Đề thi học kì 1 Hóa 11 - Đề số 1Đề bài
Câu 1 :
Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng (a) bông khô (b) bông có tẩm nước (c) bông có tẩm nước vôi trong (d) bông có tẩm giấm ăn Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là:
Câu 2 :
Tính pH của 300ml dung dịch (gồm 100 ml Ba(OH)2 0,1M và 200 ml NaOH 0,05M)
Câu 3 :
CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?
Câu 4 :
Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là
Câu 5 :
Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là
Câu 6 :
Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi?
Câu 7 :
Một chất Y có tính chất sau: - Không màu, rất độc. - Cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh và sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong. Y là:
Câu 8 :
Dung dịch nào sau đây làm quì tím chuyển sang màu đỏ?
Câu 9 :
Dãy các chất điện li mạnh?
Câu 10 :
Cho sơ đồ phản ứng : FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O Sau khi cân bằng, hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng là :
Câu 11 :
Tính bazơ của NH3 là do
Câu 12 :
Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm đều là chất khí?
Câu 13 :
Cấu tạo hoá học là
Câu 14 :
Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình e lớp ngoài cùng là
Câu 15 :
Chất nào trong các chất sau là chất điện li?
Câu 16 :
Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể
Câu 17 :
Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố
Câu 18 :
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của nguyên tố
Câu 19 :
Một dung dịch chứa x mol Na+, y mol Ca2+, z mol HCO3-, t mol Cl-. Hệ thức quan hệ giữa x, y , z, t được xác định là:
Câu 20 :
Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?
Câu 21 :
Hòa tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước thu được dung dịch A chứa 0,6 mol Al3+
Câu 22 :
Dung dịch K2SO4 0,05M có nồng độ mol ion K+ bằng
Câu 23 :
Hòa tan 0,62 gam Na2O vào 7,2 gam NaOH vào nước được 2 lít dung dịch A. pH của dung dịch A bằng
Câu 24 :
Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra. Mặt khác, cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí. X có thể là
Câu 25 :
Hoà tan hết hỗn hợp X gồm Zn và ZnO trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy không có khí bay ra và trong dung dịch chứa 113,4 gam Zn(NO3)2 và 8 gam NH4NO3. Phần trăm khối lượng Zn trong X là
Câu 26 :
Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất bột màu trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và khí CO2 thì có thể nhận được mấy chất
Câu 27 :
Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí CO2 ; 2,80 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là :
Câu 28 :
Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
Câu 29 :
Hòa tan hoàn toàn 21,38 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và FeCl2 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 14,967% về khối lượng) vào dung dịch chứa HCl và 0,16 mol NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,82 gam muối của kim loại và hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 17 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 115,54 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của FeCl2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 30 :
Trộn V1 lít dung dịch axit mạnh (pH = 5) với V2 lít kiềm mạnh (pH = 9) theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để thu được dung dịch có pH = 6
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng (a) bông khô (b) bông có tẩm nước (c) bông có tẩm nước vôi trong (d) bông có tẩm giấm ăn Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Để ngăn khí độc ta dùng hóa chất phản ứng với khí đó tạo thành chất không độc. Lời giải chi tiết :
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là dùng bông có tẩm nước vôi trong để nút vào ống nghiệm. 2Ca(OH)2 + 4NO2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + 2H2O
Câu 2 :
Tính pH của 300ml dung dịch (gồm 100 ml Ba(OH)2 0,1M và 200 ml NaOH 0,05M)
Đáp án : B Phương pháp giải :
Từ số mol của Ba(OH)2 và NaOH \( \to {n_{O{H^ - }}} = 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} + {n_{NaOH}}\) \( \to {\text{[}}O{H^ - }{\text{] = }}\dfrac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{0,3}}\) Mà [OH-].[H+] = 10-14 \( \to [{H^ + }] \to pH\) Lời giải chi tiết :
\({n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,1.0,1 = 0,01\,\,mol;{n_{NaOH}} = 0,2.0,05 = 0,01\,\,mol\) \( \to {n_{OH - }} = 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} + {n_{NaOH}} = 2.0,01 + 0,01 = 0,03\,\,mol\) \( \to [O{H^ - }] = \dfrac{{0,03}}{{0,3}} = 0,1\,\,M\) Mà [OH-].[H+] = 10-14 \( \to [{H^ + }] = \dfrac{{{{10}^{ - 14}}}}{{0,1}} = {10^{ - 13}}\) \( \to pH = - \log {10^{ - 13}} = 13\)
