Lý thuyết đo độ dàiĐơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Quảng cáo
ĐO ĐỘ DÀI I – ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI - Đo độ dài là so sánh độ dài đó với một độ dài khác đã được chọn làm đơn vị. - Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét \(\left( m \right)\) Ngoài ra còn dùng các đơn vị: milimét (mm), xentimét (cm), đềximét (dm), kilômét (km)... \(\begin{array}{l}1m = 10dm = 100cm = 1000mm\\1km = 1000m\\1m = \dfrac{1}{{1000}}km = 0,001km\\1inch = 2,54cm\end{array}\) \(1\) li \( = {\rm{ }}1mm\) \(1\) phân \( = 1cm\) \(1\) tấc \( = 1dcm = 10cm\) Để đo khoảng cách rất lớn trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị năm ánh sáng: \(1nas \approx 9461\) tỉ km II – ĐO ĐỘ DÀI Để đo độ dài ta dùng thước đo. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp… Dụng cụ đo độ dài Khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó. + Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. + Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước. Chú ý: Trong sinh hoạt, người ta thường gọi 1 cm là 1 phân; 1 dm = 10 cm là 1 tấc. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|