Soạn bài Thách thức đầu tiên: Đọc để trưởng thành SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức

Em thường tìm sách để đọc từ những nguồn nào? Hãy chia sẻ một vài kinh nghiệm tìm sách để đọc của em.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trước khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trước khi đọc trang 116 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Em thường tìm sách để đọc từ những nguồn nào? Hãy chia sẻ một vài kinh nghiệm tìm sách để đọc của em.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết cá nhân để chia sẻ.

Lời giải chi tiết:

- Em thường tìm sách đọc từ thư viện, nhà sách, trên mạng.

- Em thường tìm sách theo nhu cầu của bản thân hoặc tìm theo tác giả mình đang quan tâm.

Trước khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trước khi đọc trang 116 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Xây dựng mục tiêu và kế hoạch đọc sách của em trong dự án Văn học – lịch sử tâm hồn. Chú ý chọn đọc những tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam thuộc các bộ phận và thời kì, giai đoạn theo dòng lịch sử văn học.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết cá nhân để chia sẻ.

Lời giải chi tiết:

- Xây dựng mục tiêu và kế hoạch đọc sách phù hợp với nhu cầu của bản thân.

- Chọn tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam theo thời kì lịch sử văn học.

HĐ1 1

Trả lời Câu hỏi 1 Văn bản 1 trang 120 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức


ĐỌC NHƯ MỘT SỰ HỒI TƯỞNG

Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại

Vì sao có thể nhận định rằng nền văn học Việt Nam “vừa cổ xưa vừa non trẻ”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để xác định.

Lời giải chi tiết:

- Vì:

+ Nói cổ xưa vì văn học Việt Nam gắn với lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ thời kì các Vua Hùng, gắn với văn học dân gian truyền miệng…

+ Nói non trẻ vì khác với các nền văn học như Ấn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp…văn học viết Việt Nam mới xuất hiện từ thế kỉ X sau khi giành lại độc lập từ các triều đại Trung Hoa.

HĐ1 2

Trả lời Câu hỏi 2 Văn bản 1 trang 120 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Nền văn học viết Việt Nam đã hình thành và phát triển qua những thời kì nào? Nêu rõ nguồn gốc, đặc điểm của chữ viết và thể loại ở từng thời kì.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để xác định sự hình thành và phát triển qua các thời kì và nguồn gốc đặc điểm, thể loại ở từng thời kì.

Lời giải chi tiết:

- Văn học viết hình thành và phát triển qua những thời kì:

+ Văn học chữ Hán: Thời Bắc thuộc hầu như không có văn học viết. Sau đó đến thế kỉ XV – XVII văn học chữ Hán bắt đầu phồn vinh, có bản sắc riêng, mang đậm tinh thần Việt Nam.

+ Văn học chữ Nôm: Sau những mầm mống từ đầu thế kỉ XII – XIII đến thế kỉ XV đã có những tác phẩm hoàn chỉnh như “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi; “Truyện Kiều” của Nguyễn Du…

+ Văn học chữ quốc ngữ: Du nhập các thể loại văn học châu Âu như du kí, phóng sự, kịch nói…Hơn nửa thế kỉ, từ 1885 – 1945 văn học Việt Nam đã hóa thân thành một nền văn học hiện đại theo mô hình châu Âu, trở thành một bộ phận của văn học thế giới.

HĐ1 3

Trả lời Câu hỏi 3 Văn bản 1 trang 120 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm có quan hệ với nhau như thế nào? Nêu rõ điểm tương đồng và khác biệt của hai bộ phận văn học này trong thời kì trung đại.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ cả văn bản để để đưa ra mối quan hệ và tương đồng, khác biệt giữa hai bộ phận văn học này.

Lời giải chi tiết:

- Hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm có quan hệ gần gũi với nhau.

- Tương đồng: Đều là bộ phận văn học viết ảnh hưởng từ thời kì Bắc thuộc, chữ viết đều bắt nguồn từ tiếng Hán.

