Giải Bài 13. Mầm non VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sốngĐọc đoạn thơ và các nghĩa của từ mắt trong bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 65) và trả lời câu hỏi. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
LTVC 1 Giải Câu 1 trang 49 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc đoạn thơ và các nghĩa của từ mắt trong bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 65) và trả lời câu hỏi. a. Tìm nghĩa thích hợp cho từ mắt được in đậm. - Từ mắt ở vị trí (1) mang nghĩa - Từ mắt ở vị trí (2) mang nghĩa - Từ mắt ở vị trí (3) mang nghĩa b. Trong các nghĩa nêu trên của từ mắt, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? c. Các nghĩa trên của từ mắt có liên hệ với nhau như thế nào? Phương pháp giải: Em dựa vào kiến thức đã học về từ đa nghĩa để làm bài. Lời giải chi tiết: a.
b.
c. Các nghĩa trên của từ "mắt" có liên hệ với nhau qua đặc điểm, một từ với nguồn gốc chung là cơ quan để nhìn, cơ quan này có đặc điểm là bộ phận lồi ra trên cơ thể người hay động vật. Từ này sau đó được phát triển thành nghĩa mới, liên quan đến hình dạng hoặc đặc điểm của mắt, cũng là chỗ lồi ra và có hình giống con mắt ở một số vật. LTVC 2 Giải Câu 2 trang 49 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống Xác định nghĩa của từ biển trong những câu thơ, câu ca dao ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 66) và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. Nghĩa của từ biển ở a: Nghĩa của từ biển ở b: Nghĩa của từ biển ở c: Trong các nghĩa nêu trên, nghĩa ở ……… là nghĩa gốc, nghĩa ở ……… là nghĩa chuyển. Phương pháp giải: Em dựa vào kiến thức về từ đa nghĩa để làm bài. Lời giải chi tiết: Nghĩa của từ biển ở a: khối lượng to lớn (ví như biển) trên một diện tích rộng. Nghĩa của từ biển ở b: vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái Đất. Nghĩa của từ biển ở c: vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái Đất. Trong các nghĩa nêu ở trên, nghĩa ở b, c là nghĩa gốc, nghĩa ở a là nghĩa chuyển. LTVC 3 Giải Câu 3 trang 50 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống Từ lưng trong mỗi đoạn thơ ở bài tập 3 (SHS, Tiếng Việt 5, tập một, trang 66) dùng nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu các nghĩa đó. a. Từ lưng được dùng với nghĩa (gốc/chuyển) ……………, nghĩa đó là: b. Từ lưng¹ được dùng với nghĩa (gốc/chuyển) ……………, nghĩa đó là: Từ lưng² được dùng với nghĩa (gốc/chuyển) ……………, nghĩa đó là: Từ lưng³ được dùng với nghĩa (gốc/chuyển) ……………, nghĩa đó là: Phương pháp giải: Em dựa vào kiến thức về từ đa nghĩa để hoàn thành bài Lời giải chi tiết: a. Từ lưng được dùng với nghĩa chuyển, nghĩa đó là: khoảng ở giữa, không ở trên cao, cũng không ở dưới thấp. b. Từ lưng¹ được dùng với nghĩa chuyển, nghĩa đó là: vị trí giữa của ngọn núi so sánh giữa đỉnh và chân núi. Từ lưng² được dùng với nghĩa gốc, nghĩa đó là: bộ phận của con người, nằm ở thân người phía sau, tính từ gáy (sau cổ) tới mông. Từ lưng³ được dùng với nghĩa gốc, nghĩa đó là:bộ phận của con người, nằm ở thân người phía sau, tính từ gáy (sau cổ) tới mông. LTVC 4 Giải Câu 4 trang 50 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống Chọn 1 trong 2 từ ở bài tập 4 (SHS, Tiếng Việt 5, tập một, trang 66) và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đó. Từ em chọn: …………………… Đặt câu với từ đó được dùng với nghĩa 1: Đặt câu với từ đó được dùng với nghĩa 2: Phương pháp giải: Em dựa vào kiến thức về từ đa nghĩa để đặt câu cho phù hợp. Lời giải chi tiết: Từ em chọn: lạnh Nghĩa 1: Nước trong hồ lạnh đến mức không ai dám bơi. Nghĩa 2: Cuộc trò chuyện giữa họ trở nên lạnh nhạt, như thể không còn mối liên kết