Đề thi giữa kì 2 Toán 10 Kết nối tri thức - Đề số 1Tải về Phần trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1: Tập xác định của hàm số \( y = \frac{x+1}{x-1}\) là: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài Phần trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1: Tập xác định của hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{x - 1}}\) là: A. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ { \pm 1} \right\}\). B. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ { - 1} \right\}\). C. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}\). D. \(\left( {1; + \infty } \right)\). Câu 2: Trong các hàm số sau, hàm số nào nghịch biến trên \(\mathbb{R}\)? A. \(y = x\). B. \(y = - 2x\). C. \(y = 2x\). D. \(y = \frac{1}{2}x\) Câu 3: Cho hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt {2{x^2} + 1} \). Giá trị \(f\left( { - 2} \right)\) bằng A. \( - 3\). B. \(3\). C. \(4\). D. Không xác định. Câu 4: Khoảng đồng biến của hàm số \(y = {x^2} - 4x + 3\)là A. \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\). B. \(\left( { - \infty ;2} \right)\). C. \(\left( { - 2; + \infty } \right)\). D. \(\left( {2; + \infty } \right)\). Câu 5: Trục đối xứng của đồ thị hàm số \(y = a{x^2} + bx + c\), \((a \ne 0)\) là đường thẳng nào dưới đây? A. \(x = - \frac{b}{{2a}}.\) B. \(x = - \frac{c}{{2a}}.\) C. \(x = - \frac{\Delta }{{4a}}.\) D. \(x = \frac{b}{{2a}}\). Câu 6: Cho parabol \(y = a{x^2} + bx + c\) có đồ thị như hình vẽ dưới đây. Khẳng định nào dưới đây đúng?
A. \(a > 0.\) B. \(a < 0.\) C. \(a = 1.\) D. \(a = 2.\) Câu 7: Cho \(f\left( x \right) = a{x^2} + bx + c\), \(\left( {a \ne 0} \right)\) và \(\Delta = {b^2} - 4ac\). Cho biết dấu của \(\Delta \) khi \(f\left( x \right)\) luôn cùng dấu với hệ số \(a\) với mọi \(x \in \mathbb{R}\). A. \(\Delta < 0\). B. \(\Delta = 0\). C. \(\Delta > 0\). D. \(\Delta \ge 0\). Câu 8: Tập nghiệm \(S\) của bất phương trình \({x^2} - x - 6 \le 0\). A. \(S = \left( { - \infty ; - 3} \right) \cup \left( {2: + \infty } \right)\). B. \(\left[ { - 2;3} \right]\). C. \(\left[ { - 3;2} \right]\). D. \(\left( { - \infty ; - 3} \right] \cup \left[ {2; + \infty } \right)\). Câu 9: Tìm tập nghiệm \(S\) của bất phương trình \({x^2} - 4x + 4 > 0\). A. \(S = \mathbb{R}\backslash \left\{ 2 \right\}\). B. \(S = \mathbb{R}\). C. \(S = \left( {2; + \infty } \right)\). D. \(S = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - 2} \right\}\). Câu 10: Phương trình \(\sqrt {x - 1} = x - 3\) có tập nghiệm là A. \(S = \left\{ 5 \right\}\). B. \(S = \left\{ {2;5} \right\}\). C. \(S = \left\{ 2 \right\}\). D. \(S = \emptyset \). Câu 11: Số nghiệm của phương trình \(\sqrt {{x^2} - 4x + 3} = \sqrt {1 - x} \)là A. Vô số. B. 2. C. 1. D. 0. Câu 12: Trong mặt phẳng \(Oxy\), đường thẳng \(\left( d \right):\,\,ax + by + c = 0,\,\,\,\left( {{a^2} + {b^2} \ne 0} \right)\). Vectơ nào sau đây là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng \(\left( d \right)\)? A. \(\overrightarrow n = \left( {a; - b} \right)\). B. \(\overrightarrow n = \left( {b;a} \right)\). C. \(\overrightarrow n = \left( {b; - a} \right)\). D. \(\overrightarrow n = \left( {a;b} \right)\). Câu 13: Phương trình tham số của đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left( {2; - 1} \right)\) và \(B\left( {2;5} \right)\) là A. \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2t\\y = - 6t\end{array} \right.\). B. \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2 + t\\y = 5 + 6t\end{array} \right.\). C. \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = 2 + 6t\end{array} \right.\). D. \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = - 1 + 6t\end{array} \right.