Đề thi học kì I môn Hóa THPT Cần Đước năm học 2019 - 2020 có lời giảiĐề thi học kì I môn Hóa THPT Cần Đước năm học 2019 - 2020 có đáp án và lời giải chi tiết Quảng cáo
Đề bài A. Trắc nghiệm 5 điểm Câu 1: Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M và 200 ml Na2SO4 0,1M có nồng độ SO42- bằng bao nhiêu? A. 0,01M B. 0,2M C. 0,05M D. 0,1M Câu 2: Các dung dịch axit, bazo, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các A. Ion trái dấu B. Anion C. Cation D. Chất Câu 3: Các dung dịch nào sau đây có cùng nồng độ 0,1 mol/l, dung dịch nào dẫn điện kém nhất? A. HCl B. HF C. HI D. HBr Câu 4: Muối nào sau đây là muối axit? A. NH4NO3 B. Na3PO4 C. Ca(HCO3)2 D. CH3COOK Câu 5: Cho phương trình thu gọn H+ + OH- → H2O Phương trình ion thu gọn đã cho biểu diễn bản chất của các phản ứng hóa học nào sau đây? A. KOH + HCl → KCl + H2O B. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O C. H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4 D. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O Câu 6: 100ml dung dịch H2SO4 có pH = 1. Số mol H2SO4 là A. 0,005 B. 0,01 C. 0,1 D. 0,15 Câu 7: Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây có môi trường pH nhỏ hơn 7? A. NaCl B. NaOH C. Na2SO4 D. HCl Câu 8: Phát biểu không đúng là A. Môi trường axit có pH > 7 B. Môi trường kiềm có pH < 7 C. Môi trường trung tính có pH = 7 D. Môi trường axit có pH < 7 Câu 9: Tìm phản ứng nhiệt phân sai (điều kiện phản ứng có đủ) A. 2KNO3 2KNO2 + O2 B. 2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2 C. 2Mg(NO3)2 2MgO + 4NO2 + O2 D. NH4NO3 N2 + 2H2O Câu 10: Cho 3 mol H3PO4 vào dung dịch chứa 2 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất A. K2HPO4 B. K3PO4 C. KH2PO4 và H3PO4 D. K3PO4 và KH2PO4 Câu 11: Để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối, người ta thường dùng thuốc thử là? A. Phản ứng tạo kết tủa màu vàng B. Phản ứng tạo dung dịch màu vàng C. Phản ứng tạo khí có màu nâu D. Phản ứng tạo ra khí không màu Câu 12: Trong các hợp chất số OXH cao nhất của N là A. +4 B. +5 C. +2 D. +1 Câu 13: Người ta sản xuất khí N2 trong công nghiệp bằng cách nào sau đây? A. Dùng P đốt cháy hết oxi trong không khí B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng C. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 D. Cho không khí đi qua bột đồng đun nóng Câu 14: Khi có sấm chớp sinh ra khí A. NO B. NO2 C. O2 D. Không có khí Câu 15: Cho P các dụng với Ca, sản phẩm thu được là A. Ca3P2 B. Ca2P3 C. Ca3(PO4)2 D. CaP2 Câu 16: Có 3 lọ riêng biệt đựng 3 dung dịch không màu, mất nhãn là NaCl, KNO3, Na3PO4. Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được 3 dung dịch trên A. Giấy quì tím B. dung dịch AgNO3 C. dung dịch BaCl2 D. dung dịch phenol phthalein Câu 17: Khi nhiệt phân AgNO3 thu được các sản phẩm nào A. Ag2O, NO2, O2 B. Ag, NO, O2 C. Ag, NO2, O2 D. Ag2O, NO2, O2 Câu 18: Tính OXH của cacbon thể hiện ở phản ứng nào A. C + O2 → CO2 B. 3C + 4Al → Al4C3 C. C + CuO → Cu + CO2 D. C + H2O → CO + H2 Câu 19: Dùng bình thủy tinh không nên đựng chất nào? A. H2SO4 đặc B. NaOH đặc nguội C. Dung dịch HF D. HNO3 Câu 20: Trong các phản ứng hóa học, silic thể hiện tính gì A. Tính khử B. Tính OXH C. Vừa khử vừa OXH D. Không thể hiện tính khử và OXH B. Tự luận 5 điểm Câu 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: NH3 → NO → NO2 → HNO3 → Mg(NO3)2 Câu 2: Dẫn 5,6 lít khí CO2 vào 300 ml dung dịch NaOH 1M thì thu được muối nào. Viết phương trình tạo muối đó Câu 3: Cho 5,1 gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 nóng, sau phản ứng thu được 11,2 lít NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam chất hữu cơ B thì thu được 8,96 lít CO2 và 7,2 gam H2O a. Xác định công thức đơn giản nhất của B b, Xác định công thức phân tử của B. Biết tỉ khối hơi của B so với CO2 là 2 Lời giải chi tiết A. Trắc nghiệm
B. Tự luận Câu 1: (1) 2NH3 + 5/2 O2 → 2NO + 3H2O (2) NO + ½ O2 → NO2 (3) 2NO2 + ½ O2 + H2O → 2HNO3 (4) MgO + HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O Câu 2: n CO2 = 0,25 mol n NaOH = 0,3 mol => T = n OH : n CO2 = 1,2 => Sau phản ứng sinh ra 2 muối Ta có phương trình hóa học NaOH + CO2 → NaHCO3 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O Câu 3: Gọi số mol của Al, Mg lần lượt là x, y (mol) n NO2 = 0,5 mol Tổng khối lượng của 2 kim loại là 5,1 gam => 27x + 24y = 5,1 (I) Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 3x + 2y = 0,5 (II) Từ (I) và (II) => x = y = 0,1 mol %m Al = 0,1 . 27 : 5,1 . 100% = 52,94% %mMg = 47,06% Câu 4: n CO2 = 8,96 : 22,4 = 0,4 mol n H2O = 7,2 : 18 = 0,4 mol => m O có trong 8,8 gam chất B là: 8,8 – 0,4 . 12 – 0,4 . 2 = 3,2 gam n O = 3,2 : 16 = 0,2 mol Ta có n C : n H : n O = 0,4 : 0,8 : 0,2 = 2 : 4 : 1 => B có công thức đơn giản nhất là C2H4O b, CTPT của B là (C2H4O)n (1) Tỉ khối hơi của B so với CO2 là 2 => MB = 88 (2) Từ (1) và (2) => n = 2 Vậy CTPT của B là C4H8O2 Loigiaihay.com
Quảng cáo
|