Giải câu 14 trang 97 SBT địa 12Giải câu 14 trang 97 SBT địa 12, Nhân tố nào đã giúp Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước? Quảng cáo
Đề bài Nhân tố nào đã giúp Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước? Phương pháp giải - Xem chi tiết Xem lại kiến thức ngành giao thông vận tải - Xem chi tiết Lời giải chi tiết * Vị trí và vai trò đặc biệt của Hà Nội - Vị trí: ở trung tâm vùng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, một khu vực có nền kinh tế phát triển năng động -Vai trò: Hà Nội là thủ đô và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật hàng đầu của cả nước * Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các loại hình vận tải: Đường bộ (đường ô tô), đường sắt, đường sông, đường hàng không * Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch: từ Hà Nội các tuyến tỏa đi các vùng của đất nước và quốc tế Đường ô tô: - Đường số 1 dài 2300km từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Hà Nội đến Năm Căn (Cà Mau). Đây là tuyến đưuòng giao thông huyết mạch, xương sống của cả hệ thống đường bộ của cả nước. Đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta, có ý nghĩa quan trọng tương đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. - Đường số 2: Chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đến cửa khấu Thanh Thủy (Hà Giang), nối thủ đô với các trung tâm công nghiệp Việt Trì-Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi gia súc lớn ở phía Bắc. - Đường số 3 nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Cạn đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng). - Đường số 5 nối Hà Nội với Hải Phòng qua thành phố Hải Dương, Đây là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ cuất nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc. - Đường số 6, nối Hà Nội với Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây là tuyến đường độc đạo, mang tính chiến lược với việc phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng của vùng Tây Bắc. * Đường sắt: - Đường sắt Thống Nhất chạy gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc-Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội đất nước. - Đường sắt Hà Nội- Lào Cai, qua Việt Trì, Yên Bái và nối với cửa khẩu sang Trung Quốc. - Đường sắt Hà-Nội Hải Phòng. - Đường sắt Hà Nội- Đồng Đăng (Lạng Sơn) nối nước ta với Trung Quốc. - Đường sắt Hà Nội- Thái Nguyên. * Đường hàng không: - Từ Hà Nội có các đường bay đến nhiều địa điểm trong nước: TP Hồ Chí Minh, Điện Biên, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang,... - Từ Hà Nội cũng có các đường bay quốc tế nối nước ta với thủ đô của nhiều nước trên thế giới. * Đường sông Tuy đường sông ở Hà Nội không phát triển bằng các loại hình vận tải khác nhưng từ Hà Nội có thể đi đến nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ nhờ hệ thống sông Hồng cùng với các phụ lưu và chi lưu của nó. * Tập trung cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành giao thông vận tải - Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho hàng, các cơ sở sản xuất và sửa chữa phương tiện vận tải. - Nổi bật là sân bay quốc tế Nội Bài, một trong các sân bay quốc tế lớn của nước ta. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|