- Khác biệt:

+ Chữ Nôm được người Việt Nam mô phỏng từ chữ Hán để sáng tạo ra chữ Nôm, thứ chữ viết thiên về biểu ý và biểu âm để sáng tác tác phẩm bằng tiếng Việt. Chữ Nôm giúp văn học cổ điển Việt Nam dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào khuôn mẫu Hán, để trở thành văn học độc lập

HĐ1 4

Trả lời Câu hỏi 4 Văn bản 1 trang 120 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Những yếu tố lịch sử, xã hội nào có ảnh hưởng quan trọng, tạo nên các đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam thế kỉ XX?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để đưa ra những yếu tố lịch sử, xã hội.

Lời giải chi tiết:

- Những yếu tố:

+ Do các cuộc chiến tranh tạo nên.

+ Thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Khi đất nước chia làm hai miền: văn học miền Bắc, văn học miền Nam.

+ Sau khi đất nước thống nhất.

+ Việt Nam gia nhập WTO.

HĐ1 5

Trả lời Câu hỏi 5 Văn bản 1 trang 120 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Tính truyền thống và hiện đại của nền văn học Việt Nam được biểu hiện rõ nhất qua những đặc điểm nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để chỉ ra tính truyền thống và hiện đại của nền văn học Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

- Biểu hiện qua những đặc điểm:

+ Tính truyền thống: Gắn liền với lời ăn tiếng nói hàng ngày; Được kết tinh từ các truyền thống văn học Đông Á, Phật giáo, Nho giáo…

+ Tính hiện đại: Du nhập những thể loại từ phương Tây, dẫn đến sự thay đổi về tư duy và diễn đạt.

HĐ1 Viết

Trả lời Câu hỏi Viết kết nối với đọc trang 120 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) với câu chủ đề: “Trong mỗi thời kì, văn học Việt Nam đều có những tác phẩm tiêu biểu, độc đáo về nghệ thuật và chứa đựng giá trị nội dung sâu sắc”.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, áp dụng với kiến thức của bản thân để viết đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Trong mỗi thời kì, văn học Việt Nam đều có những tác phẩm tiêu biểu, độc đáo về nghệ thuật và chứa đựng giá trị nội dung sâu sắc. Văn học viết bằng chữ Hán đã xuất hiện từ thời Bắc thuộc, song phải đến thế kỉ thứ X, khi dân tộc ta giành được chủ quyền từ các thế lực đô hộ phương Bắc mới chính thức trở thành một dòng văn học. Dòng văn học này chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa, văn học Trung Quốc, mang tư tưởng Nho, Phật, Lão, có các hình thức thể loại gần giống với văn học Trung Quốc, trong đó đặc biệt phát triển là thơ Đường Luật. Những tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô Đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác). Văn học viết bằng chữ Nôm bắt đầu phát triển từ thế kỉ XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Văn học chữ Nôm là bằng chứng của ý chí xây dựng nền văn hiến độc lập của dân tộc Việt Nam. Những tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Sơ kính tân trang, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Xuân Hương thi tập, Tống Trân – Cúc Hoa, thơ Bà Huyện Thanh Quan, các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu... Văn học Việt Nam hiện đại chủ yếu được viết bằng chữ Quốc Ngữ, do kế thừa tinh hoa truyền thống và tiếp thu những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hóa nên có một số điểm khác biệt lớn so với văn học trung đại: Về tác giả: Xuất hiện đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp. Về đời sống văn học: Nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đến đời sống nhanh hơn, mối quan hệ với độc giả vì thế mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn. Về thể loại: Một vài thể loại của văn học trung đại vẫn tồn tại nhưng không còn giữ vai trò chủ đạo, các thể loại thơ mới, tiểu thuyết, kịch…dần thay thế hệ thống thể loại cũ. Về thi pháp: Lối viết sùng cổ, ước lệ, phi ngã của văn học trung đại dần dần bị thay thế bởi lối viết hiện thực, đề cao cá tính nhân đạo, đề cao "cái tôi" cá nhân được khẳng định.

HĐ2 1

Trả lời Câu hỏi 1 Văn bản 2 trang 123 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

ĐỌC TRONG MỘT THẾ GIỚI ĐẦY BIẾN ĐỘNG

Văn hóa đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số

Vấn đề mà cuộc phỏng vấn đề cập được trình bày ở phần nào của văn bản?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để chỉ ra phần được đề cập vấn đề mà cuộc phỏng vấn.

Lời giải chi tiết:

Vấn đề mà cuộc phỏng vấn đề cập được trình bày ở phần đầu tiên.