\). Câu 14: Trong mặt phẳng \(Oxy\), đường thẳng \(d:\,x - 2y - 1 = 0\) song song với đường thẳng có phương trình nào sau đây? A. \(x + 2y + 1 = 0\). B. \(2x - y = 0\). C. \( - x + 2y + 1 = 0\). D. \( - 2x + 4y - 1 = 0\). Câu 15: Tính góc giữa hai đường thẳng \(\Delta :x - \sqrt 3 y + 2 = 0\) và \(\Delta ':x + \sqrt 3 y - 1 = 0\). A. \({90^ \circ }\). B. \({120^ \circ }\). C. \({60^ \circ }\). D. \({30^ \circ }\). Câu 16: Khoảng cách từ điểm \(M\left( {5\,;\, - 1} \right)\) đến đường thẳng \(3x + 2y + 13 = 0\) là: A. \(2\sqrt {13} \). B. \(\frac{{28}}{{\sqrt {13} }}\). C. \(26\). D. \(\frac{{\sqrt {13} }}{2}\). Câu 17: Phương trình nào sau đây là phương trình đường tròn? A. \({x^2} + {y^2} - 6x - 10y + 30 = 0\). B. \({x^2} + {y^2} - 3x - 2y + 30 = 0\). C. \(4{x^2} + {y^2} - 10x - 6y - 2 = 0\). D. \({x^2} + 2{y^2} - 4x - 8y + 1 = 0\). Câu 18: Phương trình nào sau đây là phương trình của đường tròn tâm \(I\left( { - 1;2} \right)\), bán kính bằng \(3\)? A. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 9\). B. \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 9\). C. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 9\). D. \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 9\). Câu 19: Đường elip \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{7} = 1\) cắt trục tung tại hai điểm \({B_1}\), \({B_2}\). Độ dài \({B_1}{B_2}\) bằng A. \(2\sqrt 7 \). B. \(\sqrt 7 \). C. \(3\). D. \(6\). Câu 20: Tọa độ các tiêu điểm của hypebol \(\left( H \right):\frac{{{x^2}}}{4} - \frac{{{y^2}}}{3} = 1\) là A. \({F_1} = \left( { - 5;0} \right);{F_2} = \left( {5;0} \right)\). B. \({F_1} = \left( {0; - 5} \right);{F_2} = \left( {0;5} \right)\). C. \({F_1} = \left( {0; - \sqrt 7 } \right);{F_2} = \left( {0;\sqrt 7 } \right)\). D. \({F_1} = \left( { - \sqrt 7 ;0} \right);{F_2} = \left( {\sqrt 7 ;0} \right)\). Câu 21: Tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {4 - x} + \sqrt {x - 2} \) là A. \(D = \left( {2;4} \right)\) B. \(D = \left[ {2;4} \right]\) C. \(D = \left\{ {2;4} \right\}\) D. \(D = \left( { - \infty ;2} \right) \cup \left( {4; + \infty } \right)\) Câu 22: Cho hàm số có đồ thị như hình bên dưới.
Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( {0;3} \right)\). B. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\). C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( {0;2} \right)\). D. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;3} \right)\). Câu 23: Đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}2x + 3{\rm{ }}\,\,\,khi{\rm{ }}x \le 2\\{x^2} - 3{\rm{ }}\,\,\,khi{\rm{ }}x > 2\end{array} \right.\) đi qua điểm có tọa độ nào sau đây ? A. \(\left( {0; - 3} \right)\) B. \(\left( {3;6} \right)\) C. \(\left( {2;5} \right)\) D. \(\left( {2;1} \right)\) Câu 24: Cho parabol \(y = a{x^2} + bx + c\) có đồ thị như hình sau
Phương trình của parabol này là A. \(y = - {x^2} + x - 1\). B. \(y = 2{x^2} + 4x - 1\). C. \(y = {x^2} - 2x - 1\). D. \(y = 2{x^2} - 4x - 1\). Câu 25: Tọa độ giao điểm của \(\left( P \right)\,:\,y = {x^2} - 4x\) với đường thẳng \(d\,:\,y = - x - 2\) là A. \(M\left( {0;\, - 2} \right)\), \(N\left( {2;\, - 4} \right)\). B. \(M\left( { - 1;\, - 1} \right)\), \(N\left( { - 2;\,0} \right)\). C. \(M\left( {\, - 3;\,1} \right)\), \(N\left( {3;\, - 5} \right)\). D. \(M\left( {1;\, - 3} \right)\), \(N\left( {2;\, - 4} \right)\). Câu 26: Số nghiệm nguyên của bất phương trình \(2{x^2} - 3x - 15 \le 0\) là A. \(6\). B. \(5\). C. \(8\). D. \(7\). Câu 27: Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để bất phương trình \({x^2} - \left( {m + 2} \right)x + 8m + 1 \le 0\) vô nghiệm. A. \(m \in \left[ {0;28} \right]\). B. \(m \in \left( { - \infty ;0} \right) \cup \left( {28; + \infty } \right)\). C. \(m \in \left( { - \infty ;0} \right] \cup \left[ {28; + \infty } \right)\). D. \(m \in \left( {0;28} \right)\). Câu 28: Số nghiệm của phương trình \(\sqrt {{x^2} - 3x + 1} = 4x - 1\) là A. \(0\). B. \(3\). C. \(2\). D. \(1\). Câu 29: Cho đường thẳng \(d\) có phương trình tham số \(\left\{ \begin{array}{l}x = 5 + t\\y = - 9 - 2t\end{array} \right.