Soạn bài Nỗi nhớ thương của người chinh phụ SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo

Em cảm thấy như thế nào khi người thân vắng nhà lâu ngày?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Đoạn trích nói về tâm trạng của người phụ nữ có chồng ra chiến trận với nỗi nhớ, khát khao ngày sum họp.

Chuẩn bị

Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị đọc trang 67 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Em cảm thấy như thế nào khi người thân vắng nhà lâu ngày?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết cá nhân để chia sẻ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Khi người thân vắng nhà lâu ngày, em sẽ cảm thấy rất nhớ và luôn mong ngóng người thân trở về.

Xem thêm
Cách 2

Em cảm thấy buồn, cô đơn và nhớ họ.

Xem thêm
Cách 2

Trải nghiệm cùng 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trải nghiệm cùng văn bản trang 67 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Mục đích của việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh chỉ thời gian từ dòng 125 đến dòng 132 là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ những câu thơ từ dòng 125 đến dòng 132 để nhận ra mục đích của việc sử dụng những hình ảnh chỉ thời gian

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Những hình ảnh chỉ thời gian:

+ lâm hành; ngày về; mai chưa dạn gió;…

=> Mục đích: Chỉ thời gian trôi chậm, người mãi chưa thấy đâu.

Xem thêm
Cách 2

Mục đích: chỉ thời gian trôi chậm, người mãi chưa thấy đâu

Xem thêm
Cách 2

Trải nghiệm cùng 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trải nghiệm cùng văn bản trang 68 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Em hình dung thế nào về tâm trạng của người chinh phụ qua đoạn thơ (từ dòng 141 đến dòng 148)?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ từ dòng 141 đến dòng 148 để đưa ra hình dung tâm trạng của người chinh phụ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Em hình dung người phụ nữ đang đi qua đi lại trước khung cửa sổ, nhìn ra ngoài đợi người đàn ông về.

=> Tâm trạng mong ngóng, chờ đợi.

Xem thêm
Cách 2

Em hình dung người phụ nữ đang đi qua đi lại trước khung cửa sổ, nhìn ra ngoài đợi người đàn ông về.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Suy ngẫm và phản hồi trang 68 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Văn bản đã tuân thủ quy định về thi luật của thơ song thất lục bát như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản chỉ ra những thi luận của thơ song thất lục bát.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Song Thất Lục Bát:

+ Hai câu đầu mỗi câu 7 chữ, gọi là Song Thất.

+ Liền theo là một câu 6 chữ và một câu 8 chữ, gọi là Lục Bát.

- Chữ thứ 5 câu 7 đầu tiên vần Bằng (B).

- Chữ cuối câu 7 đầu tiên ở vần Trắc(T), ăn vần với chữ thứ 5 của câu 7 thứ nhì (cũng vần Trắc)

- Chữ cuối câu 7 thứ nhì vần Bằng, ăn vần với chữ cuối câu 6 (vần Bằng)

- Chữ cuối câu 6 vần Bằng , ăn vần với chữ thứ 6 câu 8 (vần Bằng)

- Chữ cuối câu 8 vần Bằng , lại ăn vần với chữ thứ 3 hoặc chữ thứ 5 của câu 7 đầu tiên trong khổ thơ tiếp theo. Chữ thứ 5 này vần Bằng. Chữ thứ 3 linh động hơn, khi ăn vần với câu trước thì phải là vần Bằng, nếu không ăn vần với câu trước thì Trắc, Bằng gì cũng được.

Xem thêm
Cách 2

Song là 2, Thất là 7, Lục là 6, Bát là 8.

Song Thất Lục Bát là thể thơ mà hai câu đầu mỗi câu 7 chữ, gọi là Song Thất.

Liền theo là một câu 6 chữ và một câu 8 chữ, gọi là Lục Bát.

-Chữ thứ 5 câu 7 đầu tiên vần Bằng (B).

-Chữ cuối câu 7 đầu tiên ở vần Trắc(T), ăn vần với chữ thứ 5 của câu 7 thứ nhì (cũng vần Trắc)

-Chữ cuối câu 7 thứ nhì vần Bằng, ăn vần với chữ cuối câu 6 (vần Bằng)

-Chữ cuối câu 6 vần Bằng , ăn vần với chữ thứ 6 câu 8 (vần Bằng)

-Chữ cuối câu 8 vần Bằng , lại ăn vần với chữ thứ 3 hoặc chữ thứ 5 của câu 7 đầu tiên trong khổ thơ tiếp theo. Chữ thứ 5 này vần Bằng. Chữ thứ 3 linh động hơn, khi ăn vần với câu trước thì phải là vần Bằng, nếu không ăn vần với câu trước thì Trắc, Bằng gì cũng được.

