Phương pháp giải bài tập về đo thể tích vật rắn không thấm nướcTổng hợp cách giải bài tập về đo thể tích vật rắn không thấm nước hay, chi tiết Quảng cáo
Dạng 1: Dùng bình chia độ - Bước 1: Đo thể tích nước ban đầu \({V_1}\) - Bước 2: Thả chìm vật rấn vào bình chia độ, nước dâng lên đến thể tích \({V_2}\) - Bước 3: Tính thể tích vật rắn: \({V_{vat}} = {V_2} - {V_1}\) Ví dụ: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 20cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 55cm3. Tính thể tích của hòn đá. Hướng dẫn giải Ta có: - Thể tích nước ban đầu: \({V_1} = 20c{m^3}\) - Thể tích sau khi thả hòn đá vào bình:\({V_2} = 55c{m^3}\) - Thể tích của hòn đá là: \(V = {V_2} - {V_1} = 55 - 20 = 35c{m^3}\) Dạng 2: Dùng bình tràn Sử dụng bình tràn trong trường hợp vật không lọt bình chia độ. - Đổ nước đầy bình tràn, thả chìm vật rắn vào bình tràn. - Sau đó, hứng phần nước tràn ra vào bình chứa, rồi đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ => Đó chính là thể tích của vật rắn. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|