Giải Bài 21: Những cánh buồm VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Các câu ở cột A có gì khác các câu ở cột B? Viết tiếp để hoàn thành câu trả lời. Dấu ngoặc đơn trong mỗi câu ở cột B (bài tập 1) được dùng để làm gì. Đặt dấu ngoặc đơn vào vị trí thích hợp trong mỗi đoạn văn dưới đây. Bộ phận in đậm trong mỗi đoạn văn có ý nghĩa gì? Em có thể dùng dấu câu nào để đánh dấu bộ phận in đậm đó. Viết mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả một cây mà em biết.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

 

 

Luyện từ và câu

 

 

Câu 1:

Đề bài:

Các câu ở cột A có gì khác các câu ở cột B? Viết tiếp để hoàn thành câu trả lời. 

Các câu ở cột A .........

Các câu ở cột B.......... 

 

Phương pháp giải:

Em quan sát các câu ở hai cột và nêu điểm khác nhau. 

 

Lời giải chi tiết:

Các câu ở cột A không có dấu ngoặc đơn chỉ chú thích cho chủ ngữ của câu.

Các câu ở cột B có dấu ngoặc đơn chỉ chú thích cho chủ ngữ của câu. 

 

Câu 2

 

 

Dấu ngoặc đơn trong mỗi câu ở cột B (bài tập 1) được dùng để làm gì? 

 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài tập 1, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

 

Lời giải chi tiết:

Dấu ngoặc đơn trong mỗi câu ở cột B (bài tập 1) được dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). 

 

Câu 3

 

 

Đặt dấu ngoặc đơn vào vị trí thích hợp trong mỗi đoạn văn dưới đây:

a. Chiếc xe đưa tôi từ Buôn Ma Thuột lên Buôn Đôn một làng ở gần biên giới. Những cánh rừng khộp bát ngát và bằng phẳng, kéo dài như không bao giờ dứt ở hai bên đường.

(Minh Khôi)

b. Máu trên chân con voi vẫn chảy. Người quản tượng bèn hải lá sài đất và lá nhọ nồi những thứ lá cầm máu rất nhanh giã giập rồi đắp lên vết thương cho con voi. Sau đó ông lấy đất rừng nhào nhuyễn phủ lên trên. Lớp đất ấy sẽ giữ mảng thuốc như một lớp băng dính. 

(Theo Vũ Hùng)

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn và đặt dấu ngoặc đơn vào vị trí phù hợp. 

 

Lời giải chi tiết:

a. Chiếc xe đưa tôi từ Buôn Ma Thuột lên Buôn Đôn (một làng ở gần biên giới). Những cánh rừng khộp bát ngát và bằng phẳng, kéo dài như không bao giờ dứt ở hai bên đường.

(Minh Khôi)

b. Máu trên chân con voi vẫn chảy. Người quản tượng bèn hái lá sài đất và lá nhọ nồi (những thứ lá cầm máu rất nhanh) giã giập rồi đắp lên vết thương cho con voi. Sau đó ông lấy đất rừng nhào nhuyễn phủ lên trên. Lớp đất ấy sẽ giữ mảng thuốc như một lớp băng dính. 

(Theo Vũ Hùng)

 

Câu 4

 

 

Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống, trong đó có dùng dấu ngoặc đơn. 

 

Phương pháp giải:

Em tiến hành viết đoặn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống, trong đó có dùng dấu ngoặc đơn. 

 

Lời giải chi tiết:

Mỗi dịp nghỉ hè, em thường về thăm quê ở Thường Tín (một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội). Nơi đây là một vùng quê xinh đẹp và yên bình. Những buổi sáng, ông mặt trời thức dậy từ sớm để đánh thức mọi vật. Ấn tượng nhất phải kể đến cánh đồng lúa rộng mênh mông phía xa. Những bông lúa chín nặng trĩu, vàng ươm. Nhấp nhô giữa đồng là các bác nông dân đang làm việc hăng say. Khung cảnh mới đẹp làm sao!

 

Câu 5

 

 

Bộ phận in đậm trong mỗi đoạn văn có ý nghĩa gì? Em có thể dùng dấu câu nào để đánh dấu bộ phận in đậm đó?

a. Đảo Song Tử Tây tỉnh Khánh Hoà có hình bầu dục, diện tích chỉ khoảng 1,3 ki-lô-mét vuông. Lòng đảo trũng, xung quanh cao so với mặt nước biển từ 4 đến 6 mét. Nhìn từ xa, đảo như một khu rừng nhỏ mọc lên giữa đại dương.

(Theo Bùi Tiểu Quyên)

b. Bên trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám, sát với Khuê Văn Các là giếng Thiên Quang giếng chứa ánh sáng Mặt Trời. Hai bên giếng Thiên Quang là khu nhà bia. Những tấm bia đá đồ sộ đã trải mưa nắng bão dông qua hàng trăm năm. 