Thể thơ này không bắt buộc phải có các cặp đối, nhưng hai câu thất, số chữ bằng nhau, nếu các thi nhân có thể viết thành một cặp đối

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Suy ngẫm và phản hồi trang 68 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê những từ ngữ, hình ảnh cho biết lời hẹn lúc ra đi của người chinh phụ và hoàn cảnh thực tế thông qua lời của người chinh phụ.

Theo em, các từ ngữ, hình ảnh chỉ thời gian và địa điểm gặp gỡ có vai trò gì trong việc bộc lộ tình cảm của người chinh phụ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để liệt kê những từ ngữ hình ảnh và nhận xét về vai trò

Lời giải chi tiết:

Cách 1

 

Lời hẹn của người chinh phụ

Hoàn cảnh thực tế

Ngày gặp gỡ

oanh chưa bén liễu

mai chưa dạn gió

oanh già; ý nhi gáy trước nhà; đào quyến gió đông, tuyết mai trắng mãi đào đông đỏ bờ…

Nơi gặp gỡ

Lũng Tây Nham

Hán Dương cầu

lá rụng cành trâm

Bãi hôm tuôn dẫy nước trào mênh mông.

- Các từ ngữ giúp bộc lộ những tâm tư, cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Xem thêm
Cách 2

 

Lời hẹn của người chinh phụ

Hoàn cảnh thực tế

Ngày gặp gỡ

oanh chưa bén liễu

mai chưa dạn gió

oanh già, ý nhi gáy trước nhà

đào quyến gió đông, tuyết mai trắng mãi đào đông đỏ bờ

Nơi gặp gỡ

Lũng Tây Nham

Hán Dương cầu

lá rụng cành trâm

Bãi hôm tuôn dẫy nước trào mênh mông.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Suy ngẫm và phản hồi trang 68 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 141 đến dòng 152 có gì khác so với đoạn trước đó? Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả tâm trạng trong đoạn này.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ dòng từ 141 đến dòng 152 để chỉ ra sự khác nhau và phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả tâm trạng.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 141 đến dòng 152 khác so với đoạn trước đó:

+ Trước đó người chinh phụ ôm hi vọng trông ngóng người chồng trở về, nhưng tâm trạng man mác buồn

+ Từ dòng 141 đến dòng 152, người chinh phụ vẫn mong ngóng một ngày nào đó chồng mình sẽ về nhưng chấp nhận việc người chồng có thể không trở về nữa. Nỗi buồn lúc này đã trở thành hành động thẫn thờ,..

- Nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả tâm trạng trong đoạn này: Tâm trạng của người chinh phụ được miêu tả ở nhiều mức độ khác nhau thông qua hành động và bối cảnh bên ngoài. Thơ ca song thất lục bát và việc sử dụng từ ngôn ngữ phong phú đã hình thành hình ảnh phong phú và gợi cảm của thế giới tâm lý của nhân vật, giúp độc giả hòa mình vào không gian tâm lý của nhân vật chính.

Xem thêm
Cách 2

Đoạn trước

Tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 141 đến dòng 152

Người chinh phụ ôm hi vọng trông ngóng người chồng trở về, nhưng tâm trạng man mác buồn

Người chinh phụ vẫn mong ngóng một ngày nào đó chồng mình sẽ về nhưng chấp nhận việc người chồng có thể không trở về nữa. Nỗi buồn lúc này đã trở thành hành động thẫn thờ,..

Phân tích: Tâm trạng của người chinh phụ được miêu tả ở nhiều mức độ khác nhau thông qua hành động và bối cảnh bên ngoài. Thơ ca song thất lục bát và việc sử dụng từ ngôn ngữ phong phú đã hình thành hình ảnh phong phú và gợi cảm của thế giới tâm lý của nhân vật, giúp độc giả hòa mình vào không gian tâm lý của nhân vật chính.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Suy ngẫm và phản hồi trang 68 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Sự lặp lại có tính quy luật 7 - 7 - 6 - 8, vần, nhịp, đối và phép điệp (điệp ngữ, điệp cấu trúc) trong văn bản có tác dụng gì trong việc biểu đạt tâm trạng, cảm xúc của người chinh phụ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ để chỉ ra tác dụng của sự lặp lại có tính quy luật.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tạo nên một bức tranh tâm trạng đa chiều, sinh động của người chinh phụ.

- Thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của tác giả với số phận bi đát của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

=> Sự lặp lại có tính quy luật, vần, nhịp, đối và phép điệp trong văn bản đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt tâm trạng, cảm xúc của người chinh phụ. Các yếu tố này góp phần tạo nên một bài thơ giàu giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung, thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của tác giả với số phận bi đát của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Xem thêm
Cách 2

- Tạo nên một bức tranh tâm trạng đa chiều, sinh động của người chinh phụ.

- Thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của tác giả với số phận bi đát của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hồi trang 69 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Xác định bố cục và mạch cảm xúc của văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và xác định bố cục, mạch cảm xúc.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

* Bố cục:

- Câu 125 - câu 140: nỗi buồn man mác của người chinh phụ trông ngóng chồng trở về.

- Còn lại: Nỗi buồn sâu sắc của người chinh phụ.


Xem thêm
Cách 2

- Câu 125 - câu 140: nỗi buồn man mác của người chinh phụ trông ngóng chồng trở về.

- Còn lại: Nỗi buồn sâu sắc của người chinh phụ.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Suy ngẫm và phản hồi trang 69 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản. Chỉ ra một số căn cứ để xác định chủ đề.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ để đưa ra chủ đề và cảm hứng chủ đạo. Từ đó chỉ ra một số căn cứ để xác định chủ đề.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Chủ đề: người phụ nữ chờ đợi chồng trong chiến tranh.

- Cảm hứng chủ đạo: Tâm trạng cô đơn, nhớ chồng của người chinh phụ, biểu hiện sự khao khát tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ.

- Thông qua nhan đề, hình ảnh, từ ngữ chỉ cảm xúc để nhận ra chủ đề.


Xem thêm
Cách 2

- Chủ đề: người phụ nữ chờ đợi chồng trong chiến tranh

- Cảm hứng chủ đạo: Tâm trạng cô đơn, nhớ chồng của người chinh phụ, biểu hiện sự khao khát tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 7

Trả lời Câu hỏi 7 Suy ngẫm và phản hồi trang 69 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Văn bản thể hiện thông điệp gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ để đưa ra thông điệp.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thông điệp:

Phê phán chiến tranh phi nghĩa: Không trực tiếp chỉ trích nhưng qua tình cảnh của người chinh phụ lên án xã hội phong kiến với chiến tranh phi nghĩa gây ra sự phân ly, đau khổ cho con người, đặc biệt là người phụ nữ.


Xem thêm
Cách 2

Thông điệp phê phán chiến tranh phi nghĩa: thông qua tình cảnh của người chinh phụ lên án xã hội phong kiến với chiến tranh phi nghĩa gây ra sự phân ly, đau khổ

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 8

Trả lời Câu hỏi 8 Suy ngẫm và phản hồi trang 69 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Trong văn bản trên, người chinh phụ đã bộc lộ nỗi nhớ thương của mình đối với người chồng đi chinh chiến. Hãy sáng tạo một sản phẩm (có thể viết/vẽ,...) để bày tỏ tình cảm dành cho người mà em yêu quý.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và kết hợp với hiểu biết cá nhân để tạo ra sản phẩm viết hoặc vẽ.

Lời giải chi tiết:

Bức tranh về người mẹ của em

Xem thêm
Cách 2

Mẹ ơi, con nhớ mẹ!

Từ khi mẹ đi xe, con cảm thấy nhà cửa bỗng chốc trống trải. Con nhớ nụ cười hiền hậu của mẹ, nhớ những món ăn ngon mẹ nấu, nhớ những câu chuyện mẹ kể cho con nghe mỗi tối.

Con nhớ cảm giác được ôm ấp trong vòng tay yêu thương của mẹ. Con nhớ được mẹ chở đi học, được mẹ dắt đi chợ. Con nhớ tất cả những gì về mẹ.

Con mong mẹ sớm về nhà. Con hứa sẽ ngoan ngoãn, học tập giỏi để không phụ lòng mong mỏi của mẹ.

Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều!

Xem thêm
Cách 2

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close