HĐ2 2

Trả lời Câu hỏi 2 Văn bản 2 trang 123 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Vấn đề chính của cuộc phỏng vấn được triển khai bằng mấy câu hỏi? Nêu rõ mối quan hệ giữa vấn đề chính và các nội dung được triển khai trong hệ thống câu hỏi phỏng vấn.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ văn bản để chỉ ra các câu hỏi để triển khai vấn đề chính. Từ đó nhận xét mối quan hệ giữa vấn đề và nội dung.

Lời giải chi tiết:

- Vấn đề chính được triển khai bằng 5 câu hỏi.

- Vấn đề chính: văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề chính nhằm làm rõ vấn đề.

HĐ2 3

Trả lời Câu hỏi 3 Văn bản 2 trang 123 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Câu trả lời của người được phỏng vấn có quan hệ như thế nào với vấn đề được nêu trong câu hỏi?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để xác định quan hệ giữa câu trả lời của người được phỏng vấn với vấn đề trong câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Câu trả lời của người phỏng vấn có quan hệ chặt chẽ với vấn đề được nêu trong câu hỏi. Câu trả lời trực tiếp trả lời xoay quanh câu hỏi, xoay quanh vấn đề chính văn học đọc trong thời đại công nghệ số.

HĐ2 4

Trả lời Câu hỏi 4 Văn bản 2 trang 123 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Những yếu tố ngôn ngữ nào thể hiện phép lịch sử và ý thức tôn trọng người được phỏng vấn trong cách đặt vấn đề, triển khai vấn đề và kết thúc cuộc phỏng vấn.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để đưa ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Các yếu tố ngôn ngữ: Người phỏng vấn luôn thêm các từ ngữ thể hiện sự tôn trọng: Thưa nhà văn; Xin phép; Xin trân trọng cảm ơn…

HĐ2 Viết

Trả lời Câu hỏi Viết kết nối với đọc trang 123 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Nếu được phỏng vấn một nhà văn hoặc nhà thơ về một vấn đề mà em quan tâm, em sẽ chọn vấn đề gì? Nêu 3 – 5 câu hỏi mà em dự định trao đổi với tác giả đó, tạm thời đóng vai tác giả để trả lời câu hỏi vừa nêu.

Phương pháp giải:

Dựa vào những hiểu biết của bản thân để trình bày các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

* Câu hỏi 1:

- Từ xưa đến nay, muốn đi đến thành công con người cần phải có tri thức. Một trong những cách tiếp cận tri thức đó chính là việc đọc sách. Tuy nhiên, để việc đọc sách thật sự hiệu quả thì theo tác giả, mỗi cá nhân cần phải làm gì?

- Để việc đọc sách thật sự hiệu quả thì mỗi cá nhân cần phải luyện cho mình văn hóa đọc (khái niệm đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần). Và một trong những con đường để hình thành văn hóa đọc đó chính là việc chọn lựa sách sao cho phù hợp. Việc lựa chọn sai có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, và đó có thể là con đường đưa văn hóa đọc sách đến vực thẳm.

* Câu hỏi 2:

- Dạ, vậy theo tác giả, vấn đề đáng quan tâm hiện nay về sách trên thị trường như thế nào?

- Hiện nay khối lượng sách đồ sộ, lượng kiến thức có trong quyển sách này lại có thể giống hệt những kiến thức trong quyển sách khác, chỉ khác nhau ở lớp bìa bên ngoài làm cho người đọc mất phương hướng, không biết nên lựa chọn thế nào cho thích hợp, nên họ chỉ còn cách duy nhất là mua tất cả và đọc tất cả chúng. Thời gian thì mất nhiều mà lượng kiến thức vẫn vậy. Trên thị trường hiện nay lại có sự xuất hiện của những cuốn sách mang nội dung không lành mạnh, không những không cung cấp tri thức mà còn đầu độc người đọc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến người đọc và xã hội.

* Câu hỏi 3:

- Vậy theo tác giả, chúng ta cần đưa ra những giải pháp nào để giải quyết những vấn đề trên ạ?

