Giải câu hỏi trang 125, 126 SGK Toán 9 tập 2 - Kết nối tri thứcCó nhận xét gì về các cạnh và góc của mỗi đa giác sau? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Quảng cáo
Video hướng dẫn giải BTM Trả lời câu hỏi Bài tập mẫu trang 125 SGK Toán 9 Kết nối tri thức Chuẩn bị: - Hai đồng xu với hai màu khác nhau, chẳng hạn màu xanh và màu đỏ. - Ôn tập các quy luật di truyền của Mendel. Mô phỏng Ta sẽ mô phỏng việc lai “bố” và “mẹ” thuộc đời lại F1 và xem xét kiểu gen, kiểu hình của đời F2. Giả sử, đồng xu màu xanh kí hiệu cho “bố”, đồng xu màu đỏ kí hiệu cho “mẹ”. Trên mỗi đồng xu quy ước một mặt là A, mặt còn lại là a. Bước 1: Tung mỗi đồng xu 100 lần và hoàn thiện bảng, ta được bảng:
Bảng T.1. Kết quả mô phỏng Bước 2. Dựa vào kết quả thu được ở Bảng T.1, xác định tần số, tần số tương đối của các kiểu gene, kiểu hình và hoàn thiện bảng sau vào vở ta được:
Bảng T.2. Tỉ lệ kiểu gen
Bảng T.3. Tỉ lệ kiểu hình Bước 3. Hãy kiểm chứng tỉ lệ kiểu gene, kiểu hình thu được trong đời lai F2 với kết luận của Mendel “Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn”. Tỉ lệ kiểu gene, kiểu hình khi thực hiện mô phỏng, ta thu được kết quả giống với kết luận của Mendel “Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn”. Giải thích kết luận của Mendel bằng xác suất Gọi xy là kiểu gene của một cây đậu trong đời lai F2. a) Giả thiết rằng khả năng x, y nhận các giá trị A, a là như nhau. Các giá trị có thể của xy được cho trong bảng sau:
Bảng T.4. Các phương án tổ hợp Hãy liệt kê kiểu gene có thể có của một cây đậu trong đời lai F2. Bốn phương án tổ hợp trong Bảng T.4 có đồng khả năng hay không? b) Tính xác suất của các sự kiện “Cây đậu trong đời lai F2 có kiểu gene AA”, “Cây đậu trong đời lai F2 có kiểu gene aa”; “Cây đậu trong đời lai F2 có hoa màu đỏ”, “Cây đậu trong đời lai F2 có hoa màu trắng”. c) So sánh các xác suất tính được với các kết luận của Mendel về tỉ lệ kiểu gene, kiểu hình trong đời lai F2 khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản. Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức về xác suất để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a) Liệt kê kiểu gene có thể có của một cây đậu trong đời lai F2 là: AA, Aa, aA, aa. Vì khả năng x, y nhận các giá trị A, a là như nhau nên bốn phương án tổ hợp là đồng khả năng. b) Xác suất của các sự kiện “Cây đậu trong đời lai F2 có kiểu gen AA” là: \({P_1} = \frac{1}{4}\) Xác suất của các sự kiện “Cây đậu trong đời lai F2 có kiểu gen aa” là: \({P_2} = \frac{1}{4}\) Có 3 kiểu gene cho hoa màu đỏ là: AA, Aa, aA. Xác suất của các sự kiện “Cây đậu trong đời lai F2 có hoa màu đỏ” là: \({P_3} = \frac{3}{4}\) Có 1 kiểu gene cho hoa màu trắng là: aa. Xác suất của các sự kiện “Cây đậu trong đời lai F2 có hoa màu trắng” là: \({P_4} = \frac{1}{4}\) c) Các xác suất tính được đúng với các kết luận của Mendel về tỉ lệ kiểu gene, kiểu hình trong đời lai F2 khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản. TH Trả lời câu hỏi Thực hành trang 126 SGK Toán 9 Kết nối tri thức Thực hiện mô phỏng theo cách tương tự với phép lai khác. Phương pháp