Bài 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 phần bài tập bổ sung trang 76, 77 SBT toán 7 tập 1

Giải bài 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 phần bài tập bổ sung trang 76, 77 sách bài tập toán 7 tập 1. Điền vào chỗ trống các từ thích hợp ...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 6.1

Điền vào chỗ trống các từ thích hợp.

a) Mỗi điểm \(M\) xác định……\((x_0; y_0)\). Ngược lại, mỗi cặp số \((x_0; y_0)\)……điểm \(M\).

b) Cặp số \((x_0; y_0)\) là tọa độ của điểm \(M\), \(x_0\) là……………và \(y_0\) là…………của điểm \(M\).

c) Điểm \(M\) có tọa độ……………… được kí hiệu là \(M(x_0; y_0).\) 

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết mặt phẳng tọa độ.

Lời giải chi tiết:

a) Mỗi điểm \(M\) xác định một cặp số \((x_0; y_0)\). Ngược lại, mỗi cặp số \((x_0; y_0)\) xác định một điểm \(M\).

b) Cặp số \((x_0; y_0)\) là tọa độ của điểm \(M\), \(x_0\) là hoành độ và \(y_0\) là tung độ của điểm \(M\).

c) Điểm \(M\) có tọa độ \((x_0; y_0) \) được kí hiệu là \(M(x_0; y_0).\) 

Bài 6.2

 Xem hình bs1 và điền Đ, S vào ô trống trong bảng sau:

Tọa độ của điểm Đáp số
1) \(M(2; -3)\)  
2) \(M(-3; 2)\)  
3) \(N(2; -3)\)  
4) \(N(3; -2)\)  
5) \(P(-1; -2)\)  
6) \(Q(0; -2)\)  
7) \(Q(-2; 0)\)  

 

Phương pháp giải:

Từ điểm cần xác định tọa độ ta vẽ các đường vuông góc với các trục tọa độ, xác định giao điểm của đường vuông góc với trục hoành cho ta hoành độ của điểm đó, giao điểm của đường vuông góc với trục tung cho ta tung độ của điểm cần xác định tọa độ.

Lời giải chi tiết:

1) S;     2) Đ;     3) Đ;      4) S;

5) Đ;     6) S;     7) Đ.

Bài 6.3

Vẽ một hệ trục tọa độ

a) Vẽ một đường thẳng \(m\) song song với trục hoành và cắt trục tung tại điểm \((0; 3)\). Em có nhận xét gì về tung độ của các điểm trên đường thẳng \(m\).

b) Vẽ một đường thẳng \(n\) vuông góc với trục hoành tại điểm \((2; 0)\). Em có nhận xét gì về hoành độ của các điểm trên đường thẳng \(n\). 

Phương pháp giải:

a) Từ điểm \(y=3\) dựng đường thẳng \(m\) song song với trục hoành.

b) Từ điểm \(x=2\) dựng đường thẳng \(n\) vuông góc với trục hoành. 

Lời giải chi tiết:

a) Tất cả các điểm nằm trên đường thẳng \(m\) đều có tung độ bằng \(3.\)

b) Tất cả các điểm nằm trên đường thẳng \(n\) đều có hoành độ bằng \(2.\)

Bài 6.4

Trong mặt phẳng tọa độ cho các điểm: \(M(2; 3); N(-2; 3); P(2; -3);\)\(\, Q(-2; -3).\) Các đoạn thẳng song song với trục hoành là:

(A) \(MP\) và \(QP\);

(B) \(MP\);

(C) \(PQ\);

(D) \(NP\) và \(MQ\). 

Phương pháp giải:

Biểu diễn điểm \(M(a;b)\) trên hệ trục tọa độ ta làm như sau:

+) Từ \(x=a\) ta dựng đường thẳng vuông góc với \(Ox\).

+) Từ \(y=b\) ta dựng đường thẳng vuông góc với \(Oy\)

Giao điểm của hai đường này là điểm \(M\).

Lời giải chi tiết:

Biểu diễn các điểm trên mặt phẳng tọa độ.

Nhận thấy các đường thẳng song song với trục hoành là \(MN\) và \(PQ.\)

Chọn C. 

Loigiaihay.com

  • Bài 52 trang 76 SBT toán 7 tập 1

    Giải bài 52 trang 76 sách bài tập toán 7 tập 1. Tìm tọa độ của đỉnh thứ tư của hình vuông trong mỗi trường hợp dưới đây (hình 9).

  • Bài 51 trang 76 SBT toán 7 tập 1

    Giải bài 51 trang 76 sách bài tập toán 7 tập 1. Làm tương tự như bài 50 đối với đường phân giác của các góc phần tư thứ II, IV.

  • Bài 50 trang 76 SBT toán 7 tập 1

    Giải bài 50 trang 76 sách bài tập toán 7 tập 1. Vẽ một hệ trục tọa độ và đường phân giác của các góc phần tư thứ I, III...

  • Bài 49 trang 75 SBT toán 7 tập 1

    Giải bài 49 trang 75 sách bài tập toán 7 tập 1. Cân nặng và tuổi của bốn bạn được biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ (hình 8) ...

  • Bài 48 trang 75 SBT toán 7 tập 1

    Giải bài 48 trang 75 sách bài tập toán 7 tập 1. Vẽ một hệ trục Oxy và đánh dấu các điểm: G(-2; -0,5), H(-1; -0,5), I(-1; -1,5), K(-2; -1,5) ...

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close