Bài 9.1, 9.2, 9.3 phần bài tập bổ sung trang 51, 52 SBT toán 7 tập 2

Bài 9.1, 9.2, 9.3 phần bài tập bổ sung trang 51, 52 sách bài tập toán 7. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau: (A) Trực tâm của một tam giác bao giờ cũng nằm trong tam giác...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 9.1

Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

(A) Trực tâm của một tam giác bao giờ cũng nằm trong tam giác.

(B)  Trực tâm của một tam giác bao giờ cũng nằm ngoài tam giác.

(C)  Trực tâm của một tam giác bao giờ cũng trùng với một đỉnh của tam giác.

(D) Cả ba khẳng định trên đều sai. 

Phương pháp giải:

Sử dụng: Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó gọi là trực tâm của tam giác

Lời giải chi tiết:

Trực tâm của tam giác nằm trong tam giác chỉ với tam giác nhọn, nằm ngoài tam giác chỉ với tam giác tù, trùng với một đỉnh của tam giác chỉ với tam giác vuông.

Vậy cả ba khẳng định A, B, C đều sai. 

Chọn (D) 

Bài 9.2

Cho tam giác \(ABC\) không là tam giác cân. Khi đó trực tâm của tam giác \(ABC\) là giao điểm của:

(A) Ba đường trung tuyến;

(B) Ba đường phân giác;

(C) Ba đường trung trực;

(D) Ba đường cao.

Hãy chọn phương án đúng.

Phương pháp giải:

Sử dụng: Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó gọi là trực tâm của tam giác

Lời giải chi tiết:

Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó gọi là trực tâm của tam giác. 

Chọn (D)

Bài 9.3

Cho tam giác \(ABC\) có hai đường cao \(AH, BK\) cắt nhau tại điểm \(M.\) Hãy tính góc \(AMB\) biết \(Â = 55°,\) \(\widehat B = 67^\circ \).

Phương pháp giải:

Sử dụng: 

+) Trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng \(90^0\)

+) Tổng ba góc trong tam giác bằng \(180^0\)

Lời giải chi tiết:

Để tính góc \(AMB,\) ta cần tính \(\widehat {{A_1}},\widehat {{B_1}}\)

Trong tam giác vuông \(AHB\) có \(\widehat {{A_1}} + \widehat {ABH}= 90^\circ   \) (tổng hai góc nhọn trong tam giác vuông bằng \(90^0)\) nên \(\widehat {{A_1}} = 90^\circ  - \widehat {ABH} \)\(= 90^\circ  - 67^\circ  = 23^\circ \)

Trong tam giác vuông \(AKB\) có \(\widehat {{B_1}} + \widehat {BAK}= 90^\circ   \) (tổng hai góc nhọn trong tam giác vuông bằng \(90^0)\) nên \(\widehat {{B_1}} = 90^\circ  - \widehat {BAK} \)\(= 90^\circ  - 55^\circ  = 35^\circ \)

Trong tam giác \(AMB\) có \(\widehat {AMB} + {\widehat {{A_1}} + \widehat {{B_1}}} = 180^\circ  \) (định lý tổng ba góc trong tam giác) nên \(\widehat {AMB} = 180^\circ  - \left( {\widehat {{A_1}} + \widehat {{B_1}}} \right) \)\(\;= 180^\circ  - (23^\circ  + 35^\circ ) = 122^\circ \)

Loigiaihay.com

  • Bài 9.4, 9.5, 9.6 phần bài tập bổ sung trang 52 SBT toán 7 tập 2

    Giải bài 9.4, 9.5, 9.6 phần bài tập bổ sung trang 52 sách bài tập toán 7. Cho tam giác nhọn ABC cân tại đỉnh A. Hai đường cao xuất phát từ đỉnh B và đỉnh C cắt nhau tại M. Hãy tìm các góc của tam giác ABC, biết góc BMC= 140 độ.

  • Bài 81* trang 51 SBT toán 7 tập 2

    Giải bài 81* trang 51 sách bài tập toán 7. Cho tam giác ABC. Qua mỗi đỉnh A, B, C kẻ các đường thẳng song song với cạnh đối diện, chúng cắt nhau tạo thành tam giác DEF (h.17) a) Chứng minh rằng A là trung điểm EF...

  • Bài 80 trang 51 SBT toán 7 tập 2

    Giải bài 80 trang 51 sách bài tập toán 7. Cho tam giác ABC có góc B, góc C là các góc nhọn, AC > AB. Kẻ đường cao AH. Chứng minh rằng góc AHB nhỏ hơn góc HAC.

  • Bài 79 trang 51 SBT toán 7 tập 2

    Giải bài 79 trang 51 sách bài tập toán 7. Cho tam giác ABC có AB = AC = 13cm, BC = 10cm. Tính độ dài đường trung tuyến AM.

  • Bài 78 trang 51 SBT toán 7 tập 2

    Giải bài 78 trang 51 sách bài tập toán 7. Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao CH cắt tia phân giác của góc A tại D. Chứng minh rằng BD vuông góc với AC.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close