Bài 2.1, 2.2, 2.3 phần bài tập bổ sung trang 68 SBT toán 7 tập 1

Giải bài 2.1, 2.2, 2.3 phần bài tập bổ sung trang 68 sách bài tập toán 7 tập 1. Trên một chiếc đồng hồ, khi kim giờ quay đúng ba vòng thì vòng kim phút quay được là ...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 2.1

Trên một chiếc đồng hồ, khi kim giờ quay đúng ba vòng thì vòng kim phút quay được là :

(A) \(15\);

(B) \(36\);

(C) \(180\);

(D) \(2160\). 

Phương pháp giải:

Kim giờ quay \(1\) vòng hết \(12\) giờ.

Kim phút quay \(1\) vòng hết \(1\) giờ.

Lời giải chi tiết:

Kim giờ quay \(3\) vòng hết \(3.12=36\) giờ.

Số vòng mà kim phút quay được trong \(36\) giờ là \(36:1=36\) (vòng).

Vậy kim giờ quay đúng ba vòng thì kim phút quay được \(36\) vòng.

Chọn B.

Bài 2.2

Cho biết hai đại lượng \(x\) và \(y\) tỉ lệ thuận với nhau. Gọi \(x_1, x_2\) là hai giá trị của \(x\) và \(y_1, y_2\) là hai giá trị tương ứng của \(y\). Thay dấu ? bằng số thích hợp trong bảng sau:

\(x_1 = 3\) \(y_1 = ?\)
\(x_2 = ?\) \(y_2 = ?\)
\(x_1 + x_2 = 2\) \(y_1 + y_2 = 10\)

 

 

Phương pháp giải:

 Giả sử \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(k\) \((k\ne0)\). Từ đó biểu diễn \(y_1;y_2\) theo \(x_1;x_2\) và \(k\), biến đổi theo yêu cầu của bài toán tìm \(k\).

Tìm được \(k\) ta tìm được các giá trị \(y_1;y_2;x_2\).

Lời giải chi tiết:

Giả sử \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(k\) \((k\ne0)\).

Khi đó ta có: \(y_1 = k.x_1 ; y_2 = k.x_2\).

Do đó \(y_1 + y_2 = kx_1 + kx_2 = k(x_1 + x_2)\) 

Hay \(10 = k.2 ⇒ k = 10:2=5\).

Vậy \(y = 5x\).

Với \(x_1=3\) thì \(y_1=5.x_1=5.3=15\).

Vì \(x_1 + x_2=2\) nên \(x_2=2-x_1=2-3=-1\).

Vì \(y_1 + y_2 = 10\) nên \(y_2=10-y_1=10-15=-5\).

Ta điền vào bảng như sau: 

\(x_1 = 3\) \(y_1 = 15\)
\(x_2 = -1\) \(y_2 = -5\)
\(x_1 + x_2=2\) \(y_1 + y_2 = 10\)

Bài 2.3

Cho \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Khi các giá trị \(x_1, x_2\) của \(x\) có tổng bằng \(2\) thì hai giá trị tương đương \(y_1, y_2\) có tổng bằng \(-10.\)

a) Hãy biểu diễn \(y\) theo \(x.\)

b) Tính giá trị của \(y\) khi \(x = -1\). 

Phương pháp giải:

a) Giả sử \(y = ax\) (\(a\) là hằng số khác \(0\)). Từ đó biểu diễn \(y_1;y_2\) theo \(x_1;x_2\) và \(a\), biến đổi theo yêu cầu của bài toán tìm \(a\).

b) Thay \(x=-1\) vào công thức liên hệ giữa \(x\) và \(y\) (câu a\) để tính \(y\).

Lời giải chi tiết:

a. Vì \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận, ta giả sử \(y\) liên hệ với \(x\) theo công thức:

\(y = ax\) (\(a\) là hằng số khác \(0\))

Khi đó:

\(y_1=ax_1; y_2=a x_2\).

\(⇒ y_1 + y_2 = ax_1 + ax_2 \)

\(⇒ y_1 + y_2 = a(x_1 + x_2) \). Theo đề bài ta có: \(x_1 + x_2=2;y_1 + y_2 =-10\)

\(⇒-10 = a. 2 ⇒ a = -10:2=-5.\)

Vậy \( y = -5x.\)

b.Với \(x = -1\) thì \(y=-5.(-1) = 5.\)

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close