Giải Bài 12: Nhà phát minh 6 tuổi VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sốngTìm và nêu nội dung chính của phần mở bài, thân bài, kết bài. Dựa vào câu chuyện được kể trong phần thân bài, viết tiếp diễn biến của các sự việc dưới đây. Theo em, cần lưu ý những gì khi viết bài văn kể lại một câu chuyện. Đọc bài thơ, bài văn viết về những trải nghiệm trong cuộc sống và viết thông tin vào phiếu đọc sách. Sưu tầm những câu chuyện về các thần đồng hoặc nhà bác học nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Viết Câu 1: Đọc bài văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 52 – 53) và thực hiện yêu cầu. a. Tìm và nêu nội dung chính của phần mở bài, thân bài, kết bài. - Mở bài (từ đầu đến.............. - Thân bài (tiếp theo đến................. - Kết bài (còn lại) b. Dựa vào câu chuyện được kể trong phần thân bài, viết tiếp diễn biến của các sự việc dưới đây:
c. Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo cách nào? Đánh dấu v vào đáp án đúng.
d. Những từ ngữ được in đậm trong bài văn có tác dụng gì? Phương pháp giải: Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. - Mở bài: Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề "100 câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới". Đối với em, thú vị nhất trong cuốn sách là câu chuyện "Cô bé Lọ Lem". => Nội dung chính: Giới thiệu câu chuyện mà tác giả yêu thích nhất. - Thân bài: Chuyện kể rằng,... hạnh phúc đến cuối đời. => Nội dung chính: Thuật lại nội dung câu chuyện. - Kết bài: Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. "Cô bé Lọ Lem" xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới. => Nội dung chính: Nêu cảm xúc, suy nghĩ về câu chuyện. b.
c.
d. Những từ được in đậm trong bài văn có tác dụng liên kết chặt chẽ mạch viết của bài văn. Câu 2 Theo em, cần lưu ý những gì khi viết bài văn kể lại một câu chuyện? Phương pháp giải: Em tiến hành trao đổi với bạn những điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể lại một câu chuyện. Gợi ý: - Bố cục của bài văn. - Trình tự của các sự việc. - Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc. Lời giải chi tiết: - Bố cục của bài văn: có 3 phần + Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện (tên câu chuyện, lí do biết câu chuyện hoặc nêu ấn tượng về câu chuyện,...). + Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự diễn ra các sự việc (chú ý sử dụng từ ngữ kết nối các sự việc). + Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện, mong muốn sau khi đọc câu chuyện hoặc bài học rút ra từ câu chuyện. - Trình tự của các sự việc: Trình bày và sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lý. + Bản chất của bài văn kể lại một câu chuyện là chuỗi các sự kiện diễn ra liên tiếp, nối kết nhau. Bởi lẽ đó, câu chuyện nên được thể hiện theo một trình tự hợp lý, mạch lạc. + Dù cốt truyện phức tạp hay đơn giản thì vẫn phải đảm bảo về mặt ý nghĩa và được đặt trong bối cảnh thời gian, không gian cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến và kết quả rõ ràng. - Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc: Chọn lọc từ ngữ phong phú, phù hợp với ngữ cảnh câu chuyện và các từ ngữ dẫn dắt phù hợp. Đọc mở rộng Đọc bài thơ, bài văn viết về những trải nghiệm trong cuộc sống và viết thông tin vào phiếu đọc sách.
Phương pháp giải: Em tìm đọc bài thơ, bài văn phù hợp và điền phiếu đọc sách theo mẫu. Lời giải chi tiết:
Vận dụng Sưu tầm những câu chuyện về các thần đồng hoặc nhà bác học nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam. – Tên câu chuyện: – Tác giả: – Tên thần đồng hoặc nhà bác học: – Điều em yêu thích ở thần đồng hoặc nhà bác học: Phương pháp giải: Em sưu tầm thêm những câu chuyện về các thần đồng hoặc nhà bác học nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam qua sách báo, internet,.... Lời giải chi tiết: – Tên câu chuyện: Thần đồng đất Việt – Tác giả: Lê Linh – Tên thần đồng hoặc nhà bác học: Lê Tí – Điều em yêu thích ở thần đồng hoặc nhà bác học: Tí là một người con hiếu thảo, ham học và có trí thông minh hơn người. Ngay cả Đồ Kiết, thầy dạy của cậu cũng phải ngạc nhiên về kiến thức của cậu. Ở làng Phan Thị, với tài trí của mình, cậu cũng đã giúp mẹ, các bạn của mình và những người dân trong làng giải quyết nhiều vấn đề khó khăn. Vượt qua ba kì thi Hương, Hội, Đình một cách xuất sắc, cậu trở thành trạng nguyên nhỏ tuổi nhất của Đại Việt. Sau đó, cậu cũng được Đại Minh (Trung Quốc - Bắc quốc) công nhận là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên.
Quảng cáo
|