- Trung ương:vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư và quan lại gồm hai ban văn, võ; các con vua được phong vương và trấn giữ các nơi quan trọng.
- Địa phương: Cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu.
- Quân đội: 10 đạo; hai bộ phận cấm quân và quân địa phương.
=> Nhận xét:nhà Tiền Lê đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ. Đây là sự hoàn thiện chính quyền ở trung ương, chia lại đơn vị hành chính cả nước, chú trọng xây dựng quân đội,...
Thời Lý
- Trung ương:
+ Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
+ Với các chức vụ quan trọng, nhà vua đều cử những người thân cận nắm giữ.
+ Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, quan võ.
- Địa phương: Chia cả nước thành 24 lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu), đặt các chức tri phủ, tri châu. Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.
- Ban hành luật Hình thư, cũng cố và xây dựng quân đội vững mạnh.
=>Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ.
Thời Trần
- Ở trung ương:
+ Đứng đầu nhà nước là vua, thực hiện chế độ Thái thượng hoàng (lưỡng đầu chế).
+ Các chức quan đại thần như: quan văn, quan võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ.
+ Đặt thêm một số cơ quan như: Quốc sử viện (đảm nhiệm việc viết sử), Thái y viện (coi việc chữa bệnh trong cung), Tôn nhân phủ (nắm sự vụ của họ hàng tôn thất) và một số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ,…
- Ở địa phương:
+ Cả nước được chia thành 12 lộ. Đứng đầu lộ là các chức chánh, phó An phủ sứ.
+ Dưới lộ là phủ, do chức tri phủ cai quản.
+ Châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi.
+ Dưới cùng là xã, do xã quan đứng đầu.
=> Bộ máy nhà nước thời Trần tổ chức chặt chẽ, quy củ hơn so với thời Tiền Lê, Lý.