Giải bài tập 5.36 trang 112 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức

Cho đường tròn (O) đường kính BC và điểm A (khác B và C). a) Chứng minh rằng nếu A nằm trên (O) thì ABC là một tam giác vuông; ngược lại, nếu ABC là tam giác vuông tại A thì nằm trên (O). b) Giả sử A là một trong hai giao điểm của đường tròn (B; BO) với đường tròn (O). Tính các góc của tam giác ABC. c) Với cùng giả thiết câu b), tính độ dài cung AC và diện tích hình quạt nằm trong (O) giới hạn bởi các bán kính OA và OC, biết rằng BC = 6 cm.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Quảng cáo

Đề bài

Cho đường tròn (O) đường kính BC và điểm A (khác B và C).

a) Chứng minh rằng nếu A nằm trên (O) thì ABC là một tam giác vuông; ngược lại, nếu ABC là tam giác vuông tại A thì nằm trên (O).

b) Giả sử A là một trong hai giao điểm của đường tròn (B; BO) với đường tròn (O). Tính các góc của tam giác ABC.

c) Với cùng giả thiết câu b), tính độ dài cung AC và diện tích hình quạt nằm trong (O) giới hạn bởi các bán kính OA và OC, biết rằng BC = 6 cm.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh và bằng nửa cạnh đấy là tam giác vuông

Diện tích hình quạt tròn bán kính R ứng với cung n0 là \(\frac{{\pi {R^2}.n}}{{360}}\)

Độ dài cung tròn n0 của đường tròn bán kính R là \(\frac{{\pi Rn}}{{180}}\)

Lời giải chi tiết

a) A nằm trên đường tròn tâm O nên AO = BO = CO

Tam giác ABC có AO là đường trung tuyến ứng với cạnh BC và \(AO = \frac{1}{2}BC\)

Nên tam giác ABC vuông tại A.

Chiều ngược lại:

Nếu tam giác ABC vuông tại A, gọi O là trung điểm của cạnh huyền BC thì ta có AO = BO = CO (tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông)

Từ đó ta có A, B, C thuộc đường tròn tâm O.

b)

A là giao điểm của hai đường tròn (O) và (B) nên A thuộc (O) đường kính BC nên tam giác BAC vuông tại A.

Tam giác ABO có \(AB = BO = AO\) nên tam giác ABO đều suy ra \(\widehat {ABO} = \widehat {AOB} = \widehat {BAO} = {60^0}\)

Tam giác ABC vuông tại A nên \(\widehat B + \widehat C = {90^0}\) hay \({60^0} + \widehat C = {90^0}\) hay \(\widehat C = {30^0}\)

c) Ta có: \(\widehat {AOB} + \widehat {AOC} = {180^0}\) (hai góc kề bù)

nên \({60^0} + \widehat {AOC} = {180^0}\) hay \(\widehat {AOC} = {180^0} - {60^0} = {120^0}\)

Đường kính BC = 6 cm nên bán kỉnh đường tròn (O) là \(6:2 = 3\) cm

Độ dài cung AC là \(\frac{{2\pi .3.120}}{{360}} = 2\pi \) cm

Diện tích phần quạt chứa OA, OC là \(\frac{{\pi {R^2}.120}}{{360}} = \frac{{{3^2}\pi .120}}{{360}} = 3\pi \left( {c{m^2}} \right)\)

  • Giải bài tập 5.37 trang 113 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức

    Cho AB là một dây bất kì (không phải là đường kính) của đường tròn (O; 4 cm). Gọi C và D lần lượt là các điểm đối xứng với A và B qua tâm O. a) Hai điểm C và D có nằm trên đường tròn (O) không? Vì sao? b) Biết rằng ABCD là một hình vuông. Tính độ dài cung lớn AB và diện tích hình quạt tròn tạo bởi hai bán kính OA và OB.

  • Giải bài tập 5.38 trang 113 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức

    Cho điểm B nằm giữa hai điểm A và C, sao cho AB = 2 cm và BC = 1 cm. Vẽ các đường tròn (A; 1,5 cm), (B; 3 cm) và (C; 2 cm). Hãy xác định các cặp đường tròn: a) Cắt nhau; b) Không giao nhau; c) Tiếp xúc với nhau.

  • Giải bài tập 5.39 trang 113 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức

    Cho tam giác vuông ABC (A vuông). Vẽ hai đường tròn (B; BA) và (C; CA) cắt nhau tại A và A’. Chứng minh rằng: a) BA và BA’ là hai tiếp tuyến cắt nhau của (C; CA). b) CA và CA’ là hai tiếp tuyến cắt nhau của (B; BA).

  • Giải bài tập 5.40 trang 113 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức

    Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại A và B. Một đường thẳng d đi qua A cắt (O) tại E và cắt (O’) tại F (E và F) khác A. Biết điểm A nằm trong đoạn EF. Gọi I và K lần lượt là trung điểm của AE và AF (H.5.46). a) Chứng minh rằng tứ giác OO’KI là một hình thang vuông. b) Chứng minh rằng ({rm{IK}} = frac{1}{2}{rm{EF}}). c) Khi d ở vị trí nào (d vẫn qua A) thì OO’KI là một hình chữ nhật?

  • Giải bài tập 5.35 trang 112 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức

    Cho đường tròn (O; R) và hai đường thẳng ({{rm{a}}_1})và ({{rm{a}}_2}.) Gọi ({{rm{d}}_1},{{rm{d}}_2}) lần lượt là khoảng cách từ điểm O đến ({{rm{a}}_1})và ({{rm{a}}_2}.) Biết rằng (O) cắt ({{rm{a}}_1})và tiếp xúc với ({{rm{a}}_2}) (H.5.45). Khi đó: A. ({{rm{d}}_1} < {rm{R}})và ({{rm{d}}_2} = {rm{R}}) B. ({{rm{d}}_1} = {rm{R}})và ({{rm{d}}_2} < {rm{R}}) C. ({{rm{d}}_1} > {rm{R}})và ({{rm{d}}_2} = {rm{R}}) D. ({{rm{d}}_1} < {rm{R}})và ({{rm{

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close