Giải VBT Ngữ văn 8 bài Lão HạcGiải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 bài Lão Hạc trang 31 VBT ngữ văn 8 tập 1. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 31 VBT Ngữ văn 8, tập 1) Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu vàng. Qua đó em thấy lão Hạc là người như thế nào? Phương pháp giải: Em hãy chọn và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Sau đó nêu nhận xét về Lão Hạc. Lời giải chi tiết: a) Lão Hạc quyết định bán con chó Vàng: A - Rất nhanh chóng B - Rất dứt khoát C - Sau khi đã suy tính đắn đo rất nhiều D - Sau khi có người tình cờ hỏi mua b) Lão Hạc phải bán con chó Vàng thân thiết của lão vì: A - Lão không muốn nuôi nó nữa B - Lão sợ chó bị bệnh dại C - Lão sợ nhìn thấy chó lại nhớ tới con trai D - Lão không có khả năng nuôi cậu Vàng nữa c) Tâm trạng của lão khi bán cậu Vàng là tâm trạng: A - Vui vẻ, nhẹ nhõm B - Phấn chấn vì có được món tiền dành cho con C - Đau khổ, hối hận, dằn vặt vì đã trót đánh lừa một con chó D - Không vui, không buồn d) Qua việc bán con chó Vàng, em thấy lão Hạc là người hiền lành, sống tình nghĩa nên lão cảm thấy đau xót, dằn vặt lương tâm khi bán cậu Vàng. Câu 2 Câu 2 (trang 32 VBT Ngữ văn 8, tập 1) Em hiểu thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc. Qua những điều lão Hạc thu xếp, nhờ cậy ông giáo rồi sau đó mới tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách lão Hạc. Phương pháp giải: Đọc lại văn bản. Trả lời ý thứ nhất bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Sau đó nêu lên suy nghĩ của mình. Lời giải chi tiết: - Lão Hạc chết là do: A - Lão chán cảnh sống lủi thủi một mình B - Lão bị mất con chó Vàng là niềm an ủi hàng ngày C - Lão không còn gì để ăn D - Lão ăn bả chó tự tử - Suy nghĩ của em về tình cảnh và tính cách lão Hạc: yêu thương con hết mực, lòng tự trọng hiếm có, thể hiện ý thức nhân phẩm cao. Câu 3 Câu 3 (trang 33 VBT Ngữ văn 8, tập 1) Em thấy thái độ, tình cảm của "ông giáo" đối với lão Hạc như thế nào? Phương pháp giải: Em chú ý đến thái độ dửng dưng của "tôi" khi nghe lão bán chó, sau đó là sự cảm thông, sự ngầm giúp đỡ nhưng bị lão từ chối một cách hách dịch; việc hiểu lầm khi nghe Binh Tư thông báo chuyện lão xin bả chó; suy nghĩ của "tôi" về nỗi buồn của cuộc đời,... Lời giải chi tiết: Thái độ của nhân vật “tôi”: - Khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó thì dửng dưng, thờ ơ. - Khi lão Hạc khóc vì bán chó thì cảm thông, chia sẻ "muốn ôm choàng lấy lão mà khóc", muốn giúp đỡ. - Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc thì kính trọng nhân cách, tấm lòng của con người bình dị. => "Ông giáo" trở thành người bạn tâm giao của lão Hạc, ông hiểu sâu sắc và đồng cảm, kính trọng lão Hạc. Câu 4 Câu 4 (trang 34 VBT Ngữ văn 8, tập 1) Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để định bắt một con chó hàng xóm thì “ông giáo” cảm thấy “cuộc đời quá thật đáng buồn”. Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc “ông giáo” đã nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật "tôi" như thế nào? Phương pháp giải: Em hãy đọc văn bản và chú ý những dòng nói về Lão Hạc: "Hỡi ơi lão Hạc!... một thêm đáng buồn..." "Tôi" buồn vì điều gì ở lão Hạc? Đến khi biết là lão không hề như lời thuật của Binh Tư, tôi thấy không đáng buồn hay đáng buồn theo một nghĩa khác. Cái buồn theo nghĩa khác là buồn vì lẽ gì? Cắt nghĩa được điều đó, em đã hiểu được ý nghĩa của nhân vật "tôi". Lời giải chi tiết: - Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật “tôi" bất ngờ, hoài nghi, cảm thấy thất vọng: + Nhân vật “tôi" nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại “nối gót" Binh Tư. + Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người - Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác: + Hóa giải được hoài nghi trong lòng nhưng lại thấy buồn. + Xót xa vì người sống tử tế và nhân hậu, trung thực như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội. => Lão Hạc không chỉ là câu chuyện bi thảm về số phận con người mà còn là câu chuyện đầy xúc động về một nhân cách cao quý. Câu 5 Câu 5 (trang 35 VBT Ngữ văn 8, tập 1) Đặc sắc nghệ thuật của truyện Lão Hạc. Phương pháp giải: Có 3 ý: - Cái hay của truyện. - Đặc sắc của việc xây dựng nhân vật. - Hiệu quả nghệ thuật của ngôi kể. Hãy chú ý đến tình huống truyện, ngôn ngữ nhân vật, kết thúc truyện để trả lời ý thứ nhất. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, cần xem xét các khía cạnh: miêu tả hình dáng, tâm lí, ngôn ngữ và mối quan hệ giữa các nhân vật. Về hiệu quả nghệ thuật của ngôi kể thứ nhất, nên xem lại phần Tập làm văn đã học ở các lớp trước. Lời giải chi tiết: - Cái hay, hấp dẫn của truyện nằm ở việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lý nhân vật và cách lựa chọn ngôi kể. + Tình huống truyện: Lão Hạc bán chó làm nổi bật diễn biến tâm lí lão Hạc. + Xây dựng nhân vật:
+ Ngôi kể: ngôi thứ nhất (nhân vật “tôi" kể, dẫn dắt câu chuyện nhưng lại nhập vai vào các nhân vật khác nên tác phẩm có nhiều giọng điệu chứ không đơn điệu). Câu 6 Câu 6 (trang 36 VBT Ngữ văn 8, tập 1) Em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật "tôi" qua đoạn văn sau: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố gắng mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bí ổi... toàn những cái cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương...". Phương pháp giải: Em hãy xét xem nhân vật tôi suy nghĩ về vấn đề gì. Những ý nghĩ ấy có đúng với nhân vật trong truyện Lão Hạc hay không? Suy rộng ra, ý nghĩ ấy có đúng không? Lời giải chi tiết: - Ý nghĩ của nhân vật “tôi” mang tính triết lí nêu lên bài học về cách nhìn người, nhìn đời và cách ứng xử trong cuộc sống. - Còn thể hiện tấm lòng, tình thương của tác giả với con người. Câu 7 Câu 7 (trang 37 VBT Ngữ văn 8, tập 1) Cảm nhận về cuộc đời và tính cách người nông dân xã hội cũ qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc. Phương pháp giải: Em hãy xem xét cuộc đời của vợ chồng chị Dậu (nghèo túng, bị thúc bách sưu thuế, bị ức hiếp, đánh đập), cuộc đời của Lão Hạc (cô đơn, thui thủi, nghèo khổ, bế tắc), và những phẩm chất tốt đẹp của họ. Từ đó trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Cuộc sống khổ cực: + Bị bóc lột, bần cùng hóa, đói nghèo, thiếu thốn. + Họ sống khổ cực trong làng quê. + Cuộc sống eo hẹp dần tới kiệt quệ, bế tắc. - Phẩm chất đáng quý: + Trong sạch, lương thiện, giàu tình yêu thương. + Họ sẵn sàng chết, phản kháng lại để giữ phẩm giá cao quý của mình. + Trong người nông dân luôn tiềm tàng sức mạnh của tình cảm, có thể phản kháng lại những bất công. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|