Giải Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sốngViết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi mà em yêu thích. Cần chuẩn bị những dụng cụ, vật liệu gì để làm đồ chơi. Viết hướng dẫn làm đồ chơi theo dàn ý đã lập. Dựa vào tranh minh hoạ và nghe kể câu chuyện Nhà phát minh và bà cụ. Điều em ấn tượng nhất về nhà phát minh Ê-đi-xơn là gì. Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Viết Câu 1: Lập dàn ý. a. Cần chuẩn bị những dụng cụ, vật liệu gì để làm đồ chơi? b. Kể lại các bước hướng dẫn làm đồ chơi.
Phương pháp giải: Em tiến hành lập dàn ý. Gợi ý: - Những dụng cụ, vật liệu cần chuẩn bị: + Nêu những dụng cụ cần dùng (Ví dụ: kéo, kìm, dây thép,... + Nêu những vật liệu cần sử dụng (Ví dụ: bìa, giấy,....) - Hướng dẫn thực hiện: Kể lại các bước hướng dẫn làm đồ chơi: + Nêu các bước làm đồ chơi theo trình tự (Ví dụ: 1. Vẽ; 2. Cắt; 3. Dán....) + Mỗi bước có thể gồm nhiều việc. Mỗi việc cần nêu rõ vật liệu, dụng cụ, cách làm,.... + Ví dụ: Dùng kéo cắt hình chữ nhật từ giấy trắng để tạo thân nhỏ. Lời giải chi tiết: a. Chuẩn bị: + Giấy màu, giấy trắng + Kéo và bút b.
Câu 2 Viết hướng dẫn làm đồ chơi theo dàn ý đã lập. Phương pháp giải: Em tiến hành viết hướng dẫn làm đồ chơi theo dàn ý đã lập. Lời giải chi tiết: Để làm một con gà bằng giấy, chúng ta cần chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và làm theo hướng dẫn sau: - Chuẩn bị: + Giấy màu, giấy trắng + Kéo và bút - Các bước thực hiện: + Bước 1: Vẽ lên giấy màu trắng các hình như phần hình 1 bên dưới. Sau đó, áp giấy màu vàng lên giấy trắng và cắt theo những hình đấy. Phần mỏ gà và phần đế dùng giấy màu cam cho đẹp hơn. Những chỗ vẽ nét đứt là hướng dẫn gấp giấy ngay tại đó. + Bước 2: Dán thành từng vòng tròn rồi dán nối với nhau + Bước 3: Dán mỏ, dán cánh như hình 2 bên dưới + Bước 4: Vẽ mắt hoặc dùng mắt thú bông dán lên. Vậy là chúng ta đã có một chú gà bằng giấy hết sức đáng yêu đúng không nào. Chúc các bạn thành công. Nói và nghe NHÀ PHÁT MINH VÀ BÀ CỤ (Theo Tiếng Việt 3, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Câu 1: Dựa vào tranh minh hoạ và nghe kể câu chuyện Nhà phát minh và bà cụ (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 100), ghi lại những sự việc chính. Phương pháp giải: - Em nghe cô giáo kể chuyện. - Ghi lại những sự việc chính. Lời giải chi tiết: 1. Ê – đi- xơn chế tạo ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. 2. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Nhờ vậy, ông nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn hứa sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên. 3. Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. 4. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Câu 2 Điều em ấn tượng nhất về nhà phát minh Ê-đi-xơn là gì? Vì sao? Phương pháp giải: Em đọc bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Em ấn tượng với sự thân thiện, gần gũi và việc giữ lời hứa của Ê-đi-xơn. Mặc dù là nhà bác học nổi tiếng nhưng Ê-đi-xơn vẫn nói chuyện rất thân thiết với bà cụ. Khi xe điện được chạy thử, dù có rất nhiều người xếp hàng để mua vé nhưng Ê-đi-xơn vẫn giữ đúng lời hứa, mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Vận dụng Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học. – Tên câu chuyện: – Tác giả: – Tên nhà khoa học: – Chi tiết ấn tượng về nhà khoa học: Phương pháp giải: Em tìm đọc câu chuyện về nhà khoa học qua sách báo, internet,... Lời giải chi tiết: – Tên câu chuyện: Edison và mẹ – Tên nhà khoa học: Thomas Edison – Chi tiết ấn tượng về nhà khoa học: Khi mẹ Thomas Edison phải mổ ngay nhưng lúc đó lại không có đèn điện, chỉ biết nhờ vào ánh sáng của ngọn đèn dầu tối om. Ánh sáng như vậy, không thể mổ được. Edison đã nghĩ ra cách dùng nhiều miếng gương nhỏ và vài ngọn đèn dầu để những chiếc gương phản chiếu ánh đèn. Nhừ vậy, ca mổ ruột thừa tiến hành thuận lợi. Edison đã cứu được mẹ.
Quảng cáo
|