Soạn bài Phiếu học tập số 2 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thứcXác định loại văn bản của đoạn trích. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Chọn phương án đúng 1 Trả lời Câu hỏi 1 Đọc - Chọn phương án đúng trang 136 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Xác định loại văn bản của đoạn trích. A. Văn bản thông tin B. Văn bản nghị luận C. Văn bản văn học Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để chọn phương án đúng. Lời giải chi tiết: Chọn đáp án B. Chọn phương án đúng 2 Trả lời Câu hỏi 2 Đọc - Chọn phương án đúng trang 136 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Vấn đề chính mà bài phát biểu đề cập đến là gì? A. Quyền con người của cả nam và nữ nói chung B. Quyền bình đẳng về cơ hội của phụ nữ trong các lĩnh vực C. Quyền được sống trong hòa bình của mọi người D. Quyền được học tập và bảo vệ của phụ nữ và trẻ em trong hòa bình Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để chọn phương án đúng. Lời giải chi tiết: Chọn đáp án C. Chọn phương án đúng 3 Trả lời Câu hỏi 3 Đọc - Chọn phương án đúng trang 136 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Người trình bày vấn đề xác định tư cách, vị thế nào để nêu ý kiến? A. Một cá nhân vị xâm phạm nhân quyền cần cất lên tiếng nói của mình. B. Một người đại diện cho tất cả những người cần được bảo vệ nhân quyền. C. Một người phụ nữ bị áp bức, bị tước đoạt quyền học tập cần bảo vệ chính mình. D. Một người dân Pa-ki-xtan bị xâm phạm nhân quyền, cần đấu tranh. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để chọn phương án đúng. Lời giải chi tiết: Chọn đáp án B. Chọn phương án đúng 4 Trả lời Câu hỏi 4 Đọc - Chọn phương án đúng trang 136 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Mục đích chính của người nói được thể hiện trong đoạn trích trên là gì? A. Nêu rõ trước Liên hợp quốc vấn đề vi phạm nhân quyền với phụ nữ và trẻ em và sự cần thiết phải hành động để bảo vệ những quyền đó. B. Trình bày rõ vấn đề quyền được học tập của phụ nữ và trẻ em đang bị xâm phạm, kêu gọi hành động để bảo vệ quyền đó. C. Kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới và Liên hợp quốc hành động, thay đổi chính sách vì quyền được học tập và bảo vệ của phụ nữ và trẻ em. D. Tố cáo thực trạng xâm phạm quyền học tập và quyền sống của phụ nữ và trẻ em ở các nước chậm phát triển trên thế giới. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để chọn phương án đúng. Lời giải chi tiết: Chọn đáp án A. Chọn phương án đúng 5 Trả lời Câu hỏi 5 Đọc - Chọn phương án đúng trang 136 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Xác định biện pháp tu từ thể hiện ở các từ in đậm trong câu “Khi nhìn thấy bóng tối, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của ánh sáng”. A. So sánh B. Hoán dụ C. Nhân hóa D. Ẩn dụ Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để chọn phương án đúng. Lời giải chi tiết: Chọn đáp án C Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 137 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Đối tượng hướng tới để tác động của văn bản là những người hoặc tổ chức nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để xác định đối tượng. Lời giải chi tiết: Đối tượng: Những người không được lên tiếng và lãnh đạo thế giới. Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 137 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Người trình bày đã dùng những yếu tố nào để nêu thông tin khách quan, bày tỏ ý kiến và tác động tới đối tượng cần thuyết phục Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để chỉ ra các yếu tố. Lời giải chi tiết: Các yếu tố: Minh chứng cụ thể: Với chính bản thân, về sinh viên trường y bị giết, nhiều nơi trên thế giới trẻ em đang không được đi học do chiến tranh, xung đột… Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 137 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Vấn đề cần được trình bày được triển khai trong các phần của văn bản như thế nào? Nêu rõ mục đích và ý chính của từng phần. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để thực hiện yêu cầu Lời giải chi tiết: - Triển khai trong các phần: + Phần 1: Đưa ra vấn đề về nhân quyền. + Phần 2: Tiếng nói không chỉ đại diện của nhân vật tôi mà còn của rất nhiều người khác. + Phần 3: Những minh chứng cụ thể của việc nhân quyền đang không được đảm bảo. + Phần 4: Kêu gọi mọi người đấu tranh và những người lãnh đạo cần quan tâm và bảo vệ. Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 137 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Trong phần 3 của văn bản, tác giả cho rằng “Khi nhìn thấy bóng tối, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của ánh sáng”. Theo em vấn đề này được nêu như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để đưa ra ý kiến. Lời giải chi tiết: - Theo em, vấn đề này hoàn toàn đúng. - Vì nếu như chúng ta luôn sống trong hòa bình, yên ổn (ánh sáng) chúng ta sẽ không biết quý trọng giữ gìn nó, nhưng đến khi chiến tranh kéo tới, con người phải sống trong bất ổn, sợ hãi (bóng tối) chúng ta mới nhận ra việc hòa bình, ổn định quan trọng tới mức nào. Lúc đó chúng ta mới quý trọng thứu “ánh sáng” đó. Viết Trả lời Câu hỏi Viết trang 137 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Viết bài văn nghị luận về việc học tập có thực sự cần thiết và đem lại những lợi ích nào cho cuộc sống của mỗi trẻ em trên thế giới? Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức và viết bài văn hoàn chỉnh. Lời giải chi tiết: Công việc học tập đang từng ngày được xã hội hoá, nhà nhà học tập, người người học tập. Nhưng đến với công việc này, mỗi người có một cách thức học tập, một mục đích học tập khác nhau. Vậy cần nhìn nhận vấn đề học tập ngày nay như thế nào? Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đacuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay. Tuy nhiên vẫn có không ít những bạn học sinh mải chơi quên học, hoặc nếu có cũng chỉ là học vẹt, học đối phó. Đó quả thực là những hành động hết sức sai lầm. Các bạn hãy đến với những em nhỏ lang thang, hãy nhìn những khuôn mặt nhỏ bé, những đôi mắt thơ ngây luôn ao ước được một lần cắp sách tới trường như bao bạn nhỏ khác. Lúc đó các bạn sẽ nghĩ sao? Chúng ta được may mắn hơn các bạn bé nhỏ ấy, chúng ta được cha mẹ yêu thương, được thầy cô tận tình dạy dỗ, vậy mà chúng ta lại không học, lại coi thường việc học. Như vậy chẳng phải thật đáng trách sao? Lúc ấu thơ, ngoài bản năng tự nhiên là khóc và ăn thì mọi thao tác còn lại đều phải trải qua một quá trình học tập. Những người cha, người mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ biết lẫy, biết bò. Vậy đấy, ngay từ khi còn nhỏ, khi chưa phải đến trường thì bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải học, phải trải qua một sự khổ công. Để rồi đến khi lớn lên, cắp sách tới trường, thầy cô dạy ta biết đọc biết viết, học những thao tác ngồi, cầm bút viết. Lớn hơn nữa, thầy cô lại dạy cho tà kiến thức theo từng cấp học phù hợp với khả năng nhận thức, để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, công việc. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta trở thành những con ngoan trò giỏi. Học là để trưởng thành, để hòa nhập với cuộc sống văn minh, có khả năng thích ứng với những tiến bộ khoa học. Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc. Việc học tập không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị hay hoàn cảnh xã hội mà tuỳ theo ham muốn hiểu biết của mỗi con người. Khi còn nhỏ đang ở lứa tuổi cắp sách đến trường, thầy cô dạy cho ta rất nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội... vì vậy mà chúng ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội để học tập. Và đến tuổi trưởng thành chuẩn bị bước chân vào đời, để tự lập bằng vốn kiến thức của mình được trang bị trong nhà trường, chúng ta vẫn phải tìm tòi nghiên cứu không ngừng trong công việc, sách báo... để nâng cao tay nghề, trình độ. Thông thường một người trong nhà trường học giỏi thì ra trường cũng sẽ làm việc tốt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì vậy, chúng ta phải học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người đi trước mình, lớn tuổi hơn mình, những đồng nghiệp xung quanh mình để làm sao lấp đầy những khoảng trống mà mình thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc... Mỗi học sinh chúng ta cần phải nhận rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, trong