Trong đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn, nhà văn Lưu Quang Vũ có viết: "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề trên1. Mở bài - Cuộc sống thật phong phú, đa dạng, phức tạp, chúng ta luôn tự hỏi: Sống thế nào cho đúng? Làm thế nào để có một cuộc sống đẹp? Hãy sống là chính mình, trung thực, chân thật, thẳng thắn, không giả dối và giàu lòng nhân ái. Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1. Mở bài - Cuộc sống thật phong phú, đa dạng, phức tạp, chúng ta luôn tự hỏi: Sống thế nào cho đúng? Làm thế nào để có một cuộc sống đẹp? Hãy sống là chính mình, trung thực, chân thật, thẳng thắn, không giả dối và giàu lòng nhân ái. - Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang đã để nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình là: “Không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được”. 2. Thân bài a. Giải thích ý nghĩa câu nói: - Bên trong: Là thế giới nội tâm của con người (gồm nhận thức, tư tưởng, khát vọng). Đây là phần làm nên ý thức, chất người cao quý trong con người. Nếu thế giới bên trong đạt được sự toàn vẹn, hoàn thiện, con người sẽ có được những phẩm chất tốt đẹp, quý giá, sống một đời sống tinh thần phong phú, sâu sắc. Đây là phần mà người ta không nhìn thấy được chủ có thể cảm nhận qua tiếp xúc, tìm hiểu và gắn bó. - Bên ngoài: là cái có thể quan sát, nhận biết bằng thị giác (gồm hình thức, hành vi, lời nói, việc làm). - Quan hệ giữa bên ngoài và bên trong: Thường là quan hệ thống nhất – cái bên ngoài là biểu hiện cụ thể của cái bên trong và ngược lại, cái bên ngoài cũng được cái bên trong quy định, chi phối. - Bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo: Không có sự hài hòa, thống nhất của bên ngoài và bên trong, tức là lời nói, việc làm không thống nhất với suy nghĩ, tình cảm, nhận thức. Sự không thống nhất này khiến con người rơi vào tình trạng sống giả tạo, trở nên lệch lạc, mất thăng bằng. Dù ở trường hợp nào cũng đều là bi kịch. - Ý nghĩa câu nói của Trương Ba: Thể hiện một quan niệm sống đúng đắn: Cần phấn đấu để đạt sự hài hòa, cân bằng giữa nhận thức, hành vi, giữa cái bên trong với cái bên ngoài. Mỗi người hãy sống là mình, luôn làm chủ bản thân cả về thể xác lẫn tinh thần. Đó là cách sống để con người đạt được sự thanh thản. b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói: * Thực tế cuộc sống của Trương Ba: - Bên trong: Gắn liền với phần hồn Trương Ba- một người làm vườn chăm chỉ, cần cù, tinh tế đã nâng niu chăm sóc vườn cây, một con người mẫu mực, sống đạo đức và giàu tình nghĩa với vợ con, với cháu nội, với láng giềng xung quanh. Đó là những phẩm chất quý giá khiến Trương Ba được mọi người nể trọng, quý mến. - Bên ngoài: Gắn liền với xác hàng thịt – một con người thô bạo, tham lam, coi trọng sự hưởng thụ vật chất. - Vì một sự nhầm lẫn nên cả hai con người này đã bị đẩy vào một tình huống éo le: hồn Trương Ba phải sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Vấn đề là ở chỗ: hồn Trương Ba vẫn có những nhu cầu về tinh thần song lại không thể điều khiển xác anh hàng thịt- tuy chỉ là xác thịt âm u đui mù song vẫn có tiếng nói riêng, vẫn đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu về vật chất. Cả nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần đều tự nhiên, chính đáng song trong trường hợp này lại trở nên mâu thuẫn, không thể tồn tại. - Kết quả: Trong sự xung đột, nhu cầu thể xác lại có phần thắng thế và cái thể xác phàm tục kia lại có thể lên tiếng nhạo báng nhu cầu cao quý của linh hồn. Đây là một điều phi lí và đau lòng bởi phần xác đã xúc phạm, đã làm tổn thương đến phần hồn. * Trong cuộc sống con người hiện nay: - Ở một số người có sự hòa hợp giữa bên trong và bên ngoài. Đó là khi cái bên trong – đời sống tinh thần – thật sự mạnh mẽ để tạo thành một bản lĩnh sống, bản lĩnh văn hóa để có thể chi phối, điều khiển lời nói, việc làm để cái bên ngoài thật sự là sự biểu hiện của cái bên trong. Khi ấy, con người được sống là mình, con người khẳng định được cái tôi của bản thân, đồng thời cũng tạo cho mình một khả năng để chinh phục, thu hút người khác, tức là không chỉ sống tốt mà còn được mọi người yêu mến. - Có một bộ phận không nhỏ những người không tạo được sự hài hòa giữa bên ngoài và bên trong: + Bên trong tốt đẹp, có nhân tính, có lương tâm, có khả năng nhận thức, hiểu biết nhưng không thắng được hoàn cảnh, bị hoàn cảnh xô đẩy đến chỗ có những hành vi trái với lương tâm, trái với chuẩn mực đạo đức. Đó là trường hợp con người phải sống lệch lạc, mất thăng bằng. + Bên trong kém cỏi, tầm thường song ở vào vị trí buộc mình phải tỏ ra có đạo đức, có hiểu biết, có tình cảm cao thượng. Đó là trường hợp con người phải sống giả tạo. c. Đánh giá, bàn bạc: - Mỗi người cần trang bị cho mình nhận thức, hiểu biết để có thể phân biệt đúng – sai, rèn luyện bản lĩnh để có thể tự kiểm soát mọi hành vi, để không chạy theo dục vọng tầm thường, không sa đà vào lối sống buông tuồng, dung tục. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến bản thân mình, quan tâm đến những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng dù là bình thường nhất để được sống một cách thoải mái, tự nhiên. - Phương châm sống đúng đắn: Cố gắng tìm sự hài hòa giữa nhu cầu về tinh thần và nhu cầu về vật chất để tạo nên một cuộc sống cân bằng và nghiêm túc với bản thân mình, tạo cho mình quyền được hạnh phúc. 3. Kết bài - Cuộc sống đầy những khó khăn, phức tạp, đầy những cám dỗ, có khi người ta mắc phải những sai lầm, vấp ngã. Hãy dũng cảm đối diện với sự thật để vươn lên. Hãy trung thực, thẳng thắn với bản thân, không “nói một đằng làm một nẻo”, giả dối với mọi người và chính mình. Hãy luôn cảnh giác với “kẻ thù của chính mình”, vượt qua nó để chiến thắng hoàn cảnh, sống là mình. Bài tham khảo Cuộc sống luôn tồn tại hai mặt: tốt và xấu. Con người cũng có mặt hoàn thiện và mặt chưa hoàn thiện. Vì thế, trong cuộc sống con người không ngừng đấu tranh vươn lên để hoàn thiện nhân cách của mình. Câu nói của Trương Ba trong vở kịch nổi tiếng “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã phần nào nói lên được nội dung ấy: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. “Bên trong” là tất cả những gì không thể nhìn thấy được, đó là suy nghĩ, tư tưởng, khát vọng,… “Bên ngoài” là tất cả những gì có thể thấy được, cảm nhận được, đó là hành động, cách hành xử, ứng xử… “Toàn vẹn” - con người là thể thống nhất có sự hòa hợp giữa thể xác và tâm hồn, giữa ý chí và hành động. Sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” nghĩa là sống không thực với con người của mình. Con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác, chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ biết hưởng thụ, thoả mãn nhu cầu của bản thân. Con người vốn là một thể thống nhất giữa tinh thần và thể xác, và nếu không sống thật với chính mình, con người sẽ gây ra đau khổ, tai hoạ cho gia đình, cho những người xung quanh, làm cho chính mình bị tổn thương. Như vậy thì làm sao có thể mang đến hạnh phúc cho những người thương yêu xung quanh. Ví dụ như Trương Ba, phải sống nhờ thân xác kẻ khác nên tâm hồn bị tha hóa, bị vấy bẩn phải chạy theo những dục vọng thấp hèn. Hay nhiều sinh viên nghèo tỉnh lẻ lên học đại học ở thành phố, vì sĩ diện với bạn bè nên bề ngoài thể hiện sự khá giả, ăn chơi bằng cách lừa dối bố mẹ: xin tiền học phí để lấy tiền đi chơi. Một thầy giáo ở Quảng Ngãi, ban ngày đi dạy học, ban đêm là đại ca của một băng cướp…Hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh…là những hiện tượng xã hội gây nhức nhối trong thời gian gần đây. Người có lối sống như vậy là người không đáng tin cậy. Bởi vì bản thân những người đó đều là những kẻ sống không thành thực, những người gian dối, cần cảnh giác! “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” là một người hoàn thiện, một người có suy nghĩ và hành động đồng nhất. Trong ngữ cảnh này, một người toàn vẹn là một người sống thật với bản thân mình, chấp nhận sự thật về bản thân mình. Sống mà không làm hại đến người khác, sống không lừa lọc, sống không dối trá, giả tạo, hai mặt. Mỗi một người khi được sinh ra trong đời đều được tạo hóa ban cho thể xác và linh hồn riêng. Thể xác và linh hồn là hai phần tuy khác nhau nhưng hợp nhất với nhau và cùng nhau tồn tại hình thành nên con người. Vì vậy hãy sống là chính mình, đừng bao giờ lừa dối bản thân hay người khác, cũng đừng sống chia đôi mình ra để rồi lời nói, hành động không khớp với nhau. Hãy là một cái tôi toàn vẹn. Không nên sống nhờ vả vào người khác. Bởi tạo hóa sinh ra chúng ta, cuộc sống này là của chúng ta, vì vậy phải do chính ta quyết định. Không ai có thể quyết định nên số phận cho ta, chính chúng ta phải làm nên số phận của chính bản thân mình. Đúng vậy không bạn ? Cần làm gì để để thật sự là một con người toàn vẹn, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, bạn hãy luyện tập thói quen sống có cùng một suy nghĩ và hành động, phải hài hòa giữa suy nghĩ và hành động. Hãy sống thành thật với cộng đồng sống phải thành thật với chính bản thân mình! Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, câu nói của Lưu Quang Vũ còn muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Cách sống trên là cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra , câu nói còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.
Quảng cáo
|