Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thứcSo sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 83 SGK Văn 9 Kết nối tri thức So sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha) với đoạn trích sau: Hai nàng tránh không được, phải cùng bước ra chào. Kim Trọng chắp tay cúi lễ rồi lui ra thì thấy Thúy Kiều mày nhỏ mà dàu, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào; còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng, khó mô tả… Bị sắc đẹp quyến rũ, Kim Trọng bất giác thần hồn phiêu bạt, nghĩ thầm: “Nọc tương tư này tai hại lắm đây”. Lại âm thầm phát thệ: “Mình mà không được hai nàng làm vợ thì suốt đời sẽ chẳng lấy ai”. Nhưng vì ngại có Vương Quan, không tiện đứng lâu, đành cùng nhau từ biệt. Đồng thời, Vương Viên ngoại cũng sai người đem kiệu đến đón. Hai nàng lên kiệu về nhà. (Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn Đức Vân – Nguyễn Khắc Hanh dịch, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và hiệu đính, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008, tr. 17 – 18) Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ và đoạn trích của Thanh Tâm Tài Nhân. Lời giải chi tiết: - Giống nhau: Đều thể hiện khung cảnh lần đầu tiên Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau và sự ấn tượng của Kim Trọng với Thúy Kiều. - Khác nhau: + Kim – Kiều gặp gỡ (Nguyễn Du): Khung cảnh hai nhân vật gặp nhau là ở ngoài, không gian mở có cảnh vật thiên nhiên. Không xuất hiện hình ảnh Thúy Vân. Tác giả thể hiện rõ sự ấn tượng của Kim Trọng với Thúy Kiều và cũng thể hiện sự ấn tượng của Thúy Kiều với Kim Trọng. + Trong đoạn trích của Thanh Tâm Tài Nhân: Khung cảnh gặp gỡ không phải không gian mở. Kim Trọng gặp được cả Thúy Vân lẫn Thúy Kiều. Không miêu tả hình ảnh bên ngoài của Kim Trọng. Thể hiện sự mong muốn lấy cả hai của Kim Trọng (không chỉ ấn tượng với Thúy Kiều mà Kim Trọng còn ấn tượng với cả Thúy Vân). -> Cách miêu tả mang những nét riêng của từng tác giả. Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 84 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền thông tin phù hợp về các văn bản đọc trong bài.
Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức phần đọc để lập bảng Lời giải chi tiết:
Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 84 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Tự chọn một đoạn thơ (tối thiểu 12 câu) trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) hoặc Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) và thực hiện các yêu cầu sau: a. Xác định bố cục của đoạn trích và nêu ý chính của từng phần. b. Phân tích hình tượng thiên nhiên hoặc hình tượng con người trong đoạn trích. c. Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức để lựa chọn đoạn thơ và thực hiện yêu cầu Lời giải chi tiết: - Chọn Chị em Thúy Kiều a. - Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của phần 1: Gặp gỡ và đính ước. - Bố cục: + Đoạn 1 (4 câu đầu): giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều. + Đoạn 2 (4 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân. + Đoạn 3 (12 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều. + Đoạn 4 (4 câu cuối): Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em. b. * Hình tượng Thúy Vân: - Câu thơ mở đầu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân, “trang trọng” gợi vẻ cao sang, quý phái. - Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với những thứ đẹp nhất trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. - Chân dung Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ mái tóc đến nụ cười, giọng nói, phong thái ứng xử nghiêm trang: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, lông mày sắc nét như ngài, miệng tươi như hoa, đoạn trang như ngọc,... - Chân dung dự đoán số phận: “mây thua”, “tuyết nhường” ⇒ số phận êm đềm. c. - Nội dung: Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều, đây là biểu hiện cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du. - Nghệ thuật: Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích là nghệ thuật khắc họa nhân vật lí tưởng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng – lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp của con người, không miêu tả chi tiết cụ thể mà tả để gợi, sử dụng biện pháp đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.
Quảng cáo
|