Câu 3 :
CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Không dùng CO2 để dập tắt đám cháy Mg vì có phản ứng: CO2 + 2Mg $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2MgO + C C sinh ra dễ cháy làm đám cháy to hơn
Câu 4 :
Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là
Đáp án : C Phương pháp giải :
pH tỉ lệ nghịch với nồng độ ion H+ và tỉ lệ thuận với nồng độ ion OH- => pH tăng dần khi tính axit giảm và tính bazơ tăng. Lời giải chi tiết :
pH tăng dần tức tính axit giảm dần và tính bazơ tăng dần +) Tính axit giảm dần khi nồng độ ion H+ trong dung dịch giảm dần => dd HF có tính axit yếu nhất và dd H2SO4 có tính axit mạnh nhất +) Dung dịch có pH cao nhất là dung dịch có tính bazơ => Na2CO3
Câu 5 :
Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là
Đáp án : B Phương pháp giải :
N2 tác dụng với kim loại thể hiện số oxi hóa -3 => N có hóa trị III Lời giải chi tiết :
Liti nitrua: Li3N Nhôm nitrua: AlN
Câu 6 :
Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó các chất trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi số oxi hóa. Từ sự trao đổi này, tạo ra các sản phẩm mới. Lời giải chi tiết :
Phản ứng: 2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2+ 4H2O là phản ứng oxi hóa khử, không phải pư trao đổi, vì số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng thay đổi
Câu 7 :
Một chất Y có tính chất sau: - Không màu, rất độc. - Cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh và sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong. Y là:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
CO là khí có những tính chất thỏa mãn với đề bài: - Không màu, rất độc - Cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh và sinh ra khí làm đục nước vôi trong: 2CO + O2 → 2CO2 (nhiệt độ) CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Câu 8 :
Dung dịch nào sau đây làm quì tím chuyển sang màu đỏ?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dung dịch có môi trường axit làm quỳ tím chuyển đỏ. Cách đánh giá môi trường của một dung dịch muối: - Muối được tạo từ axit mạnh + bazơ mạnh => Môi trường trung tính - Muối được tạo bởi axit mạnh + bazơ yếu => Môi trường axit - Muối được tạo bởi axit yếu + bazơ mạnh => Mối trường bazơ Chú ý: Không có môi trường lưỡng tính Lời giải chi tiết :
NH4Cl được tạo bởi bazơ yếu (NH3) và axit mạnh HCl nên có môi trường axit => làm quỳ tím chuyển đỏ.
Câu 9 :
Dãy các chất điện li mạnh?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Các chất điện li mạnh là các axit mạnh, bazo mạnh, các muối Lời giải chi tiết :
A. Đúng B,C Loại CH3COOH là chất điện li yếu D. Loại H2S là chất điện li yếu
Câu 10 :
Cho sơ đồ phản ứng : FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O Sau khi cân bằng, hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng là :
Đáp án : D Phương pháp giải :
+) Coi Fe và S trogn 1 chất có tổng số oxi hóa là 0 +) Xác định các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi +) Viết quá trình cho - nhận e => xác định hệ số cân bằng Lời giải chi tiết :
Coi Fe và S ban đầu có trong chất có số oxi hóa là 0 $\begin{align}& {{\overset{0}{\mathop{FeS}}\,}_{2}}+\text{ }H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\xrightarrow{{}}\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}+\text{ }{{H}_{2}}\overset{+6}{\mathop{S}}\,{{O}_{4}}+\text{ }\overset{+2}{\mathop{N}}\,O\text{ }+\text{ }{{H}_{2}}O \\ & \,\,1.|{{\overset{0}{\mathop{FeS}}\,}_{2}}\to \,\,\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,\,\,+\,\,2\overset{+6}{\mathop{S}}\,\,\,+\,\,15e \\ & 5.|\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,+\,\,3e\,\,\to \,\,\overset{+2}{\mathop{N}}\, \\ \end{align}$ => PTHH: FeS2 + 8HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO + 2H2O => hệ số của HNO3 là 8
Câu 11 :
Tính bazơ của NH3 là do
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
- Tính bazơ của NH3 là do trên nguyên tử N còn cặp e tự do không tham gia liên kết. - Theo thuyết bronsted , bazo là chất nhận proton - Theo thuyết areniut, bazo là chất tan trong nước phân li ra ion OH- H2O + NH3 ⇌ OH– + NH4+
Câu 12 :
Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm đều là chất khí?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Ta có: C + H2O → CO + H2 hoặc C + 2H2O → CO2 + 2H2 => Sản phẩm đều là chất khí
Câu 13 :
Cấu tạo hoá học là
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hoá học.