nào. Viết 1 Giải Câu 1 trang 51 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống. Đề 2: Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh. Dựa vào kết quả quan sát và những nội dung đã ghi chép trong hoạt động Viết ở Bài 12, lập dàn ý theo đề bài đã chọn. a. Mở bài: b. Thân bài: c. Kết bài: Phương pháp giải: Em chọn 1 trong 2 đề rồi tiến hành lập dàn ý. Lời giải chi tiết: Đề 1: a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về địa danh ở nơi em sinh sống. (Ví dụ: hồ Ba Bể). - Hồ Ba Bể, nằm trong vườn quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn, là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam. - Hồ đã để lại cho em nhiều ấn tượng kể từ lần đầu tiên đến thăm. b. Thân bài: Tả hồ theo trình tự không gian. - Khung cảnh từ xa nhìn vào:
- Đến gần (Mặt nước hồ):
- Các đảo nhỏ giữa hồ:
- Hoạt động của con người:
c. Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm nhận về hồ. - Yêu mến vẻ đẹp của hôg - Muốn nơi đây được bảo vệ và gìn giữ cẩn thận - Mong có nhiều người biết đến hồ Ba Bể hơn nữa. Đề 2: a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về biển hoặc đảo (Đảo Lý Sơn). - Mùa hè năm ngoái, em cùng gia đình có một chuyến du lịch đến đảo Lý Sơn. - Chuyến đi này không chỉ là dịp đi thư giãn mà còn là cơ hội để em hiểu thêm về vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi đây. b. Thân bài. Miêu tả phong cảnh đảo Lý Sơn (trình tự thời gian). - Buổi sáng:
- Buổi trưa:
- Buổi chiều:
- Buổi tối:
c. Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc. - Chuyến đi này để lại trong em nhiều kỷ niệm đẹp và mong muốn sẽ quay lại thăm đảo Lý Sơn trong tương lai. Viết 2 Giải Câu 2 trang 51 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống Viết lại một nội dung trong dàn ý của em theo góp ý của thầy cô hoặc các bạn. Phương pháp giải: Em ghi lại những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn rồi tiến hành sửa. Lời giải chi tiết: - Buổi chiều:
Phần viết lại: Buổi chiều:
Vận dụng Trang 51 vở bài tập Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức Tìm đọc sách báo viết về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời,... hoặc hiện tượng trong thế giới tự nhiên (núi lửa phun trào, lốc xoáy, mưa đá,... ). Ghi lại thông tin thú vị em đọc được. Phương pháp giải: Em tìm đọc những sách báo theo yêu cầu rồi ghi lại thông tin em cảm thấy hay. Lời giải chi tiết: Ví dụ: Trang báo Tuổi Trẻ có bài viết có tiêu đề: Một hang động được con người đốt đuốc suốt 41.000 năm, vì sao? Một hang động ở miền nam Tây Ban Nha đã được con người đốt đuốc ghé thăm liên tục trong 41.000 năm, điều gì đã thu hút họ?Bài báo này nói về hang động Nerja ở tỉnh Malaga, Tây Ban Nha, nổi tiếng với nghệ thuật thời kỳ đồ đá cũ. Các bức vẽ trên vách hang được cho là do nhiều thế hệ cư dân thời tiền sử để lại. Trong hang, có nhiều hình vẽ khác nhau, từ các chấm và nét vẽ đơn giản đến các hình vẽ phức tạp hơn, phản ánh khả năng nhận thức, văn hóa và công nghệ của những người khác nhau đã vào hang. Những người tiền sử đã đốt lửa và để lại lớp muội than trên vách và trần hang. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật xác định niên đại bằng carbon để xác định tuổi của các lớp muội khác nhau và cung cấp chi tiết về lịch sử của Nerja. Họ đã xác định được 73 giai đoạn chiếm đóng, kéo dài từ 41.218 năm đến 2.998 năm trước. Những phát hiện này cho thấy hang Nerja là hang động thuộc thời kỳ đồ đá cũ ở châu Âu. Các nhà nghiên cứu còn xác định rằng loại thông đặc biệt được dùng để đốt lửa là nguồn nhiên liệu tốt nhất bấy giờ. Những bức tranh thời tiền sử được xem dưới ánh lửa lập lòe, mang lại cảm giác chuyển động và ấm áp.
Quảng cáo
|