Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thứcHãy giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc bộ phim kể về một mối tình để lại cho em ấn tượng đẹp. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Trước khi đọc Trả lời Câu hỏi Trước khi đọc trang 66 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Hãy giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc bộ phim kể về một mối tình để lại cho em ấn tượng đẹp. Phương pháp giải: Dựa vào hiểu biết cá nhân để chia sẻ về tác phẩm hoặc bộ phim Lời giải chi tiết: - Tác phẩm văn học: Truyện Lục Vân Tiên. + Tác phẩm ngoài việc làm nổi bật lên hình ảnh anh hùng đầy khí phách của nhân vật Lục Vân Tiên. Bên cạnh đó em còn rất ấn tượng với mối tình của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Vân Tiên từ giã phản hồi, Nguyệt Nga than thở: "Tình ôi là tình! Nghĩ mình mà ngán cho mình, Nỗi ơn chưa trả, nỗi tình lại vương" Sau này vì từ chối Bùi Kiệm và con trai Thái sư đương triều, nàng bị dâng đi cống giặc Ô Qua. Trên đường đi, Nguyệt Nga ôm bức tượng Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn. Câu chuyện kết thúc có hậu khi nàng nương nhờ bà lão dệt vải thì Lục Vân Tiên thắng giặc Ô Qua trên đường về bị lạc, ghé hỏi đường bà lão. Hai người gặp nhau trong niềm hạnh phúc. Nàng bèn tỏ thiệt một khi, Vân Tiên vội vã xuống quỳ vòng tay, Thưa rằng: "May gặp nàng đây, Xin đền ba lạy sẽ bày nguồn cơn. Để lời thệ hải minh sơn, Mang ơn trước phải đền ơn cho rồi. Vân Tiên vốn thiệt là tôi, Gặp nhau nay đã phỉ rồi ước mơ."
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Tác phẩm văn học: Truyện Lục Vân Tiên - ngoài việc làm nổi bật lên hình ảnh anh hùng đầy khí phách của nhân vật Lục Vân Tiên. Bên cạnh đó em còn rất ấn tượng với mối tình của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Tác phẩm văn học kể về một mối tình để lại cho em ấn tượng đẹp là vở kịch Romeo và Juliet của nhà văn William Shakespeare. Vở kịch được sáng tác vào khoảng năm 1594 - 1595, kể về câu chuyện tình giữa Romeo và Juliet. Romeo và Juliet yêu nhau thắm thiết, nhưng tình yêu đó bị hai gia đình ngăn cấm bởi có mối thù dòng tộc. Juliet bị bố mẹ ép gả cho bá tước Paris. Để không phải cưới bá tước, nàng đã uống một liều thuốc ngủ để giả chết. Romeo tưởng Juliet đã chết thật, chàng đau đớn rồi tự kết liễu đời mình để theo người yêu. Juliet tỉnh dậy. thấy xác Romeo, nàng đã tự rút dao để tự vẫn. Cái chết tang thương và tình yêu đẹp của họ đã hóa giải sự thù hận cho hai bên gia đình. Điều đặc biệt nhất của vở kịch là nó dựa trên một câu chuyện có thật xảy ra tại Ý thời Trung Cổ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc văn bản 1 Trả lời Câu hỏi 1 Đọc văn bản trang 66 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Sự xuất hiện của nhân vật Kim Trọng. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn đầu để chỉ ra sự xuất hiện của nhân vật Kim Trọng Lời giải chi tiết: Kim Trọng xuất hiện với sự trang nhã lịch sự, phong cách của một kẻ sĩ. Mỗi bước đi của chàng, cảnh vật như sáng bừng lên; cỏ cây, không gian có một sự hóa thân kỳ diệu, trở nên diễm lệ ngào ngạt sắc hương
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Kim Trọng xuất hiện với sự trang nhã lịch sự, phong cách của một kẻ sĩ. - Kim Trọng xuất hiện trong hoàn cảnh gặp chị em Thúy Kiều ở mộ Đạm Tiên. - Kim Trọng xuất hiện toát lên vẻ: + Nền phú hậu bậc tài danh. + Văn chương nết đất thông minh tính trời. + Phong tư tài mạo tót vời. + Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa. - Sự xuất hiện của Kim Trọng đã khiến Thúy Kiều này sinh tình cảm với Kim Trọng, mở đầu cho mối tình Kim - Kiều.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc văn bản 2 Trả lời Câu hỏi 2 Đọc văn bản trang 67 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật. Phương pháp giải: Đọc đoạn tiếp theo để xác định những từ ngữ hình ảnh miêu tả cảm xúc tâm trạng của nhân vật. Lời giải chi tiết: - Tâm trạng chung của hai nhân vật được thể hiện qua câu thơ “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. + Hai trái tim đa tình, đa cảm đã có một tiếng nói chung. Thế nhưng vẫn dịu dàng, e ấp và kín đáo. - Người đẹp đã làm cho chàng Kim choáng váng: "Chập chờn cơn tỉnh cơn mê". Trước tiếng sét ái tình. Kim Trọng vốn hào hoa, phong nhã đã làm chủ được tâm hồn trong một cuộc tình trường: "Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn". Cuộc chia li không thể không diễn ra. Khoảnh khắc chia li của lứa đôi trong buổi đầu gặp gỡ mang theo bao tình lưu luyến.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
“Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”, "Chập chờn cơn tỉnh cơn mê", "Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn". - Từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng Thúy Kiều; + E lệ. + Ngổn ngang. + Một mình nặng ngắm bóng nga. + Nỗi xa bời bời. + Tình trong như đã mặt ngoài còn e. - Từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng của Kim Trọng: + Tình trong như đã mặt ngoài còn e. + Chập chờn cơn tỉnh cơn mê. + Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn. + Cơn buồn. + Khách đà lên ngựa người còn nghé theo. - Từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng Thúy Vân: + E lệ. + Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc văn bản 3 Trả lời Câu hỏi 3 Đọc văn bản trang 67 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Bức tranh thiên nhiên. Phương pháp giải: Đọc kĩ những câu thơ tiếp để miêu tả về bức tranh thiên nhiên Lời giải chi tiết: - Cảnh vật và hồn người đã để lại dấu ấn trong lòng mỗi chúng ta qua một vần thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút. "Dưới cầu nước chảy trong veo, Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha". + Chiếc cầu và dòng nước trong veo, cành tơ liễu và bóng chiều thướt tha như những chứng nhân cho một thiên diễm tình giữa giai nhân và tài tử.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
"Dưới cầu nước chảy trong veo, Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha". - Bức tranh thiên nhiên trong bài tươi sáng, tràn đầy sức sống nhưng không kém vẻ yên bình, tĩnh lặng, thể hiện qua hình ảnh “bên cầu tơ liễu’, “giọt sương”, ‘mặt trời gác núi”, “chiêng đà thu không” - Đó còn là bức tranh đêm trăng thơ mộng, trữ tình, thể hiện qua hình ảnh “dưới cầu nước chảy”, “gương nga”, “bóng nga”. - Không đơn thuần chỉ là bức tranh thiên nhiên đẹp như tranh thủy mặc, bức tranh ấy còn ẩn chứa nỗi tương tư của Thúy Kiều với Kim Trọng, thể hiện qua hành động ngắm trăng của Thúy Kiều.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc văn bản 4 Trả lời Câu hỏi 4 Đọc văn bản trang 68 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Lời người kể chuyện và lời nhân vật. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn tiếp theo để nhận xét về lời người kể chuyện và lời nhân vật. Lời giải chi tiết: Ở trong đoạn thơ này, người kể chuyện như hóa thân vào nhân vật để trực tiếp bày tỏ tâm tư tình cảm: Thể hiện sự lo lắng, không yên vì cuộc sống không biết trước được điều gì, gặp gỡ người thương rồi cũng không biết sau này có thể thành đôi không.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Ở trong đoạn thơ này, người kể chuyện như hóa thân vào nhân vật để trực tiếp bày tỏ tâm tư tình cảm - Lời nhân vật: Là hai câu thơ than thở của Thúy Kiều: “Người mà đến thế thì thôi,/ Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!/ Người đâu gặp gỡ làm chi,/ Trăm năm biết có duyên gì hay không?”. Lời nhân vật trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật đó. - Lời người kể chuyện: Gồm toàn bộ những câu thơ còn lại. Lời người kể chuyện dùng để giới thiệu các nhân vật và dẫn dắt câu chuyện, đôi lúc sẽ bình phẩm về suy nghĩ, tâm trạng của các nhân vật.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 1 Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 69 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Đoạn trích có những nhân vật nào và kể về sự việc gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ cả bài thơ để xác định có những nhân vật và xác định sự việc Lời giải chi tiết: Cách 1 - Đoạn trích có nhân vật là Kim Trọng và Thúy Kiều. - Sự việc: Cuộc gặp gỡ của Kim Trọng và Thúy Kiều.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Nhân vật: Kim Trọng, Thúy Kiều. - Sự việc: Cuộc gặp gỡ của Kim Trọng và Thúy Kiều. - Đoạn trích có các nhân vật: Kim Trọng, Thúy Vân, Thúy Kiều, chàng Vương. - Đoạn trích kể về sự việc Kim Trọng tình cờ gặp chị em Thúy Kiều ở mộ Đạm Tiên, chàng liền này sinh tình cảm yêu thương, quyến luyến và sự việc Thúy Kiều trở về nhà với sự tương tư nhưng cũng “ngổn ngang trăm mối”.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 69 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Ở mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả bằng lời của ai? Qua đó, em hình dung được những gì về nhân vật? Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ để đưa ra lời khi miêu tả nhân vật Kim Trọng. Từ đó đưa ra lời giới thiệu và miêu tả. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Kim Trọng xuất hiện trong khung cảnh thiên nhiên êm đểm, thơ mộng Hài văn lần bước dặm xanh/ Một vùng như thể cây quỳnh cành dao: cỏ cây tươi đẹp, hữu tình (quỳnh và dao là hai loài cây cảnh thường được trồng cùng để tôn vẻ đẹp của nhau; cũng là biểu tượng cho sự cân xứng, hài hoà, quấn quýt). GV có thể mở rộng, so sánh với cảnh sắc thiên nhiên khi Thuý Kiều nhìn thấy ngôi mộ của Đạm Tiên (Sè sè nấm đất bên đường/ Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh) và khi nghe Vương Quan kể về cuộc đời ngắn ngủi, bất hạnh của nàng (Một vùng cỏ áy bóng tà/ Gió hiu hiu thổi một vài bông lau: cỏ cây úa tàn trong ánh tà dương, khung cảnh tiêu điều, hiu quạnh). Từ đó, có thể thấy, sự xuất hiện của chàng Kim khiến cảnh vật như được “hồi sinh" - chân Kim Trọng bước tới đâu, màu xanh trải theo tới đó! - Cử chỉ, hành động của Kim Trọng toát lên vẻ lịch lãm, nho nhã: từ xa đã “xuống ngựa tới nơi tự tình", bước chân khoan thai. - Nguồn gốc, lai lịch cao quý: gia đình giàu sang, bản tính thông minh, nổi tiếng tài hoa, cốt cách phong nhã. Nhân vật Kim Trọng được khắc hoạ với vẻ đẹp hoàn hảo, lí tưởng của mẫu người tài tử, văn nhân thời xưa.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Lời người kể chuyện. - Hình dung: nhân vật Kim Trọng là người thư sinh nho nhã thanh lịch, có tài năng, thông minh. - Ở mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả qua lời của tác giả (người kể chuyện). - Qua đó, em hình dung Kim Trọng là người: + Thuộc dòng dõi quý tộc, trâm anh thế phiệt. + Tướng mạo hào hoa, hài hoa, tươi sáng, tuấn tú. + Tài năng văn chương hơn người, thông minh ngút trời. + Là người phong nhã, cư xử lịch sự, hào hiệp => Kim Trọng là con người đẹp toàn diện
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 69 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Trong mười dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du đã tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của những nhân vật nào? Phân tích từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để thể hiện cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật đó. Phương pháp giải: Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để chỉ ra những nhân vật được thể hiện trong mười dòng thơ tiếp theo. Phân tích từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để thể hiện cảm xúc, tâm trạng Lời giải chi tiết: Cách 1 - Đoạn thơ tập trung khám phá, thể hiện cảm xúc, tâm trạng của hai nhân vật Thuý Kiều và Kim Trọng: + Hai dòng thơ đầu (Bóng hồng nhác thấy nẻo xa/ Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai) miêu tả cảm giác của Kim Trọng khi gặp chị em Thuý Kiểu: Dù ở khoảng cách xa và mới chỉ “thoáng nhìn” song đã ngỡ ngàng, ngưỡng mộ vẻ đẹp “mặn mà” của hai thiếu nữ. + Bốn dòng thơ tiếp (Người quốc sắc kẻ thiên tài ... Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn) thể hiện một cách tinh tế những trạng thái cảm xúc của tình yêu chớm nở ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên giữa Kim Trọng và Thuý Kiều: Người quốc sắc kẻ thiên tài/ Tình trong như đã mặt ngoài còn e. Tình yêu “sét đánh” nhưng bị ràng buộc bởi lễ giáo khắt khe nên nhiều ngại ngùng, bối rối mà vẫn nồng nàn, say đắm (Chập chờn cơn tỉnh cơn mê), quyến luyến không muốn từ biệt (Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn). + Bốn dòng thơ cuối tái hiện khoảnh khắc từ biệt đầy vấn vương, lưu luyến: Thời gian, không gian của buổi hoàng hôn khơi lên nỗi buồn chia biệt; cái nhìn ẩn chứa bao ý tình của người thiếu nữ khuê các: Khách đà lên ngựa người còn nghé theo. Đặc biệt, nhà thơ đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để tái hiện những cảm xúc tinh tế của đôi trái tim “lần đầu rung động nỗi thương yêu” (Xuân Diệu). Vẫn là không gian êm đềm với “ngọn tiểu khê” và nhịp cầu nho nhỏ (Nao nao dòng nước uốn quanh/ Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang) nhưng giờ đây không còn vắng vẻ, đượm buồn mà trong trẻo, tươi sáng, sống động, tình tứ (Dưới cầu nước chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha). Đúng là cảnh vật được nhìn qua đôi mắt của tình yêu!
