Giải VBT ngữ văn 8 bài Dấu ngoặc képGiải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Dấu ngoặc kép trang 109 VBT ngữ văn 8 tập 1. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 109 VBT Ngữ văn 8, tập 1) Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau (xem bên dưới). Phương pháp giải: Ghi nhớ các công dụng của dấu ngoặc kép được học trong bài. Em đối chiếu từng trường hợp để giải thích Lời giải chi tiết: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu: a) Câu nói được dẫn trực tiếp (những câu nói mà lão Hạc tưởng như là con chó vàng muốn nói với lão). b) Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai. c) Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác. d) Từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai. e) Từ ngữ được dẫn trực tiếp “Mặt sắt”, “ngây vì tình” được dẫn lại từ hai câu thơ của Nguyễn Du (Truyện Kiều). Hai câu thơ này cũng được dẫn trực tiếp, nhưng khi dẫn thơ, người ta ít đặt phần dẫn vào trong dấu ngoặc kép. Câu 2 Câu 2 (trang 110 VBT Ngữ văn 8, tập 1) Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường trường hợp cần thiết) trong những đoạn trích sau (xem bên dưới) và giải thích lí do. Phương pháp giải: Chép lại đoạn trích sang bên phải, đối chiếu hai đoạn với nhau để giải thích lí do, chỗ đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép Lời giải chi tiết: Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp, giải thích lí do: a) Đặt dấu hai chấm sau “cười bảo” đánh dấu báo trước lời đối thoại, dấu ngoặc kép ở “cá tươi” và "tươi", đánh dấu từ ngừ được dẫn lại. b) Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê”, đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp, đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” đánh dấu trực tiếp. c) Đặt dấu hai chấm sau “bảo hắn” đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp, đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại. “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào” đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Từ “Đây” viết hoa. Câu 3 Câu 3 (trang 111 VBT Ngữ văn 8, tập 1) Vì sao hai câu sau đây (xem bên dưới) có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau? Phương pháp giải: Đặt hai câu cạnh nhau để so sánh, tìm câu trả lời. Lời giải chi tiết: Hai câu có ý nghĩa giống nhau, nhưng dùng dấu câu khác nhau: a) Dừng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. b) Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp). Câu 4 Câu 4 (trang 112 VBT Ngữ văn 8, tập 1) Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu này trong đoạn văn đó. Phương pháp giải: Tự xác định chủ đề thuyết minh để viết đoạn văn, trong đó có dẫn lời nhân vật hay trích dân, hoặc đánh dấu từ ngữ dùng theo nghĩa đặc biệt Lời giải chi tiết: Vũ Đình Liên (1913-1996) quê ở Hà Nội, là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ Mới. Trong bài thơ bất hủ Ông đồ, ông viết: “Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở dâu bây giờ?” - Dấu ngoặc đơn: Để ghi chú thêm. - Dấu hai chấm: Trước một lời dẫn nguyên văn. - Dấu ngoặc kép: Đánh dấu đoạn trích dẫn nguyên văn. Câu 5 Câu 5 (trang 112 VBT Ngữ văn 8, tập 1) Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một và giải thích công dụng của chúng Phương pháp giải: Chọn một bài đã học, trích các đoạn có sử dụng các dấu nói trên để giải thích Lời giải chi tiết: - Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. - Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng "sáng mắt ra"… - Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5-9- 1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê- pan: 6,3; Ru-an-đa : 8,1 Loigiaihay.com
Quảng cáo
|