Soạn bài Ôn tập học kì 2 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thứcVận dụng tri thứ văn học và hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử, hãy lập bẳng tóm tắt hoặc sơ đồ liệt kê các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong mỗi thời kì. Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 Ôn tập kiến thức trang 131 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Vận dụng tri thứ văn học và hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử, hãy lập bẳng tóm tắt hoặc sơ đồ liệt kê các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong mỗi thời kì. Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức về văn bản đọc để điền thông tin phù hợp. Lời giải chi tiết:
Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 Ôn tập kiến thức trang 131 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Truyện trinh thám có đặc điểm gì khác biệt so với truyện truyền kì và truyện thơ Nôm? Hãy lập bảng so sánh đặc điểm của các thể loại này. Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức để chỉ ra sự khác biệt. Lời giải chi tiết:
Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 Ôn tập kiến thức trang 131 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Lập danh mục và tóm tắt đặc điểm nghệ thuật, nội dung của các bài thơ đã học ở lớp 9. Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức phần đọc về thể loại thơ để lập bảng. Lời giải chi tiết:
Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 Ôn tập kiến thức trang 132 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Nêu ngắn gọn đặc điểm của các văn bản thông tin và văn bản nghị luận trong các bài học của Ngữ văn 9 tập hai. Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức phần đọc để đưa ra. Lời giải chi tiết: - Văn bản thông tin: + Văn bản thông tin là loại văn bản dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc nào đó,... Văn bản thông tin là văn bản có mục đích chuyển tải thông tin một cách tin cậy, xác thực. + Văn bản thông tin mang tính chính xác, tính khách quan, tính đa dạng, tính hữu ích, tính đầy đủ… - Văn bản nghị luận: + Văn nghị luận là một dạng mà trong bài viết, người nói tác giả dùng chủ yếu các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra những điểm nhấn, luận điểm nhằm xác định chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được những tư tường, quan điểm của tác giả gửi gắm vào tác phẩm. + Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. + Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Luận điểm thường được thể hiện bằng một phán đoán mang ý nghĩa khẳng định những tính chất, thuộc tính của vấn đề, những khía cạnh nội dung được triển khai để làm sáng tỏ luận đề. Các luận điểm trong bài văn nghị luận được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống hợp lý, đầy đủ và được triển khai bằng những lý lẽ, dẫn chứng hợp lý để làm sáng tỏ vấn đề mà luận điểm đặt ra. Câu 5 Trả lời Câu hỏi 5 Ôn tập kiến thức trang 132 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Tóm tắt các kiến thức tiếng Việt mới mà em đã được học trong các bài học của Ngữ văn 9, tập hai. Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức về phần tiếng Việt để chỉ ra. Lời giải chi tiết: - Các kiến thức tiếng Việt: + Lựa chọn câu đơn, câu ghép. + Nghĩa mới của từ ngữ và từ mới. + Mở rộng cấu trúc câu. Câu 6 Trả lời Câu hỏi 6 Ôn tập kiến thức trang 132 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Nêu những kiểu bài viết, yêu cầu của từng kiểu bài mà em đã thực hành ở Ngữ văn 9 tập hai. Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức về phần viết để thực hiện yêu cầu. Lời giải chi tiết: - Các kiểu bài viết: + Viết truyện ngắn sáng tạp (có yếu tố trinh thám). + Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ. + Viết bài văn nghị luận về vấn đề cần giải quyết (trong đời sống xã hội). + Viết bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử. Câu 7 Trả lời Câu hỏi 7 Ôn tập kiến thức trang 132 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Nêu những đề tài nói và nghe em đã thực hiện trong học kì II. Em thực hiện thành công nhất với đề tài nào? Do đâu em thành công với bài nói đó? Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức về phần nói và nghe để thực hiện yêu cầu. Lời giải chi tiết: - Những đề tài nói và nghe: + Kể một câu chuyện tưởng tượng. + Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi. + Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (trong đời sống của cộng đồng, đất nước, nhân loại). + Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử. - Em thực hiện thành công nhất với chủ đề: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh vì em đã đọc rất kĩ các kiến thức được gợi mở, kết hợp với kiến thức tiếp thu thực tế khi quan sát các hướng dẫn viên.
Quảng cáo
|