Soạn bài Ôn tập Học kì 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết

Soạn bài Ôn tập Học kì 2 chi tiết SGK ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Lập danh sách các thể loại hoặc kiểu văn bản đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai. Với mỗi thể loại hoặc kiểu văn bản, chọn một văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra đặc điểm cơ bản của thể loại hoặc kiểu văn bản được thể hiện qua văn bản ấy.

b. Trình bày điều em tâm đắc với một văn bản qua đoạn viết ngắn hay qua hình thức thuyết trình trước các bạn hoặc người thân.

Phương pháp giải:

Các em có thể kẻ bảng trình bày các mục sau đó giở lại từ đầu sách tập 2, liệt kê các thể loại đã học rồi điền vào bảng.

Lời giải chi tiết:

Kiểu văn bản/ Thể loại

Văn bản

Đặc điểm thể loại được thể hiện qua văn bản

Điều em tâm đắc

Truyền thuyết

Thánh Gióng

- Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử: vua Hùng đánh giặc Ân

- Có yếu tố tưởng tượng kì ảo: Thánh Gióng sinh ra khác thường, lớn nhanh như thổi, giặc đến biến thành tráng sĩ cao lớn, ngựa sẳ phun được lửa, nhổ tre ven đường đánh giặc, Gióng bay lên trời…

Điều em tâm đắc nhất trong văn bản Thánh Gióng là tinh thần dân tộc và tấm lòng sẻ chia, đoàn kết của dân tộc ta trong thời kỳ dựng nước và giữ nước. Cậu bé Gióng không biết nói, không biết đứng đi thế nhưng câu nói đầu tiên của cuộc đời lại là câu nói xin đi đánh giặc. Cậu bé ăn không biết no, khiến cả dân làng dù nghèo đói vẫn chung nhau hũ gạo để giúp cậu có sức vóc đi đánh giặc. Có thể noism dân tộc Việt Nam bé nhỏ nhưng ngàn đời không bao giờ chịu khuất phục dưới gót giày ngoại xâm. Đó quả là tinh thần đáng quý, là truyền thống yêu nước sáng ngời của dân tộc Việt Nam ta.

Cổ tích

Cây khế

- Nhân vật bất hạnh, nghèo khổ nhưng có đức hạnh

- Câu chuyện sử dụng yếu tố kỳ ảo con chim thần để nói lên niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác

Sinh ra trong một gia đình không quá nghèo khó, nhưng vợ chồng người em trong câu chuyện chỉ được anh trai mình chia cho một mảnh đất nhỏ đủ để dựng một căn nhà lá với cây khế ở trước nhà. Cây khế đó cũng là tài sản duy nhất mà hai vợ chồng người em có được. Vợ chồng người em hiền lành chất phác, không oán than nửa lời, ngược lại họ chăm chỉ đi làm thuê cấy mướn kiếm sống và chăm sóc cho cây khế – tài sản duy nhất mà họ có. Đức tính hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó này của hai vợ chồng quả thật đáng quý và đáng học hỏi

Nghị luận

Xem người ta kìa!

- Bàn về vấn đề cái riêng biệt trong mỗi con người

- Sử dụng lý lẽ (học hỏi theo sự hoàn hảo của người khác nhưng thế giới là muôn màu muôn vẻ, cần có những điều riêng biệt để đóng góp cho tập thể những cái của chính mình?), dẫn chứng (ngoại hình, tính cách các bạn trong lớp không ai giống ai,…) để văn bản thêm thuyết phục

Câu nói “Xem người ta kìa” ở cuối bài văn chính là một người khích lệ, động viên chính bản thân mình. Người khác đã hay, đã thú vị theo cách của họ, vậy tại sao mình không đặc biệt theo cách của chính minh

Văn bản thông tin

Trái đất – cái nôi của sự sống

Văn bản có sapo dưới nhan đề, có 5 đề mục, 2 ảnh. Văn bản được triển khai theo quan hệ nguyên nhân kết quả

Đoạn văn cuối của văn bản đặt ra câu hỏi. Tình trạng Trái đất hiện ra sao? Trái đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương nghiêm trọng. Đó là kết qủa của sự tàn phá do con người làm nên. Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ chính là vấn đề cấp thiết được đặt ra, cần sự chung tay của toàn nhân loại

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hãy nêu các kiểu bài viết mà em đã thực hành khi học Ngữ văn 6, tập hai. Với mỗi kiểu bài, cho biết:

a. Mục đích mà kiểu bài hướng tới.

b. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài.

c. Các bước cơ bản để thực hiện bài viết.

d. Các đề tài cụ thể mà em muốn viết hoặc có thể viết thêm với mỗi kiểu bài (ngoài đề tài em đã chọn trong quá trình học).

e. Những kinh nghiệm mà em tự rút ra được khi thực hiện viết từng kiểu bài.

