Phương pháp giải một số dạng bài tập về đo thể tích chất lỏngTổng hợp cách giải một số dạng bài tập về đo thể tích chất lỏng hay, chi tiết Quảng cáo
Dạng 1: Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình - Xác định giới hạn đo (GHĐ): là giá trị lớn nhất ghi trên bình hay can. - Xác định độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) ta thực hiện theo các bước sau: + Xác định đơn vị đo của bình. + Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn) + ĐCNN = (số lớn – số bé)/n (có đơn vị như đơn vị ghi trên bình). Ví dụ: Trên bình chia độ có ghi số lớn nhất là 250 cm3. Giữa số 50 và số 100 có 10 khoảng chia thì bình đó có: + GHĐ = 250 cm3. + ĐCNN \( = \frac{{100 - 50}}{{10}} = 5c{m^3}\) Dạng 2: Cách ước lượng và chọn bình chia độ phù hợp - Ước lượng: Bằng mắt và kinh nghiệm trong cuộc sống ta đoán thể tích cần đo khoảng bao nhiêu. - Chọn bình chia độ: + Chọn bình chia độ có GHĐ sao cho lớn hơn thể tích ước lượng và có ĐCNN có giá trị càng nhỏ thì kết quả đo càng chính xác. + Nếu thể tích cần đo mà nhỏ thì ta chọn bình có tiết diện đáy nhỏ. Dạng 3: Cách đặt bình và đọc kết quả - Đặt bình chia độ thẳng đứng trên mặt phẳng nằm ngang. - Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình.
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng theo công thức: \(V = N + \left( {n'.DCNN} \right)\) Trong đó: + N là giá trị nhỏ ghi trên bình mà ở gần mức chất lỏng. + n’ là số khoảng chia kể từ vạch có giá trị nhỏ (N) đến vạch chia gần nhất với mực chất lỏng. Ví dụ: Thể tích mực chất lỏng trong bình là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải Từ hình vẽ ta có: + Giữa số 10 và số 20 có 5 khoảng chia => n = 5 + ĐCNN \( = \frac{{20 - 10}}{5} = 2c{m^3}\) + N là giá trị nhỏ ghi trên bình mà ở gần mức chất lỏng => N = 30 + n’ là số khoảng chia kể từ vạch N = 30 đến vạch chia gần nhất với mực chất lỏng => n’ = 4 Vậy thể tích mực chất lỏng trong bình là: \(V = N + \left( {n'.DCNN) = 30 + \left( {4.2} \right)} \right) = 38c{m^3}\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|