Câu 14 :
Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình e lớp ngoài cùng là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np2.
Câu 15 :
Chất nào trong các chất sau là chất điện li?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li thành các ion. Lời giải chi tiết :
Axit clohidric khi tan trong nước phân li hoàn toàn thành các ion nên là chất điện li. HCl → H+ + Cl-
Câu 16 :
Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử.
Câu 17 :
Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố
Đáp án : B Phương pháp giải :
Ghi nhớ các loại phân bón hóa học Phân lân: cung cấp P Phân đạm: cung cấp N Phân kali: cung cấp K Lời giải chi tiết :
Phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố photpho
Câu 18 :
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của nguyên tố
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, HCN, muối cacbonat, muối xianua, muối cacbua…).
Câu 19 :
Một dung dịch chứa x mol Na+, y mol Ca2+, z mol HCO3-, t mol Cl-. Hệ thức quan hệ giữa x, y , z, t được xác định là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích. Lời giải chi tiết :
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích trong một dung dịch ta có: n (+) = n (-) => \({n_{N{a^ + }}} + 2{n_{C{a^{2 + }}}} = {n_{HCO_3^ - }} + {n_{C{l^ - }}}\) => x + 2y = z + t
Câu 20 :
Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Chất vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là NaHCO3
Câu 21 :
Hòa tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước thu được dung dịch A chứa 0,6 mol Al3+
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào phương trình điện ly tính được số mol Al2(SO4) Từ đó tính được \({m_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}}\) Lời giải chi tiết :
\(A{l_2}{(S{O_4})_3} \to 2{\text{A}}{l^{3 + }} + 3{\text{S}}O_4^{2 - }\) Theo phương trình điện ly: \({n_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} = \dfrac{1}{2}.{n_{A{l^{3 + }}}} = 0,3\,\,mol\) \( \to {m_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} = 0,3.342 = 102,6\,\,gam\)
Câu 22 :
Dung dịch K2SO4 0,05M có nồng độ mol ion K+ bằng
Đáp án : B Phương pháp giải :
Phương trình điện ly: \({K_2}S{O_4} \to 2{K^ + } + SO_4^{2 - }\) Theo phương trình điện ly: \({\rm{[}}{{\rm{K}}^ + }{\rm{]}} = 2.{\rm{[}}{K_2}S{O_4}{\rm{]}}\) Lời giải chi tiết :
Phương trình điện ly: \({K_2}S{O_4} \to 2{K^ + } + SO_4^{2 - }\) Theo phương trình điện ly: \({\rm{[}}{{\rm{K}}^ + }{\rm{]}} = 2.{\rm{[}}{K_2}S{O_4}{\rm{] = 2}}{\rm{.0,05 = 0,1}}\,\,{\rm{M}}\)
Câu 23 :
Hòa tan 0,62 gam Na2O vào 7,2 gam NaOH vào nước được 2 lít dung dịch A. pH của dung dịch A bằng
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
\({n_{N{a_2}O}} = \dfrac{{0,62}}{{62}} = 0,01\,\,mol\) \({n_{NaOH}} = \dfrac{{7,2}}{{40}} = 0,18\,\,mol\) PTHH: \(N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH\) Theo phương trình: \({n_{NaOH}} = 2{n_{N{a_2}O}} = 0,02\,\,mol\) \( \to \sum {{n_{NaOH}}} = 0,02 + 0,18 = 0,2\,\,mol \to {n_{O{H^ - }}} = {n_{NaOH}} = 0,2\,\,mol\) \( \to {\rm{[}}O{H^ - }{\rm{]}} = \dfrac{{0,2}}{2} = 0,1\,\,M \to pH = 14 + \log 0,1 = 13\)
Câu 24 :
Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra. Mặt khác, cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí. X có thể là
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Hướng dẫn giải +) Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra => X là muối amoni +) Cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí => khí đó là NO => muối X chứa ion NO3- => X là muối NH4NO3.