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật: Kim Trọng và Thúy Kiều. - Những từ ngữ tiêu biểu thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật: "Tình trong như đã mặt ngoài còn e", "giục cơn buồn", "người còn ghé theo" => Hai trái tim đa tình, đa cảm đã có một tiếng nói chung. Thế nhưng vẫn dịu dàng, e ấp và kín đáo - Trong mười dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Kim Trọng và Thúy Kiều. - Những từ ngữ tiêu biểu thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật: + Tình trong như đã mặt ngoài còn e + giục cơn buồn + người còn nghé theo -> Hai trái tim đa tình, đa cảm đã có một tiếng nói chung. Thế nhưng vẫn dịu dàng, e ấp và kín đáo: "Tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Người đẹp đã làm cho chàng Kim choáng váng: "Chập chờn cơn tỉnh cơn mê". Trước tiếng sét ái tình. Kim Trọng vốn hào hoa, phong nhã đã làm chủ được tâm hồn trong một cuộc tình trường: "Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn". Cuộc chia li không thể không diễn ra. Khoảnh khắc chia li của lứa đôi trong buổi đầu gặp gỡ mang theo bao tình lưu luyến. Hai vế tiểu đối mà ra hai phía chân trời, tình lưu luyến mến thương kéo dài vô tận: "Khách đà lên ngựa người còn ghé theo"
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 69 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Trong mười bốn dòng thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện (lời người kể chuyện, lời nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình) để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Em hãy: a. Phân tích đặc điểm của bức tranh thiên nhiên (thời gian, không gian, sự vật). Miêu tả bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả muốn thể hiện trạng thái cảm xúc nào ở nhân vật? b. Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật. Lời nhân vật được thể hiện ở hình thức nào và điều gì giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó? c. Cho biết nhân vật đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì trong lời nói của mình. Phương pháp giải: Đọc kĩ toàn bài thơ đặc biệt mười bốn dòng thơ cuối để trả lời các câu hỏi Lời giải chi tiết: Cách 1 a. Nhà thơ đã miêu tả khung cảnh một đêm trăng thơ mộng trong không gian êm đềm, riêng tư - nơi khuê phòng của người thiếu nữ. Mọi sự vật trong bức tranh thiên nhiên này đều tươi đẹp, tình tứ, tràn đầy xuân sắc. Vầng trăng sáng trong “chênh chếch” như đang nhòm qua song cửa; ánh trăng toả sắc vàng lộng lẫy trên mặt nước, chiếu qua vòm cây lá, in bóng trên nền sân - đẹp tựa tranh vẽ. Nhánh hoa mềm mại, duyên dáng, tình tứ không chỉ tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân mà còn gợi những xao xuyến, bâng khuâng, rung động trong trái tim người con gái bắt đầu yêu. b. - Lời người kể chuyện: “Dưới cầu nước chảy trong veo…Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà”. - Lời nhân vật: “Người mà đến thế thì thôi…Trăm năm biết có duyên gì hay không?” - Em nhận biết qua hình thức được để trong dấu ngoặc kép. c. Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên (bút pháp tả cảnh ngụ tình), lời kể và lời độc thoại để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật. Khi khái quát tâm trạng nhân vật Thuý Kiểu: - Trạng thái bâng khuâng, xao xuyến, mơ mộng sau cuộc gặp gỡ Tình trong như đã, mặt ngoài còn e với Kim Trọng. - Nỗi xót xa, thương cảm cho thân phận nàng Đạm Tiên nhan sắc, tài hoa mà bạc mệnh (Người mà đến thế thì thôi/ Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi). - Tâm trạng bồi hồi, khắc khoải vừa có nỗi âu lo vừa có niềm mong ước, hi vọng khi nghĩ về Kim Trọng (Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không?).