- Trước khi mua sách, người đọc(nhất là đối tượng học sinh, sinh viên) nên hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm (như chuyên gia, thầy giáo, cha mẹ....) để có một sự lựa chọn chính xác nhất. Các cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lí chặt chẽ hơn đối với việc xuất bản và lưu hành những sản phẩm văn hóa để tránh tình trạng những sản phẩm độc hại trôi nổi trên thị trường ảnh hưởng đến người tiêu dùng, mà ở dây là những độc giả. Nhà trường nên tổ chức những buổi giới thiệu sách cho học sinh để học sinh có thêm thông tin về những quyển sách bổ ích, thiết thực cho mình.

HĐ3 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 124 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với hiểu biết của em về lịch sử văn học Việt Nam hãy lên danh mục những tác phẩm tiêu biểu cần đọc trong từng thời kì. Chọn đọc một số tác phẩm mà em yêu thích và ghi chú thông tin vào phiếu đọc theo gợi ý.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân để chọn đọc và ghi chú thông tin.

Lời giải chi tiết:

* Chọn đọc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

a.

- Mối quan hệ giữa tác phẩm và bối cảnh lịch sử xã hội: Có mối quan hệ chặt chẽ. Nguyễn Du đã thông qua nội dung tác phẩm để lên án phê phán gay gắt xã hội phong kiến.

b.

- Thể loại: Thơ lục bát.

- Chữ viết: Chữ Nôm.

- Đề tài: Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

c.

- Đặc điểm nghệ thuật: Truyện Kiều là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ thể loại (Văn học dân tộc; thể thơ lục bát; nghệ thuật tự sự; Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên; khắc họa tính cách, tâm lý con người).

- Đặc điểm nội dung:

+ Giá trị nhân đạo: Đề cao tự do, ước mơ đẹp về tình yêu; khát vọng công lí, khát vọng về quyền sống... Ca ngợi phẩm chất con người (Kiều: Đẹp, tài, trí, hiếu thảo, trung hậu, vị tha).

+ Giá trị hiện thực: Bức tranh hiện thực về một xã hội bất công. Tiếng nói lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.

d.

- Ảnh hưởng: Tác phẩm được rất nhiều độc giả đón nhận và được dịch ra rất nhiều thứ tiếng, phát hành ở nhiều các nước.

e.

- Những thông điệp:

+ Chúng ta cần biết đấu tranh vì hạnh phúc của chính mình.

+ Không ngừng cố gắng nỗ lực không chỉ cần vẻ đẹp bên ngoài mà còn là tri thức, vẻ đẹp bên trọng.

+ Cần biết lên án phê phán những bất công của xã hội, đấu tranh vì một xã hội phát triển hơn.

HĐ3 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 124 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Đọc văn bản dưới đây hoặc sưu tầm, tìm đọc văn bản có nội dung, cảm xúc tương đồng và ghi chép các thông tin về những vấn đề.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân để chọn đọc và ghi chú thông tin.

Lời giải chi tiết:

a.

- Tác phẩm có mối quan hệ chặt chẽ về nội dung và hình thức với “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

+ Thể thơ: Lục bát.

+ Ngôn từ bình dị mang nhiều cảm xúc.

+ Tình huống, hình tượng: Nhà thơ về thăm mộ Nguyễn Du được đặt trong khung cảnh hay nói rõ hơn là cảnh huống đã tạo ra cho nhà thơ các cung bậc đan xen xúc động, các ngẫm ngợi lắng sâu và lay thức.

+ Bài thơ “Bên mộ cụ Nguyễn Du” là một khúc ca tưởng niệm tâm tình và từ đó khái quát lên một tâm tình nhân đạo về vẻ đẹp của thi nhân và thế hệ mai sau ngưỡng vọng về cụ.

b.

- Tính chất “đặc biệt” của tác giả - độc giả: Từ cái khoảng cách ngưỡng mộ khi nhà thơ gọi Đại thi hào là cụ “Nguyễn Tiên Điền” đến rút ngắn lại tiếng gọi thiết tha của con cháu tri âm đồng cảm “Rưng rưng con đọc với chiều Nghi Xuân”. Bài thơ cũng là một tấm bia tinh thần nhân văn, nhân ái trong lòng người quý vọng bậc Đại thi hào khi hôm nay chúng ta về thăm khu mộ hoành tráng tôn kính trong nắng thu vàng đầy ắp tiếng chim, rực rỡ những bó hoa viếng mộ.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close