thời kỳ đang sống nhờ vào gia đình và xã hội. Nhưng học bằng cách nào để đạt kết quả tốt. Phương pháp học tập có rất nhiều ta có thể học qua sách vở. Ở trường, ta được sự dạy dỗ của thầy cô và bạn bè nhưng cũng cần đọc thêm báo chí, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về xã hội ngày nay. Mỗi lúc vấp ngã ta đều phải tự biết rút cho mình những kinh nghiệm vì đó là những kiến thức thực tế quý báu, trang bị cho ta hành trang vào đời. Ở các thành phố hiện đại, việc học của học sinh, sinh viên được chăm lo đầy đủ nhưng ở các vùng quê nghèo thì việc học chưa được chú trọng. Người dân chưa nắm rõ được ý nghĩa lớn lao khi cho con em mình đến trường. Rất nhiều em học sinh phải bỏ dở việc học hành để sống cuộc sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như cha ông họ. Thật là đáng tiếc thay khi có những học sinh được sự quan tâm của gia đình, xã hội được lo lắng đầy đủ vật chất lại không biết quý trọng. Đây là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh "lười học". Đó không phải là những tấm gương "sáng". Chúng ta hãy học tập theo các thế hệ cha ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn... những Lê Bá Khánh Trình, Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn... để trở thành con người có ích. Ngày nay đất nước đã phát triển, việc học đã được chú trọng, tuy nhiên, việc học của học sinh vẫn còn nhiều hiện tượng gây bức xúc. Không chỉ có chuyện học lực kém của nhiều học sinh, mà còn nhiều vấn đề nữa rất đáng phải xem xét lại. Đó là tình trạng cận thị ở học đường. Do học quá nhiều, lại thêm chơi các trò chơi điện tử nên số lượng cận thị tăng lên rất nhanh. Một số học sinh có ý thức học tập rất kém, thường xuyên trốn tiết để đi chơi. Lười biếng và ham quậy phá, sẽ rất khó để họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Đây là những "con sâu làm rầu nồi canh” cần được chỉnh đốn cách thức và mục đích học tập. Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích lũy được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng cũng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học. Nói và nghe Trả lời Câu hỏi Nói và nghe trang 137 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Thảo luận về vấn đề giáo dục có thực sự làm thay đổi cuộc sống của mỗi con người? Phương pháp giải: Đọc kĩ đề bài và dựa vào hiểu biết cá nhân để thảo luận. Lời giải chi tiết: Không ai sinh ra đã là thiên tài. Để trở thành thiên tài là cả một quá trình học tập, rèn luyện bản thân vô cùng nghiêm khắc. Chúng ta ai cũng hiểu được vai trò to lớn của giáo dục, bởi lẽ: Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới. Giáo dục là hình thức học tập phổ biến nhất của con người mà thông qua đó chúng ta được tiếp thu những nguồn tri thức mới từ nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm cả kiến thức lí thuyết, kĩ năng thực hành, những kinh nghiệm của người đi trước, những thói quen được hình thành,... dưới sự giảng dạy, hướng dẫn, đào tạo hoặc nghiên cứu. Giáo dục đã tạo ra sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, gián tiếp làm thay đổi thế giới thông qua việc đào tạo ra những con người có bộ óc siêu phàm cùng những kĩ năng tuyệt đỉnh. Con người đã sử dụng giáo dục như một thứ công cụ thần kỳ để tạo ra những bước tiến vĩ đại trong lịch sử loài người, kéo chúng ta ra khỏi sự tối tăm, buồn tẻ, sự đau đớn bệnh tật, sự mệt mỏi về thể xác trong lao động tay chân và nhiều những vấn đề khác nữa. Một hệ thống giáo dục tốt sẽ tạo ra những con người có nhân cách tốt đẹp, phẩm chất đạo đức đáng quý, luôn hướng về cộng đồng, về thế giới, có cái nhìn khách quan. Tuy nhên trong xã hội vẫn còn có nhiều người nhận sự giáo dục một cách khiên cưỡng nửa vời, với tâm thế đối phó và hời hợt, lại có những người không nhận được sự giáo dưỡng từ gia đình và xã hội và cũng không tự nỗ lực học tập những người này dễ trở thành người có nhân phẩm tồi tệ, gây hại cho cộng đồng, trở thành gánh nặng của cả xã hội. Mỗi chúng ta có một điều kiện sống, điều kiện phát triển khác nhau, hãy luôn cố gắng học tập, tiếp thu những tinh hoa giáo dục để hoàn thiện bản thân cũng như cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội.
Quảng cáo
|