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
a. - Thời gian: Buổi chiều. - Không gian: gần bờ sông và trên cây cầu. - Sự vật: Dòng nước, cây liễu, ánh trăng, ngôi nhà. => Tác giả thể hiện cảm xúc, tình cảm những sự vật là minh chứng cho tình yêu giữa giai nhân và tài tử. b. - Lời người kể chuyện: “Dưới cầu nước chảy trong veo…Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà”. - Lời nhân vật: “Người mà đến thế thì thôi…Trăm năm biết có duyên gì hay không?” - Em nhận biết qua hình thức được để trong dấu ngoặc kép. c. Cảm xúc, suy nghĩ lo lắng, không yên tâm, không chắc chắn với mối lương duyên này. - Ở mười hai dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du đã tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Kim Trọng và Thúy Kiều, Thúy Vân. - Phân tích từ ngữ tiêu biểu: + Từ “đã” trong cụm “tình trong như đã” bộc lộ sự yêu mến, có ấn tượng sâu sắc với đối phương. Tuy nhiên, sự “đồng thuận” này chỉ mới nằm trong lòng, chưa được thể hiện ra ngoài mặt. + Từ e trong cụm “mặt ngoài còn e” miêu tả thái độ e ngại, ngượng ngùng, có chút không tự nhiên giữa ba người. Cũng có thể, đây cũng là sự e dè của Thúy Kiều khi vừa nghĩ đến Kim Trọng, vừa lo lắng “trăm mối trong lòng”. + Từ “chập chờn” diễn tả trạng thái lúc tỉnh lúc mơ, tinh thần rối bời bởi không xác định được cảm xúc lúc bấy giờ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 5 Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 70 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích. Phương pháp giải: Đọc lại toàn bộ bài thơ để nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật. Lời giải chi tiết: - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Trong đoạn trích, các nhân vật (Kim Trọng, Thuý Kiểu) đã được khắc hoạ ở cả hai phương diện “con người bên ngoài” (ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động) và "con người bên trong" (cảm xúc, suy nghĩ). Đặc biệt, tác giả đã kết hợp nhiều phương tiện nghệ thuật để khắc hoạ nhân vật: bút pháp tả cảnh ngụ tình, lời kể và lời độc thoại nội tâm, ... - Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: Đoạn trích cho thấy đóng góp to lớn của Nguyễn Du đối với sự phát triển của ngôn ngữ văn học dân tộc. Nhà thơ đã phát huy được sự phong phú, kì diệu của tiếng Việt; đồng thời sử dụng một cách sáng tạo các yếu tố ngôn ngữ vay mượn để làm giàu cho tiếng mẹ đẻ. Hệ thống từ Hán Việt được sử dụng theo xu hướng Việt hoá, kết hợp một cách nhuần nhuyễn với các từ thuần Việt.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: bút pháp ước lệ, diễn tả bằng một hệ thống từ ngữ Hán Việt để làm nổi bật chất tài hoa phong tình của kẻ thiên tài. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tả người, tả cảnh, tả tình để xây dựng nên bức chân dung một văn nhân lý tưởng trong con mắt và tâm hồn của giai nhân. - Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: Nguyễn Du đã miêu tả nhân vật Kim Trọng bằng bút pháp ước lệ, diễn tả bằng một hệ thống từ ngữ Hán Việt để làm nổi bật chất tài hoa phong tình của kẻ thiên tài. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nguyễn Du đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật đặc sắc về tả người, tả cảnh, tả tình để xây dựng nên bức chân dung một văn nhân lý tưởng trong con mắt và tâm hồn của giai nhân.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 6 Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 70 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Nêu chủ đề của đoạn trích; qua đó, nhận xét về tư tưởng, tình cảm của tác giả. Phương pháp giải: Đọc kĩ cả bài thơ để rút ra chủ đề và nhận xét về tư tưởng, tình cảm của tác giả. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Chủ đề: Cảm xúc, tình cảm của tình yêu đôi lứa. - Tư tưởng tình cảm: Sự tự do trong tình yêu đôi lứa, không bị gò bó trong khuôn phép phong kiến
