Văn bản Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận (theo Nguyễn Thu Hà)Nhân kỉ niệm 1 000 năm Thăng Long Hà Nội và 1 300 năm dựng thành Hây-du-ô-ki-ô (Heiz-zyou-kyo, còn được gọi là Bình Thành Kinh) trong tháng Hai này3, tại cố đô Na-ra (Nara) của Nhật Bản, một loạt hội thảo quốc tế và diễn thuyết của các nhà khoa học nghiên cứu khảo cổ khu vực châu Á về công tác khai quật khảo cổ và bảo vệ di tích, di sản thế giới đang được diễn ra Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Quảng cáo
NHIỀU GIÁ TRỊ KHẢO CỔ TỪ HOÀNG THÀNH THĂNG LONG CẦN ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN (THEO NGUYỄN THU HÀ) [ ... ] Nhân kỉ niệm 1 000 năm Thăng Long Hà Nội và 1 300 năm dựng thành Hây-du-ô-ki-ô (Heiz-zyou-kyo, còn được gọi là Bình Thành Kinh) trong tháng Hai này3, tại cố đô Na-ra (Nara) của Nhật Bản, một loạt hội thảo quốc tế và diễn thuyết của các nhà khoa học nghiên cứu khảo cổ khu vực châu Á về công tác khai quật khảo cổ và bảo vệ di tích, di sản thế giới đang được diễn ra. Bài diễn thuyết về kết quả nghiên cứu khảo cổ tại khu Hoàng thành Thăng Long của Tiến sĩ Tống Trung Tín, Chủ nhiệm dự án Hoàng thành Thăng Long và Giáo sư Ku-ni-ka-du U-ê-nô (Kunikazu-Ueno) thuộc Trung tâm Nghiên cứu kĩ thuật khảo cổ Đại học Na-ra đã được nhiều nhà khoa học tham dự hội thảo đánh giá cao, xem đây là một trong những công trình nghiên cứu khảo cổ có giá trị cần được UNESCO công nhận. Phóng viên VOV thường trú tại Nhật Bản đã phỏng vấn Tiến sĩ Tống Trung Tín về quá trình cũng như kết quả nghiên cứu khảo cổ khu Hoàng thành Thăng Long. Phóng viên: Xin Tiến sĩ cho biết lịch sử Thăng Long được tái hiện thế nào qua quá trình khai quật và phân tích của các nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu lịch sử Nhật Bản. Tiến sĩ Tống Trung Tín: Lịch sử Kinh thành Thăng Long đã trải qua 1 000 năm từ buổi đầu thành lập, song thực sự bắt đầu từ sớm hơn nữa, ít nhất khoảng thế kỉ thứ VII. Nếu tính cả chiều dài lịch sử từ chứng tích để lại tại khu Hoàng thành Thăng Long, lịch sử Thăng Long có bề dày lịch sử 1 300 năm. Công tác nghiên cứu về lịch sử Thăng Long đã được tiến hành từ nhiều thế kỉ qua, ít nhất là từ khi những người Pháp tiến hành, sau đó các nhà nghiên cứu sử học và các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, khai quật để nhận diện Kinh đô Thăng Long. Những vị trí, quy mô cũng như cấu trúc đã được các nhà nghiên cứu lịch sử và nhà khảo cổ Việt Nam phác dựng1 phần nào, nhưng chân dung cũng như dấu vết đích thực của Kinh đô Thăng Long thì vẫn chưa được tìm thấy. Qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, toàn bộ dấu vết kinh thành hầu như đã biến khỏi mặt đất. Trên mặt đất chỉ còn sót lại một vài dấu vết quan trọng như điện2 Kính Thiên - trung tâm của Kinh thành Thăng Long thời Lê, hay cửa Đoan Môn - cửa chính của cấm thành3 Thăng Long. Ngoài ra, đến thời Nguyễn (thế kỉ XIX), sau khi phá bỏ Kinh thành Thăng Long, nhà Nguyễn đã xây dựng thành Hà Nội, rồi thành Hà Nội cũng bị mất đi. Dấu tích thành Hà Nội hiện còn lại là cột cờ Hà Nội và Bắc Môn. Phóng viên: Các nhà khảo cổ Việt Nam đã phát hiện được gì dưới lớp đất của khu Hoàng thành