Câu 25 :
Hoà tan hết hỗn hợp X gồm Zn và ZnO trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy không có khí bay ra và trong dung dịch chứa 113,4 gam Zn(NO3)2 và 8 gam NH4NO3. Phần trăm khối lượng Zn trong X là
Đáp án : C Phương pháp giải :
ZnO tác dụng với HNO3 không sinh ra sản phẩm khử vì đã đạt số oxi hóa tối đa +) Bảo toàn e: 2.nZn = 8.nNH4NO3 +) Bảo toàn nguyên tố Zn: nZn(NO3)2 = nZn + nZnO Lời giải chi tiết :
nZn(NO3)2 = 0,6 mol; nNH4NO3 = 0,1 mol ZnO tác dụng với HNO3 không sinh ra sản phẩm khử vì đã đạt số oxi hóa tối đa Bảo toàn e: 2.nZn = 8.nNH4NO3 => nZn = 4.0,1 = 0,4 mol Bảo toàn nguyên tố Zn: nZn(NO3)2 = nZn + nZnO => nZnO = 0,6 – 0,4 = 0,2 mol \( = > \,\,\% {m_{Zn}} = \frac{{0,4.65}}{{0,4.65 + 0,2.81}}.100\% = 61,61\% \)
Câu 26 :
Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất bột màu trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và khí CO2 thì có thể nhận được mấy chất
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Vậy dùng nước và CO2 ta có thể nhận biết được cả 5 dung dịch
Câu 27 :
Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí CO2 ; 2,80 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là :
Đáp án : D Phương pháp giải :
+) Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}$ +) Bảo toàn nguyên tố H: $\,{{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}$ +) Bảo toàn nguyên tố N: ${{n}_{N}}=2.{{n}_{{{N}_{2}}}}$ +) Tính $ {{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{N}}$ => CTPT Lời giải chi tiết :
Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{16,8}{22,4}=0,75\,\,mol$ Bảo toàn nguyên tố H: $\,{{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}=2.\frac{20,25}{18}=2,25\,\,mol$ Bảo toàn nguyên tố N: ${{n}_{N}}=2.{{n}_{{{N}_{2}}}}=2.\frac{2,8}{22,4}=0,25\,\,mol$ $\Rightarrow {{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{N}}=0,75:2,25:0,25=3:9:1$ Căn cứ vào các phương án ta thấy CTPT của X là C3H9N
Câu 28 :
Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
2-clopropen: CH2=CCl-CH3 => không có đồng phân hình học but-2-en: CH3-CH=CH-CH3 => có đồng phân hình học 1,2-đicloetan: CHCl2-CHCl2 => không có đồng phân hình học But-2-in: CH≡C-CH-CH3 => không có đphh
Câu 29 :
Hòa tan hoàn toàn 21,38 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và FeCl2 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 14,967% về khối lượng) vào dung dịch chứa HCl và 0,16 mol NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,82 gam muối của kim loại và hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 17 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 115,54 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của FeCl2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Quy đổi hỗn hợp thành Fe, CO2, O và Cl Sử dụng bảo toàn e, bảo toàn nguyên tố Lời giải chi tiết :