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Chủ đề của đoạn trích: Tình yêu trong sáng, thắm thiết keo sơn của Thúy Kiều với Kim Trọng. - Nhận xét tư tưởng, tình cảm của tác giả: + Nguyễn Du đề cao tình cảm nam nữ, đặc biệt là tình cảm của người phụ nữ trong tình cảm. + Đây là một tư tưởng hết sức tiến bộ trong thời đại lúc bấy giờ, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội, gia đình. + Nguyễn Du cũng dành tình cảm yêu thương, quý trọng cho người phụ nữ, mong muốn họ làm chủ cuộc sống của mình. - Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp của tuổi trẻ, tình yêu tự do. - Nhận xét: tư tưởng phóng khoáng, mới mẻ; sự đồng cảm với khát vọng tình yêu cũng như thái độ trân trọng con người, đặc biệt là phụ nữ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Viết kết nối đọc Trả lời Câu hỏi Viết kết nối với đọc trang 70 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích 2 – 4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên mà em cho là đặc sắc trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ. Phương pháp giải: Đọc kĩ toàn bài thơ và miêu tả thiên nhiên mà em ấn tượng Lời giải chi tiết: Cách 1 Nguyễn Du đã miêu tả thiên nhiên rất ấn tượng trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ. “Dưới cầu nước chảy trong veo/Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”. Qua hai câu thơ, tác giả đã tạo nên bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà với những sự vật, khung cảnh đầy tình tứ. Biện pháp nghệ thuật đối được tác giả sử dụng rất tinh tế “dưới cầu; bên cầu” tạo nên sự đối xưng trong bức tranh thiên nhiên. Chao ôi! Còn gì tuyệt vời hơn khi trước mắt chúng ta là một dòng sông nước chảy trong veo cùng với những cây liễu thướt tha như đang khoe dáng bên bờ sông. Hai câu thơ đã tạo nên bức tranh thiên nhiên thật thơ mộng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Khi đọc đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ, em luôn đọc đi đọc lại hai dòng thơ miêu tả thiên nhiên rất đặc sắc: “Gương nga chênh chếch dòm song,/ Vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân”. Hai dòng thơ miêu tả vẻ đẹp đầy chất thơ, tĩnh lặng và tươi sáng vào đêm trăng. Bằng ngòi bút nhân hóa điêu luyện, Nguyễn Du đã khiến vầng trăng vốn chỉ biết nằm im lìm trên trời cũng biết ngó ngàng xung quang: “Gương nga chênh chếch dòm song”. Từ láy ‘chênh chếch” chỉ hành động hơi nghiêng về một phía. Vầng trăng cũng giống như Thúy Kiều, tựa đầu cửa sổ, nghiêng nhìn sang phía Kim Trọng với nỗi tương tư. Cả không gian ban đêm chợt bừng sáng bởi ảnh trăng dịu nhẹ: “Vàng treo ngấn nước cây lồng bóng sân”. Mặt nước sóng sánh ánh trăng, lấp lánh như chứa ngàn mặt trăng nhỏ ở dưới đáy sông. Ánh trăng chiếu xuống cây, khiến bóng cây che đi cả một khoảng sân. Cảnh vật êm đềm biết bao, từng dòng thơ đi vào lòng người biết nhường nào! Trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ, tôi đặc biệt ấn tượng với hai câu thơ miêu tả thiên nhiên là “Gương nga chênh chếch dòm song,/ Vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân”. Nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp đầy chất thơ, tĩnh lặng và tươi sáng vào đêm trăng. Vầng trăng là sự vật vô tri nhưng nay cũng biết ngó ngàng xung quanh: “Gương nga chênh chếch dòm song”. Cách sử dụng từ láy “chênh chếch” gợi tả hành động đang nghiêng hẳn về một phía. Có thể thấy rằng, vầng trăng cũng như nàng Kiều, đang tựa đầu cửa sổ, nghiêng nhìn sang phía Kim Trọng. Nỗi nhớ tương tư càng trở nên da diết. Bỗng chiếc, không gian bian ban đêm chợt bừng sáng bởi ánh trăng dịu nhẹ: “Vàng treo ngấn nước cây lồng bóng sân”. Mặt nước sóng sánh ánh trăng, lấp lánh như chứa ngàn mặt trăng nhỏ ở dưới đáy sông. Ánh trăng chiếu xuống cây, khiến bóng cây che đi cả một khoảng sân.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Quảng cáo
|