ra nhận xét

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thông điệp: Người anh hùng sinh ra là để làm việc nghĩa, cứu giúp dân lành.

Giá trị hành động nhân nghĩa đối với ngày nay: Tinh thần trượng nghĩa “Làm ơn há dễ trông người trả ơn" vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Ví dụ: hình ảnh các “hiệp sĩ đường phố”, những người sẵn sàng làm tình nguyện viên giúp đỡ người hoạn nạn, khó khăn, ... Bên cạnh đó, việc chịu ơn thì phải trả ơn cũng là một thông điệp nhiều ý nghĩa, còn nguyên giá trị đến ngày nay. Nó thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây vốn là một đạo lí truyền thống lâu đời của dân tộc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Qua văn bản, tác giả gửi gắm thông điệp:Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bè bạn, tình yêu thương cưu mang những người gặp cơn hoạn nạn. Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khổ phò nguy. Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời (kết thúc có hậu của truyện; thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà).

- Ngày nay, thông điệp ấy vẫn còn mang giá trị sâu sắc. Bởi vì: Con người luôn cần và luôn hướng tới cái đẹp – đó là quy luật của cuộc sống. Cùng với những phẩm chất cao quý khác của nhân cách con người, lòng dũng cảm cần được giữ gìn, vun đắp để nó tồn tại mãi trong cuộc đời này.

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm đó là thông qua hai nhân vật trong truyện tác giả muốn nói đến những phẩm chất cao đẹp của con người, hướng tới lẽ công bằng, lên án cái xấu và cái ác trong xã hội.

=> Thông điệp trên còn giá trị vì những thông điệp ấy đều hướng con người tới những giá trị tốt đẹp, dạy con người những điều hay lẽ phải, đề cao giá trị của việc trượng nghĩa

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 7

Trả lời Câu hỏi 7Suy ngẫm và phản hồi trang 130 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Tìm hiểu sự nghiệp, quá trình sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu và chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt (nếu có) giữa:

a. Hoàn cảnh, mục đích sáng tác Truyện Lục Vân Tiên và các tác phẩm khác của ông như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,…

b. Tình cảm, cảm xúc của tác giả khi kể lại hành động Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên và khi nhắc đến “trang dẹp loạn” trong bài thơ Chạy giặc (xem thêm Ngữ văn 8, tập hai, bộ Chân trời sáng tạo)

Phương pháp giải:

Vận dụng năng lực đọc hiểu văn bản 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a. Hoàn cảnh sáng tác các tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có những điểm tương đồng nhưng cũng có khác biệt. Cả ba tác phẩm đều được sáng tác trong thế kỉ XIX, dưới chế độ phong kiến nhưng Chạy giặc và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được sáng tác trong bối cảnh đất nước ta đang bị thực dân Pháp tấn công. Dù không có tư liệu ghi rõ thời điểm sáng tác của tác phẩm Chạy giặc nhưng căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nhất là nội dung tác phẩm, có thể suy đoán bài thơ này đã được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công. Còn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được sáng tác theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định sau thất bại của trận tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc vào đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (ngày 16 tháng 12 năm 1861). Mục đích sáng tác các tác phẩm cũng khác nhau. Qua Truyện Lục Vân Tiên, tác giả muốn đem gương người xưa mà khuyên người ta về cương thường - đạo nghĩa, bàn đạo làm người với quan niệm văn dĩ tải đạo. Chạy giặc lại là một tác phẩm thể hiện lòng yêu nước và phản đối sự xâm lăng của thực dân Pháp. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được sáng tác để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc nhằm ca ngợi những người anh hùng áo vải đã hi sinh vì đất nước.

b. Tình cảm, cảm xúc của tác giả:

- Khi kể lại hành động Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Hào hùng, ngợi ca người anh hùng hào hiệp trượng nghĩa.

- Khi nhắc đến “trang dẹp loạn": Phê phán (vì triều đình Huế không quan tâm đến việc bảo vệ người dân), mong chờ khắc khoải (sự xuất hiện của một trang dẹp loạn để cứu nước).

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

a. Hoàn cảnh, mục đích sáng tác:

- Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên:

+ Hoàn cảnh: Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ 19.

+ Mục đích: Tác phẩm thể hiện về luân lý và cốt bàn đạo đức, khuyên người ta về những nguyên tắc sống lành mạnh. Tác giả muốn truyền đạt thông điệp về việc nên làm người với quan niệm văn dĩ tải đạo.

- Tác phẩm Chạy giặc:

+ Hoàn cảnh sáng tác: Hoàn cảnh lịch sử: Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, nhưng đến đây, chúng gặp phải sự kháng cự của nhân dân nên chuyển qua tiến đánh Gia Định (Sài Gòn).Hoàn cảnh riêng: Tác phẩm Chạy giặc được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác vào khoảng thời gian sau khi giặc Pháp tấn công thành Gia Định (tháng 2/ năm 1859). Nhà thơ chứng kiến cảnh chạy loạn, li tán của nhân dân nên đã viết bài thơ này.

+ Mục đích: Trước cảnh quê hương bị tàn phá, nhà tan nước mất, nhân dân hốt hoảng, hoang mang trong tay giặc, mặc dù mù lòa không nhìn thấy gì nhưng với tấm lòng xót xa, buồn đau vô hạn, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài thơ “Chạy giặc” để ghi lại tâm trạng của mình.

- Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

+ Hoàn cảnh: Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công v.v… Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (ngày 16 tháng 12 năm 1861), những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng 20 nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân.

+ Mục đích sáng tác:Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.

b. Tình cảm, cảm xúc của tác giả khi kể lại hành động Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên và khi nhắc đến “trang dẹp loạn” trong bài thơ Chạy giặc:

- Trong bài Truyện Lục Vân Tiên: thái độ bất bình trước hành động của tên cướp, đồng tình ủng hộ trước hành động nghĩa dũng của Lục Vân Tiên.

- Trong bài Chạy giặc: Tác giả bày tỏ sự lo lắng, thương xót cho người dân, cho vận mệnh đất nước, đồng thời cũng thể hiện sự thất vọng, sự trông đợi, sự chất vấn… đối với những “trang dẹp loạn”, những người có khả năng và trách nhiệm trước thời cuộc.

a.

- Nguyễn Đình Chiểu sáng tác với quan điểm lấy ngòi bút làm vũ khí chiến đấu: “Chở bao nhiêu đạp thuyền không khẳm – Đâm mất thằng gian bút chẳng tà”.

+ Đề tài đạo lí với tác phẩm tiêu biểu “Truyện Lục Vân Tiên”, “Ngư tiều y thuật vấn đáp”…

+ Đề tài yêu nước với tác phẩm tiêu biểu “Chạy giặc”, “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”, “Văn tế Trương Định”…

b. Tác giả đã so sánh chàng với người anh hùng Triệu Tử long nổi tiếng thời Tam Quốc: “Vân Tiên tả đột hữu xông,

 Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương giang

     “Nhớ câu kiến ngãi bất vi,

      Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

=> Nguyễn Đình Chiểu khẳng định một lẽ sống cao đẹp của người anh hùng thời xưa, đề cao tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân nghĩa, coi việc nghĩa ở đời là trách nhiệm cao cả, thiêng liêng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close