giải: Làm tương tự các bước theo bài tập mẫu Lời giải chi tiết: Chuẩn bị: - Hai đồng xu với hai màu khác nhau, chẳng hạn màu xanh và màu đỏ. - Ôn tập các quy luật di truyền của Mendel. Thực hiện: Lai cây đậu Hà Lan thân cao thuần chủng với cây đậu thân thấp thuần chủng thu được các cây lai đời F1 đều là cây thân cao. Cho các cây thân cao ở đời F1 tự thụ phấn, thế hệ lai đời F2 thu được tỉ lệ kiểu hình là 3 cây thân cao: 1 cây thân thấp. Thuật ngữ của Mendel, cây thân cao là tính trạng trội, cây thân thấp là tính trạng lặn. Quy ước allele A quy định thân cao, allele a quy định thân thấp. Kết quả của phép lai được mô phỏng như sau: Mô phỏng Ta sẽ mô phỏng việc lai “bố” và “mẹ” thuộc đời lại F1 và xem xét kiểu gen, kiểu hình của đời F2. Giả sử, đồng xu màu xanh kí hiệu cho “bố”, đồng xu màu đỏ kí hiệu cho “mẹ”. Trên mỗi đồng xu quy ước một mặt là A, mặt còn lại là a. Bước 1: Tung mỗi đồng xu 100 lần và hoàn thiện bảng, ta được bảng:
Bảng T.1. Kết quả mô phỏng Bước 2. Dựa vào kết quả thu được ở Bảng T.1, xác định tần số, tần số tương đối của các kiểu gene, kiểu hình và hoàn thiện bảng sau vào vở ta được:
Bảng T.2. Tỉ lệ kiểu gen
Bảng T.3. Tỉ lệ kiểu hình Bước 3. Hãy kiểm chứng tỉ lệ kiểu gene, kiểu hình thu được trong đời lai F2 với kết luận của Mendel “Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn”. Tỉ lệ kiểu gene, kiểu hình khi thực hiện mô phỏng, ta thu được kết quả giống với kết luận của Mendel “Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn”. Giải thích kết luận của Mendel bằng xác suất Gọi xy là kiểu gene của một cây đậu trong đời lai F2. a) Giả thiết rằng khả năng x, y nhận các giá trị A, a là như nhau. Các giá trị có thể của xy được cho trong bảng sau: Bảng T.4. Các phương án tổ hợp Hãy liệt kê kiểu gene có thể có của một cây đậu trong đời lai F2. Bốn phương án tổ hợp trong bảng T.4 có đồng khả năng hay không? b) Tính xác suất của các sự kiện “Cây đậu trong đời lai F2 có kiểu gene AA”, “Cây đậu trong đời lai F2 có kiểu gene aa”; “Cây đậu trong đời lai F2 có thân cao”, “Cây đậu trong đời lai F2 có thân thấp”. c) So sánh các xác suất tính được với các kết luận của Mendel về tỉ lệ kiểu gene, kiểu hình trong đời lai F2 khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản. Lời giải chi tiết a) Liệt kê kiểu gene có thể có của một cây đậu trong đời lai F2 là: AA, Aa, aA, aa. Vì khả năng x, y nhận các giá trị A, a là như nhau nên bốn phương án tổ hợp là đồng khả năng. b) Xác suất của các sự kiện “Cây đậu trong đời lai F2 có kiểu gen AA” là: \({P_1} = \frac{1}{4}\) Xác suất của các sự kiện “Cây đậu trong đời lai F2 có kiểu gen aa” là: \({P_2} = \frac{1}{4}\) Có 3 kiểu gene cho thân cao là: AA, Aa, aA. Xác suất của các sự kiện “Cây đậu trong đời lai F2 có thân cao” là: \({P_3} = \frac{3}{4}\) Có 1 kiểu gene cho thân thấp là: aa. Xác suất của các sự kiện “Cây đậu trong đời lai F2 có thân thấp” là: \({P_4} = \frac{1}{4}\) c) Các xác suất tính được đúng với các kết luận của Mendel về tỉ lệ kiểu gene, kiểu hình trong đời lai F2 khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản. Quảng cáo
|