\({m_O} = \dfrac{{14,967\% .21,38}}{{100}} = 3,2\,\,gam \to {n_{O(X)}} = \dfrac{{3,2}}{{16}} = 0,2\,\,mol\) Hỗn hợp 2 khí chắc chắn có CO2, khí còn lại hóa nâu trong không khí → khí còn lại là NO Quy đổi hỗn hợp \(21,38\,(g)\left\{ \matrix{ Sau tất cả ta có: Ta có: mX = 2.44a + 56b + (0,2-4a).16 + 35,5c = 21,38 → 24a + 56b +35,5c = 18,18 (1) \({n_{{H^ + }}} = 4{n_{NO}} + 2{n_O}\) → d = 4.5a + 2.(0,2- 4a)→ 12a -d = -0,4 (2) \({n_{{H_2}O}} = \dfrac{1}{2}.{n_{{H^ + }}}\) = 0,5d (mol) BTKL ta có: mX + mHCl + \({m_{NaN{{\text{O}}_3}}}\) = mmuối + mkhí + \({m_{{H_2}O}}\) → 21,38 + 36,5d + 0,16.85 = 47,82 + 2a.44 + 5a.30 + 0,5d.18 → 238a - 27,5d = -12,84 (3) BTNT "Cl": nAgCl = \({n_{C{l^ - }}}\) = c + d (mol) Bảo toàn e ta có: 3nFe = 2nO + 3nNO + \({n_{C{l^ - }}}\) + nAg → 3b = 2(0,2 - 4a) + 3.5a + c + nAg → nAg = 3b - 7a - c - 0,4 (mol) Có: m↓ = mAgCl + mAg → 143,5(c + d) + 108(3b - 7a - c - 0,4) = 115,54 → -756a + 324b + 35,5c + 143,5d = 158,74 (4) giải hệ (1), (2), (3), (4) ra được a = 0,02 ; b = 0,24; c = 0,12; d = 0,64 → \({n_{F{\text{e}}C{l_2}}} = \dfrac{c}{2}\) = 0,06 (mol) % FeCl2 = \(\dfrac{{0,06.127}}{{21,38}}.100\% \) = 35,64% gần nhất với 36%
Câu 30 :
Trộn V1 lít dung dịch axit mạnh (pH = 5) với V2 lít kiềm mạnh (pH = 9) theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để thu được dung dịch có pH = 6
Đáp án : B Phương pháp giải :
+ V1 dung dịch axit có pH = 5 => nH+ + V2 dung dịch bazơ có pH = 9 => pOH => nOH- + Dung dịch thu được có pH = 6 < 7 => môi trường axit. Vậy H+ dư sau phản ứng => tính toán PT theo OH−
Lời giải chi tiết :
+ V1 dung dịch axit có pH = 5 ${\text{ = > [}}{{\text{H}}^ + }{\text{]}} = {10^{ - 5}}M = > {\text{ }}{n_{{H^ + }}}{\text{ = 1}}{{\text{0}}^{ - 5}}.{V_1}{\text{ }}(mol)$ + V2 dung dịch bazơ có pH = 9 => pOH = 14 − 9 = 5 ${\text{ = > [O}}{{\text{H}}^ - }{\text{]}} = {10^{ - 5}}M = > {\text{ }}{n_{O{H^ - }}} = {\text{ }}{10^{ - 5}}.{V_2}{\text{ (mol)}}$ + Dung dịch thu được có pH = 6 < 7 => môi trường axit. Vậy H+ dư sau phản ứng H+ + OH− → H2O Ban đầu (mol) 10−5V1 10−5V2 Phản ứng ( mol) 10−5V2 10−5V2 Sau (mol) 10−5 (V1 −V2) − + Ta có : pH = 6 => [H+] dư = 10−6 $\frac{{{{10}^{ - 5}}({V_1} - {\text{ }}{V_2})}}{{{V_1} + {V_2}}} = {10^{ - 6}} = > \frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{11}}{9}$ |