Thăng Long trong thời gian qua? Tiến sĩ Tống Trung Tín: Trước cuộc khai quật lớn, theo quyết định của Chính phủ Việt Nam năm 2002, rất ít người biết có còn hay không các dấu tích về Thăng Long dưới lòng đất. May mắn thay, các nhà khảo cổ học đã phát hiện và khai quật khu vực trong thành Hà Nội tại địa điểm 18 Hoàng Diệu một tầng văn hoá cổ rất dày nằm ở độ sâu khoảng từ hai đến bốn mét. Qua nghiên cứu tầng văn hoá đó, các nhà khảo cổ tìm thấy rất nhiều lớp văn hoá cổ của nhiều thời kì chồng xếp lên nhau. Ở mỗi một lớp văn hoa có rất nhiều di tích, di vật đặc trưng của thời kì đó mà các nhà khảo cổ học và sử học có thể nhận diện được tại lớp sâu nhất là văn hoá tiền Thăng Long, bao gồm thời kì Đại La (thế kỉ VII), thời kì Đinh - Lê (thế kỉ X), thời Lý (thế kỉ XI, XII), thời Trần (thế kỉ XIII, XIV), thời Lê (thế kỉ XV, XVIII), và lớp trên có một ít dấu vết văn hoá vật chất của kinh thành thời Nguyễn. Dấu tích đặc trưng qua các thời kì còn lại hiện nay đã được phân định một phần, chủ yếu là vết tích các kiến trúc. Các kiến trúc đó tại mỗi thời kì đều có đặc trưng khác nhau, có những hình dáng và những loại di vật khác nhau. Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều di vật phản ánh đời sống sinh hoạt trong khu vực Hoàng thành qua 1 300 năm lịch sử như đồ gốm sứ, đồ sành, đồ kim loại, đồ gỗ, ... Phóng viên: Với kết quả nghiên cứu trên, Tiến sĩ có nhận định gì về lịch sử Hoàng thành trước kia? Những trang sử trong lòng đất cho thấy rõ thời kì Đại La có những ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc, có sự giao lưu trong khu vực rất mạnh qua những di vật gốm sứ cao cấp Trung Quốc và Trung Đông được tìm thấy tại đây. Những trang sử trong lòng đất cho thấy rõ thời kì Đại La có những ảnh hưởn của văn hoá phương Bắc, có sự giao lưu trong khu vực rất mạnh qua những di vậ gốm sứ cao cấp Trung Quốc và Trung Đông được tìm thấy tại đây.
Với thời kì Đinh - Lê, cũng có nhiều phát hiện mới đóng góp cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử thời Đinh - Lê nói riêng. Trước đây công việc khai quật được tiến hành tại Hoa Lư chưa có kết quả, thì tại khu Hoàn thành Thăng Long, bước đầu các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số kết qu nhất định. Đến thời Lý, các kiến trúc đã biểu hiện trình độ thẩm mĩ của thời này Đồ dùng của tầng lớp quý tộc và hoàng cung thời Lý có trình độ rất cao, đặc biệ đồ gốm sứ đều được người Việt Nam sản xuất ngay tại Thăng Long. Thời Trần tiếp tục phát huy nền móng văn hoá của thời Lý, tu bổ lại hoặc xây dựng và quy hoạch mới hon. Dấu ấn đặc trưng của thời Trần là kĩ thuật trang trí hoa chanh; các loại ngói mũi sen, mũi lá; các loại phù điêu, tượng tròn với hìn khối, đường nét khoẻ khoắn, mang phong cách khoáng đạt. Tới thời Lê vẫn giữ truyền thống cơ bản trong xây dựng kinh đô như xây dựng móng trụ, thúc đẩy giao lưu văn hoá, ... Lịch sử kinh đô Thăng Long qua công tác khai quật cho thấy bề dày lâu dài 1 300 năm với một quá trình phát triển liên tục mang đặc trưng rất rõ của thành Thăng Long và nước Đại Việt thời đó, trong bối cảnh giao lưu rộng với các quốc gia khu vực. Phóng viên: Xin cảm ơn Tiến sĩ. Quảng cáo
|