Giải Bài 32: Anh Ba VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sốngĐề bài: Viết một bức thư cho người thân hoặc bạn bè ở xa. Dựa vào kết quả tìm hiểu cách viết thư ở trang 105, viết thư theo yêu cầu của đề bài. Đọc soát và chỉnh sửa. Ghi vắn tắt ý kiến nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa theo góp ý. Viết lại một đoạn trong thư mà em đã viết cho hay hơn. Đọc một câu chuyện kể về ước mơ và viết thông tin vào phiếu đọc sách. Nêu suy nghĩ của em về ước mơ được nói đến trong câu chuyện. Ghi lại các thông tin chính của câu chuyện về Bác Hồ mà em đã đọc, nêu suy nghĩ củ Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Viết VIẾT THƯ Đề bài: Viết một bức thư cho người thân hoặc bạn bè ở xa. Câu 1: Dựa vào kết quả tìm hiểu cách viết thư ở trang 105, viết thư theo yêu cầu của đề bài. Phương pháp giải: Em dựa vào những gợi ý, hướng dẫn ở bài trước, viết một bức thư. Chú ý cách xưng hô và thể hiện sự quan tâm, tình cảm. Lời giải chi tiết: Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2023 Ông ngoại thân mến! Chắc ông sẽ bất ngờ khi nhận được thư của cháu đúng không ạ. Hôm nay, học bài xong còn sớm nên cháu viết mấy dòng thư hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông ơi! Lâu nay ông có khoẻ không ạ ? Tuổi ông đã cao nên ông cố gắng nghỉ ngơi, đừng làm vườn nhiều quá ông nhé. Cũng đã hơn một năm cháu chưa có dịp về quê thăm ông, cháu nhớ ông lắm. Cháu và bố mẹ ở đây đều khoẻ, công việc và học tập đều rất tốt. Cháu hứa là sẽ học tập thật tốt, thật ngoan ngoãn để hè này được bố mẹ cho về thăm ông. Đêm đã khuya, cháu phải đi ngủ để sáng mai kịp giờ đến lớp. Cháu xin dừng bút tại đây, ông nhớ giữ gìn sức khoẻ nhé. Cháu yêu ông nhiều. Cháu ngoại Minh Anh Câu 2 Đọc soát và chỉnh sửa. a. Đọc lại bài làm của em để phát hiện lỗi theo các gợi ý sau: Các phần của bức thư Nội dung thư (thăm hỏi, chia sẻ tin tức,...) Dùng từ, viết câu Chính tả b. Sửa lỗi (nếu có). Phương pháp giải: Em soát lại lá thư và chỉnh sửa lỗi nếu có. Lời giải chi tiết: Em soát lại lá thư và chỉnh sửa lỗi nếu có. - Các phần của bức thư đã đầy đủ: địa điểm, lời chào, nội dung, cuối thư, chữ kí.. - Nội dung thư đã thể hiện được hết ý. - Dùng từ đúng chính tả, viết câu rõ ràng, mạch lạc. Câu 3 Ghi vắn tắt ý kiến nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa theo góp ý. Phương pháp giải: Em ghi lại những nhận xét của thầy cô, chỉnh sửa những chi tiết chưa hợp lí và viết lại bức thư cho hoàn chỉnh. Lời giải chi tiết: Em ghi lại những nhận xét của thầy cô, chỉnh sửa những chi tiết chưa hợp lí và viết lại bức thư cho hoàn chỉnh. Câu 4 Viết lại một đoạn trong thư mà em đã viết cho hay hơn. Phương pháp giải: Em tiến hành viết lại một đoạn trong thư mà em đã viết cho hay hơn. Lời giải chi tiết: Em tiến hành viết lại một đoạn trong thư mà em đã viết cho hay hơn. Đọc mở rộng Câu 1: Đọc một câu chuyện kể về ước mơ và viết thông tin vào phiếu đọc sách.
Phương pháp giải: Em tìm những câu chuyện trong sách báo, in-tơ-nét.... và viết vào phiếu. Lời giải chi tiết:
Câu 2 Nêu suy nghĩ của em về ước mơ được nói đến trong câu chuyện. Phương pháp giải: Em suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện và ghi lại. Lời giải chi tiết: Nếu bạn có ước mơ trong đầu, hãy làm gì đó với nó. Bước nhỏ đầu tiên bạn thực hiện sẽ tạo sự khác biệt lớn. Nếu bạn chỉ chờ đợi trong vỏ bọc hoàn hảo, và giữ những lo lắng về các khó khăn phải đối mặt, bạn sẽ trì trệ và ước mơ của bạn sẽ chết dần. Vận dụng Ghi lại các thông tin chính của câu chuyện về Bác Hồ mà em đã đọc, nêu suy nghĩ của em về câu chuyện đó. - Tên câu chuyện: - Tác giả: - Nội dung chính: - Chi tiết hoặc nhân vật mà em ấn tượng nhất: . - Suy nghĩ của em về câu chuyện: Phương pháp giải: Em nhớ lại câu chuyện về Bác Hồ mà em đã được đọc và ghi lại suy nghĩ của em. Lời giải chi tiết: - Tên câu chuyện: Giản dị và tiết kiệm - Nội dung chính: Câu chuyện cho ta thấy đứng tính giản dị và tiết kiệm của Bác Hồ. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc gối hòa bình vá đi vá lại Bác vẫn dùng. Khi bị mệt, Bác vẫn nói nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội. - Chi tiết hoặc nhân vật mà em ấn tượng nhất: Khi bác mệt, đang nằm nghỉ, bác vẫn bảo: “Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.” - Suy nghĩ của em về câu chuyện: Từ câu chuyện về Bác Hồ này, em rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa về đức tính giản dị và tiết kiệm của Bác. Mặc dù Bác là người có địa vị cao, là vị lãnh tụ thiên tài của cả dân tộc nhưng Bác luôn giữ cho mình sự giản dị và tiết kiệm. Tiết kiệm có thể giúp những người còn khó khăn hơn chúng ta, giúp cho những người thật sự cần giúp đỡ, như thế ta sẽ vui mà người nhận cũng sẽ cùng vui.
Quảng cáo
|