Soạn bài Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (Dành cho trẻ em và người sắp thành nên) SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo

Không gian mạng tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ nào?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Văn bản đã nêu những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn của không gian mạng, giúp trẻ em và người sắp thành niên lưu ý những điều quan trọng khi sử dụng không gian mạng.

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Suy ngẫm và phản hồi trang 14 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Không gian mạng tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ nào?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu về không gian mạng tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Không gian mạng tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ:

+ Rủi ro thông tin xấu, độc hại: Trẻ em có thể bắt chước những thông tin xấu, độc hại

+ Rủi ro về đời tư: Thông tin và hình ảnh có thể bị lừa đảo, bêu rếu, …

+ Rủi ro về bắt nạt: Cư dân mạng chế giễu, chỉ trích,…

+ Rủi ro về xâm hại tình dục: Một số kẻ xấu tiếp cận, gạ gẫm trẻ em

Xem thêm
Cách 2

Không gian mạng tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ:

- Thông tin xấu, độc: Trẻ em có thể bắt gặp nội dung xấu, không phù hợp với lứa tuổi như bạo lực, khiêu dâm.

- Xâm phạm đời tư: Thông tin, hình ảnh đăng tải hay chia sẻ có thể bị kẻ xấu sử dụng vào mục đích xấu như tung tin, lừa đảo, bêu rếu hay đe dọa các em.

- Bắt nạt: Các em có thể bị cư dân mạng chế giễu, chỉ trích, miệt thị hay bình luận ác ý. Thậm chí các em có thể bị công kích, đe dọa hoặc xuyên tạc các thông tin hình ảnh có liên quan đến các em.

- Xâm hại tình dục: Một số kẻ xấu tiếp cận, làm quen, và gạ gẫm trẻ em tham gia vào các hành vi như gửi tin nhắn đồi trụy hoặc chia sẻ hình ảnh, đoạn video nhạy cảm. Chúng có thể dùng những hình ảnh và tin nhắn này để ép buộc, đe dọa khiến các em phải vâng lời làm theo các yêu cầu khác.

Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 Suy ngẫm và phản hồi trang 14 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Theo người viết, để tránh gặp phải rắc rối khi sử dụng không gian mạng, các em cần lưu ý những gì?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu về không gian mạng tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Những điều cần lưu ý khi sử dụng không gian mạng:

- Nói không: không làm quen và trò chuyện với người lạ; không chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng; tuyệt đối không chia sẻ thông tin, hình ảnh nhạy cảm, tâm trạng riêng tư.

- Kiểm soát: thoát khỏi chương trình, trang thông tin, xóa phần mềm ứng dụng mà các em nghi ngờ là xấu; không chia sẻ vị trí định vị khi các em sử dụng các ứng dụng các ứng dụng trên mạng

- Thông báo: chia sẻ với bố mẹ, thầy cô hoặc người mà các em tin tưởng, goi cho tổng đài 111 về các rắc rối mà em gáp phải để được tư vấn, trợ giúp; tuyệt đối không giấu kín rắc rối.

- Kiềm chế: cân nhắc, suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ, bình luận một nội dung, hình ảnh của người khác; không nên a đua, có những bình luận ác ý, hay hành vi khiếm nhà khi tương tác trên không gian mạng

Xem thêm
Cách 2

Để tránh gặp phải những rắc rối khi sử dụng không gian mạng, các em cần:

1. Nói không: Không làm quen và trò chuyện với người lạ. Nếu đã lỡ kết bạn thì bỏ chế độ kết bạn và chặn người mà mình không quen biết ngoài đời thực. Không chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng. Tuyệt đối KHÔNG chia sẻ thông tin, hình ảnh nhạy cảm, tâm trạng riêng tư.

2. Kiểm soát: Thoát khỏi chương trình, trang thông tin, phòng chat, xóa phần mềm ứng dụng, tắt máy tính hay điện thoại. Không chia sẻ vị trí định vị của bạn khi sử dụng các ứng dụng trên mạng.

3. Thông báo: Chia sẻ với bố mẹ, thầy cô – người mà các em tin tưởng, gọi cho Tổng đài 111 về các rắc rối mà em gặp phải để được tư vấn, trợ giúp. Tuyệt đối không GIẤU KÍN rắc rối.