(Theo Băng Sơn)

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

 

Lời giải chi tiết:

Bộ phận in đậm trong mỗi đoạn văn có ý nghĩa chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)

Có thể dùng dấu ngoặc đơn để đánh dấu bộ phận in đậm đó. 

 

Viết

 

 

Câu 1:

Đề bài:

Đọc bài văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập hai, trang 101) và trả lời câu hỏi.

a. Mở bài giới thiệu thế nào về cây khế?

b. Ở kết bài, cây khế được nhận xét như thế nào? 

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn mở bài và đoạn kết bài để trả lời câu hỏi. 

 

Lời giải chi tiết:

a. Mở bài giới thiệu địa điểm của cây khế.

b. Ở đoạn kết, cây khế được nhận xét mang vẻ bình dị cho vườn nhỏ sau nhà. 

 

Câu 2

 

 

Hai cách mở bài và kết bài dưới đây có gì khác nhau? Xác định kiểu loại của mỗi đoạn mở bài, kết bài.

Mở bài

Điểm khác nhau

Kiểu loại

(1) Mảnh vườn nhỏ sau nhà ông bà có trồng một cây khế.

 

 

(2) Mảnh vườn nhỏ sau nhà ông bà trồng rất nhiều cây ăn trái. Cây nào cũng xum xuê tán lá và bốn mùa thay nhau cho hoa thơm trái ngọt. Em thích nhất cây khế ở góc vườn. Bà bảo cây khế được ông trồng khi em tròn 1 tuổi.

 

 

 

Kết bài

Điểm khác nhau

Kiểu loại

(1) Cùng với cây cam, cây bưởi, cây hồng, cây khế mang lại vẻ đẹp bình dị cho mảnh vườn nhỏ nhà ông bà.

 

 

(2) Sắp đến sinh nhật lần thứ chín của em. Cây khế cũng tròn 8 tuổi.  Rễ cây gân guốc trồi lên khỏi mặt đất. Em sẽ phụ giúp bà lấy ít bùn ao đắp quanh gốc cây. Em muốn cảm ơn cây khế đã cho mọi người quả quý quanh năm. 

 

 

 

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ cách mở bài và kết bài, so sánh để đưa ra điểm khác biệt và kiểu loại. 

 

Lời giải chi tiết:

Mở bài

Điểm khác nhau

Kiểu loại

(1) Mảnh vườn nhỏ sau nhà ông bà có trồng một cây khế.

Giới thiệu trực tiếp cây khế.

Mở bài trực tiếp

(2) Mảnh vườn nhỏ sau nhà ông bà trồng rất nhiều cây ăn trái. Cây nào cũng xum xuê tán lá và bốn mùa thay nhau cho hoa thơm trái ngọt. Em thích nhất cây khế ở góc vườn. Bà bảo cây khế được ông trồng khi em tròn 1 tuổi.

Giới thiệu các sự vật xung quanh rồi mới mới giới thiệu cây khế.

Mở bài gián tiếp

 

Kết bài

Điểm khác nhau

Kiểu loại

(1) Cùng với cây cam, cây bưởi, cây hồng, cây khế mang lại vẻ đẹp bình dị cho mảnh vườn nhỏ nhà ông bà.

Nêu ý nghĩa của cây khế.

Kết bài không mở rộng

(2) Sắp đến sinh nhật lần thứ chín của em. Cây khế cũng tròn 8 tuổi.  Rễ cây gân guốc trồi lên khỏi mặt đất. Em sẽ phụ giúp bà lấy ít bùn ao đắp quanh gốc cây. Em muốn cảm ơn cây khế đã cho mọi người quả quý quanh năm. 

Nêu những việc em sẽ làm và thể hiện được tình cảm của tác giả đối với cây khế.

Kết bài mở rộng

 

 

Câu 3

 

 

Viết mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả một cây mà em biết.

Mở bài:

Kết bài: 

 

Phương pháp giải:

Em viết mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả một cây mà em biết theo một trong những cách trên. 

 

Lời giải chi tiết:

a. Mở bài gián tiếp:

Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.

b. Kết bài mở rộng:

Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này. 

 

Vận dụng

 

 

Tìm đọc những bài văn miêu tả cây cối để học tập cách viết mở bài, kết bài.

- Tên cây được miêu tả:

- Mở bài được viết theo cách nào? Em học được điều gì từ cách viết mở bài đó?

- Kết bài được viết theo cách nào? Em có ấn tượng với chi tiết nào trong phần kết bài? 

 

Phương pháp giải:

Em tìm đọc những bài văn miêu tả cây cối để học tập cách viết mở bài, kết bài. 

 

Lời giải chi tiết:

- Tên cây được miêu tả: Cây phượng

- Mở bài được viết theo cách: mở bài gián tiếp.

- Em học được: Giới thiệu mùa hè => mùa ôn thi => cây phượng. Vì cây phượng gắn liền với mùa hè và với tuổi học trò.

- Kết bài được viết theo cách: Kết bài mở rộng

- Em có ấn tượng với chi tiết: Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. 

 

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close