Phương pháp giải:

Xem lại từ bài 6, phần Viết để liệt kê các kiểu bài. Em có thể kẻ bảng để trình bày khoa học và rõ ràng hơn.

Lời giải chi tiết:

Các kiểu văn bản

Mục đích

Yêu cầu

Các bước cơ bản thực hiện bài viết

Đề tài cụ thể

Kinh nghiệm

Viết bài văn nhập vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích

Làm cho câu chuyện trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ

- Được kể theo ngôi thứ nhất

- Người kể chuyện nhập vai một nhân vật trong truyện

- Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng khoogn thoát li truyện gốc; nội dung được kể không làm sai lạc nội dung vốn có của truyện

- Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật

Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng. Chọn lời kể phù hợp. Ghi những nội dung chính của câu chuyện, lập dàn ý

Viết bài văn nhập vai nhân vật Tấm kể lại truyện Tấm Cám

Cần có sự nhất quán về ngôi kể. Kiểm tra sự nhất quán, hợp lý đối với các chi tiết được sáng tạo thêm

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm

Thể hiện được ý kiến, quan điểm riêng đối với một vấn đề đang được xã hội quan tâm

- Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận

- Thể hiện được ý kiến của người viết

- Dùng lý lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc

Lựa chọn đề tài, tìm ý, lập dàn ý

Viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề xử lý rác thải nhựa

Những khía cạnh cần bàn luận phải thể hiện quan điểm cá nhân một cách rõ nét

Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận

Nắm bắt được đầy đủ, chính xác điều đã diễn ra

Đúng với thể thức của một biên bản thông thường

Viết phần mở đầu, phần chính, viết chi tiết nội dung cuộc họp, thuật lại đầy đủ các ý kiến bàn luận, ghi kết luận nội dung của người chủ trì, thời gian kết thúc buổi họp, buổi thảo luận

Viết biên bản cuộc họp Đại hội chi đoàn của lớp em

Kiểm tra chính xác thể thức văn bản

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nhắc lại những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài trong học kì vừa qua. Cho biết mục đích của hoạt động nói ở bài 6, 7, 8, 9 và 10 có gì giống và khác nhau.

Phương pháp giải:

Xem lại phần nói và nghe ở 5 bài đã học trong kì 2 và trả lời câu này.

Lời giải chi tiết:

- Những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài trong học kì vừa qua:

+ Kể lại một truyền thuyết đã học: Chọn một truyền thuyết phù hợp, kể với giọng trang nghiêm, chuẩn bị tranh ảnh để phần nói thêm hấp dẫn

+ Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống: Tóm lược nội dung và viết thành dạng đề cương, đánh dấu những chỗ cần nhấn mạnh. Cách nói nghiêm túc nhưng vui vẻ, thể hiện sự tương tác với người nghe.

+ Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường: Lựa chọn vấn đề, tìm ý và sắp xếp ý. Nói một cách khái quát nội dung cần trình bày.

- Sự giống và khác nhau về mục đích của hoạt động nói ở bài 6, 7, 8, 9 và 10:

+ Giống nhau: Rèn luyện khả năng nói, thuyết trình cho các em, rèn luyện kỹ năng viết về các kiểu bài khác nhau.

+ Khác nhau: Mỗi kiểu bài có một phương thức, đặc điểm về cách viết, cách thuyết minh, trình bày

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Tóm tắt những kiến thức tiếng Việt mà em đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai. Hãy cho biết những kiến thức tiếng Việt ấy đã giúp em đọc, viết, nói và nghe như thế nào.

Phương pháp giải:

Em giở lại phần Tiếng Việt của từng bài và làm theo mẫu.

Lời giải chi tiết:

-  Liệt kê những kiến thức tiếng Việt mà em đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai: 

+ Công dụng của dấu châm phẩy

+ Cách lựa chọn từ ngữ trong câu

+ Trạng ngữ

+ Đặc điểm và các loại văn bản

+ Từ mượn

- Những kiến thức tiếng Việt ấy đã giúp em trong cách viết, nói, nghe được linh hoạt hơn, sinh động hơn và dùng ngữ pháp để viết được chính xác hơn. 

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Câu 5 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Luyện tập, củng cố kĩ năng nghe, nói, đọc, viết theo hướng dẫn của giáo viên.

Phương pháp giải:

Các em luyện tập trên lớp theo sự hướng dẫn của thầy, cô giáo.

Lời giải chi tiết:

Các em luyện tập trên lớp theo sự hướng dẫn của thầy, cô giáo.

 Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close