Lí thuyết sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa - Lịch sử 7 chân trời sáng tạo

Lí thuyết sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

Quảng cáo

BÀI 3. SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU TRUNG ĐẠI

1. Những biến đổi trong xã hội Tây Âu

- Quý tộc thương nhân châu Âu giàu lên nhanh chóng, tích lũy được một số vốn ban đầu => sản xuất hàng hóa và thương mại phát triển. 

- Xã hội Tây Âu phân hóa sâu sắc:

+ Tầng lớp thương nhân, chủ xưởng, ngân hàng ngày càng giàu và chi phối toàn bộ xã hội. 

+ Đại đa số thợ thủ công, người làm thuê, người ăn xin, nông dân mất đất không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hóa.

2. Sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Từ thế kỉ XVI, những người lao động làm thuê bán sức lao động cho chủ xưởng thủ công => quan hệ chủ xưởng (tư sản) và người lao động (vô sản) 

- Chủ đất ở nông thôn chuyển sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa => tư sản nông nghiệp.  -Nông dân mất đất phải bán sức lao động cho đồn điền, trang trại =>  công nhân nông nghiệp.

- Thương nhân, chủ ngân hàng có thế lực lớn trong xã hội

- Đầu thế kỉ XVII, các công ty thương mại ra đời, thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia.

=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến châu Âu: hình thành giai cấp tư sản-vô sản

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close