Giải đề thi học kì 2 lý lớp 6 năm 2020 - 2021 trường PTDTNT THCS Ninh SơnGiải đề thi học kì 2 lý lớp 6 năm 2020 - 2021 trường PTDTNT THCS Ninh Sơn với cách giải và chú ý quan trọng Quảng cáo
Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Rắn, lỏng, khí B. Rắn, khí, lỏng C. Khí, lỏng, rắn D. Khí, rắn, lỏng Câu 2: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ? A. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm. C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm. D. Cả 3 trường hợp trên. Câu 3: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên? A. Quả bóng bàn nở ra B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên C. Quả bóng bàn co lại D. Quả bóng bàn nhẹ đi Câu 4: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy: A. Đúc tượng đồng B. Làm muối C. Sương đọng trên lá cây D. Khăn ướt khô khi phơi nắng Câu 5: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực: A. Mặt phẳng nghiêng B. Ròng rọc cố định C. Ròng rọc động D. Đòn bẩy Câu 6: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là: A. Sự đông đặc B. Sự ngưng tụ C. Sự nóng chảy D. Sự bay hơi Câu 7: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật: A. Tăng B. Không thay đổi C. Giảm D. Thay đổi Câu 8: Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ? A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió D. Vì cả ba nguyên nhân trên II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 9: Tính 450C bằng bao nhiêu 0F. Câu 10: Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao khi trồng cây người ta phải phớt bớt lá? Câu 11: Thế nào là sự nóng chảy, thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự bay hơi, thế nào là sự ngưng tụ? Hãy giải thích hiện tượng những giọt nước đóng quanh ly nước đá. Lời giải chi tiết HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Thực hiện: Ban chuyên môn Loigiaihay.com I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phương pháp: Vận dụng lý thuyết sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí. Cách giải: Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. => Thứ tự sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít là: Khí, lỏng, rắn Chọn C Câu 2: Phương pháp: Vận dụng lý thuyết về sự bay hơi và sự ngưng tụ: - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. - Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Cách giải: - Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ => sự bay hơi - Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm. => sự bay hơi - Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm => sự ngưng tụ Chọn C Câu 3: Phương pháp: - Các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Cách giải: Khi nhúng vào nước nóng, vỏ quả bóng bàn và không khi trong quả bóng sẽ nở ra. Nhưng do không khí nở vì nhiệt nhiều hơn vỏ quả bóng bàn nên nó sẽ làm vỏ quả bóng phồng lên như cũ. Suy ra: quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên là do chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên. Chọn B Câu 4: Phương pháp: Vận dụng lý thuyết về sự nóng chảy và sự đông đặc: - Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy. - Sự chuyển thể thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Cách giải: Trường hợp liên quan đến sự nóng chảy là đúc tượng đồng. Chọn A Câu 5: Phương pháp: Ròng rọc cố định chỉ giúp thay đổi hướng của lực mà không thay đổi độ lớn của lực. Cách giải: Ròng rọc cố định chỉ giúp thay đổi hướng của lực mà không thay đổi độ lớn của lực nên nó không có lợi về lực. Chọn B Câu 6: Phương pháp: Vận dụng lý thuyết về sự nóng chảy và sự đông đặc: - Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy. - Sự chuyển thể thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Cách giải: Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy. Chọn C Câu 7: Phương pháp: Sử dụng lý thuyết về sự nóng chảy: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. Cách giải: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. Chọn B Câu 8: Phương pháp: Vận dụng lý thuyết về sự bay hơi. Cách giải: Đứng trước sông, hồ thì trong không khí có nhiều hơi nước, độ ẩm cao, hơi nước từ mặt hồ, biển, sông bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh và bao giờ ở đó cũng có gió => khiến ta cảm thấy mát mẻ. Chọn D II. TỰ LUẬN Câu 9: Phương pháp: Cách giải: Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{0^0}C = {32^0}F\\{100^0}C = {212^0}F\end{array} \right.\) Ta thấy: từ 00C đến 1000C có 100 khoảng và từ 320F đến 2120F có 180 khoảng => Mỗi khoảng trên thang nhiệt độ Xen-xi-út sẽ ứng với 1,8 khoảng trên thang nhiệt độ Fa-ren-hai. \({45^0}C = {0^0}C + {45^0}C\) Suy ra: \({45^0}C = {32^0}F + (45.1,{8^0}F) = {113^0}F\) Vậy 450C = 1130F. Câu 10: Phương pháp: Vận dụng lý thuyết về sự bay hơi và sự ngưng tụ. Cách giải: - Sự bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: + Nhiệt độ + Gió + Diện tích mặt thoáng chất lỏng - Khi trồng cây người ta phải phớt lá để chống lại sự thoát hơi nước của cây. Câu 11: Phương pháp: Vận dụng lý thuyết về sự nóng chảy và sự đông đặc. Cách giải: - Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy. - Sự chuyển thể thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. - Hiện tượng những giọt nước bám quanh ly nước đá là hiện tượng hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại. Loigiaihay.com Quảng cáo
|