4. Kiềm chế: Cân nhắc, suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ, bình luận một nội dung, hình ảnh của người khác. Không nên a dua, có những bình luận ác ý, hay hành vi khiếm nhã khi tương tác trên không gian mạng, vì nên nhớ, các hành động của các em có thể ảnh hưởng xấu, gây đau khổ cho bạn bè và những người khác.

Xem thêm
Cách 2

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Suy ngẫm và phản hồi trang 15 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản

Phương pháp giải:

Nhận xét về vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản: Phương tiện phi ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và tăng hiệu quả cho văn bản sẽ giúp minh hoạ và rõ nội dung, gây ấn tượng và tăng tính thẩm mỹ cho văn bản, thu hút, người đọc dễ nhớ những thông tin trong ảnh.

Xem thêm
Cách 2

Vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn. Qua đó học sinh có thể nhìn trực quan, thiết thực hơn về an toàn trên không gian mạng

Xem thêm
Cách 2

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 Suy ngẫm và phản hồi trang 15 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Em biết gì về hiện tượng bắt nạt trên mạng? Cần làm gì để bảo vệ bản thân và những người xung quanh trước hiện tượng này?

Phương pháp giải:

Nhận xét về vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Bắt nạt trên mạng (cyberbullying) là hành vi sử dụng các phương tiện điện tử như điện thoại thông minh, máy tính, mạng xã hội để làm hại, quấy rối hoặc đe dọa người khác. Hiện tượng này có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như:

+ Gửi tin nhắn xúc phạm, lăng mạ.

+ Đăng tải những hình ảnh, video nhạy cảm của người khác.

+ Mạo danh người khác để làm những điều xấu.

+ Lan truyền tin đồn thất thiệt về người khác.

- Tác hại của bắt nạt trên mạng:

+ Gây ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng cho nạn nhân: Nạn nhân có thể cảm thấy buồn bã, lo lắng, sợ hãi, thậm chí là trầm cảm và có ý định tự tử.

+ Gây tổn hại đến danh tiếng và các mối quan hệ của nạn nhân.

+ Làm cho môi trường mạng trở nên độc hại và nguy hiểm.

- Cách bảo vệ bản thân và những người xung quanh trước hiện tượng bắt nạt trên mạng:

+ Đối với bản thân:

Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng.

Thiết lập mật khẩu mạnh và bảo mật tài khoản mạng xã hội.

Tránh tương tác với những người có hành vi bắt nạt trên mạng.

Lưu lại bằng chứng về hành vi bắt nạt trên mạng.

Báo cáo hành vi bắt nạt trên mạng cho người lớn tin cậy hoặc cơ quan chức năng.

+ Đối với những người xung quanh:

Nâng cao nhận thức về tác hại của bắt nạt trên mạng.

Tạo môi trường mạng an toàn và lành mạnh.

Dạy trẻ em cách sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả.

Hỗ trợ và động viên những nạn nhân của bắt nạt trên mạng.

+ Một số tổ chức hỗ trợ nạn nhân của bắt nạt trên mạng tại Việt Nam:

Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111.

Trung tâm ICS.

Chương trình ECPAT Việt Nam.

Xem thêm
Cách 2

Bắt nạt trực tuyến là một vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng trong xã hội hiện đại. Đây là hình thức bắt nạt sử dụng các công nghệ trực tuyến như mạng xã hội, email, tin nhắn điện tử, hoặc các nền tảng trò chơi trực tuyến.

Để bảo vệ bản thân và những người xung quanh trước hiện tượng này, em cần:

- Bảo vệ thông tin cá nhân

- Hạn chế việc chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến.

- Thực hiện cài đặt bảo mật

- Báo cáo ngay lập tức bất kỳ hành vi bắt nạt nào cho các nền tảng mạng xã hội hay dịch vụ trực tuyến.

- Chặn người bắt nạt và ngăn chặn họ tiếp cận thông tin cá nhân.

- Giáo dục và tăng cường ý thức về bắt nạt trên không gian mạng.

Xem thêm
Cách 2

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close