\). Phương trình tổng quát của đường thẳng \(d\) là A. \(2x + y - 1 = 0\). B. \( - 2x + y - 1 = 0\). C. \(x + 2y + 1 = 0\). D. \(2x + 3y - 1 = 0\). Câu 30: Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left( { - 2;1} \right)\) và vuông góc với đường thẳng \(\Delta :\left\{ \begin{array}{l}x = 1 - 3t\\y = - 2 + 5t\end{array} \right.\) có phương trình tham số là: A. \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 2 - 3t\\y = 1 + 5t\end{array} \right..\) B. \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 2 + 5t\\y = 1 + 3t\end{array} \right..\) C. \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 - 3t\\y = 2 + 5t\end{array} \right..\) D. \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 5t\\y = 2 + 3t\end{array} \right..\) Câu 31: Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để khoảng cách từ điểm \(A\left( { - 1;2} \right)\) đến đường thẳng \(\Delta :mx + y - m + 4 = 0\) bằng \(2\sqrt 5 \). A. \(m = 2.\) B. \(\left[ \begin{array}{l}m = - 2\\m = \frac{1}{2}\end{array} \right.\). C. \(m = - \frac{1}{2}\). D. Không tồn tại \(m\). Câu 32: Trong mặt phẳng \(Oxy\), đường tròn đi qua ba điểm \(A\left( {1;2} \right)\), \(B\left( {5;2} \right)\), \(C\left( {1; - 3} \right)\) có phương trình là. A. \({x^2} + {y^2} + 25x + 19y - 49 = 0\). B. \(2{x^2} + {y^2} - 6x + y - 3 = 0\). C. \({x^2} + {y^2} - 6x + y - 1 = 0\). D. \({x^2} + {y^2} - 6x + xy - 1 = 0\). Câu 33: Trong hệ trục tọa độ \(Oxy\), cho đường tròn \(\left( C \right)\) đi qua hai điểm \(A\left( {1;\,2} \right),\,B\left( {3,\,4} \right)\) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta :\,3x + y - 3 = 0\), biết tâm của \(\left( C \right)\) có tọa độ là những số nguyên. Phương trình đường tròn \(\left( C \right)\) là A. \({x^2} + {y^2} - 3x - 7y + 12 = 0.\) B. \({x^2} + {y^2} - 6x - 4y + 5 = 0.\) C. \({x^2} + {y^2} - 8x - 2y + 7 = 0.\) D. \({x^2} + {y^2} - 2x - 8y + 20 = 0.\) Câu 34: Cho đường hypebol có phương trình \(\left( H \right):100{x^2} - 25{y^2} = 100\). Tiêu cự của hypebol đó là A. \(2\sqrt {10} \). B. \(2\sqrt {104} \). C. \(\sqrt {10} \). D. \(\sqrt {104} \). Câu 35: Cho parabol \(\left( P \right):{y^2} = 8x\) có tiêu điểm là A. \(F\left( {0;4} \right)\). B. \(F\left( {0;2} \right)\). C. \(F\left( {2;0} \right)\). D. \(F\left( {4;0} \right)\). Phần tự luận (3 điểm) Bài 1. Một chiếc cổng hình parabol bao gồm một cửa chính hình chữ nhật ở giữa và hai cánh cửa phụ hai bên như hình vẽ. Biết chiều cao cổng parabol là 4m còn kích thước cửa ở giữa là 3m x 4m. Hãy tính khoảng cách giữa hai điểm A và B. Bài 2. Cho tam giác \(ABC\) có \(A\left( {1;3} \right)\) và hai đường trung tuyến \(BM:x + 7y - 10 = 0\)và p\(CN:x - 2y + 2 = 0\). Viết phương trình đường thẳng chứa cạnh \(BC\) của tam giác \(ABC\). Bài 3. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\)để hàm số \(y = \frac{{mx}}{{\sqrt {x - m + 2} - 1}}\)xác định trên \(\left( {0;1} \right)\).
Bài 4. Cho tam giác \(ABC\) biết \(H\left( {3;2} \right)\), \(G\left( {\frac{5}{3};\frac{8}{3}} \right)\) lần lượt là trực tâm và trọng tâm của tam giác, đường thẳng \(BC\) có phương trình \(x + 2y - 2 = 0\). Tìm phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\)?
-------- Hết -------- Lời giải Phần trắc nghiệm
Câu 1: Tập xác định của hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{x - 1}}\) là: A. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ { \pm 1} \right\}\). B. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ { - 1} \right\}\). C. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}\). D. \(\left( {1; + \infty } \right)\). Lời giải Điều kiện xác định: \(x - 1 \ne 0 \Leftrightarrow x \ne 1\) Vậy tập xác định của hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{x - 1}}\) là \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}\) Đáp án C. Câu 2: Trong các hàm số sau, hàm số nào nghịch biến trên \(\mathbb{R}\)? A. \(y = x\). B. \(y = - 2x\). C. \(y = 2x\). D. \(y = \frac{1}{2}x\) Lời giải Hàm số \(y = ax + b\) với \(a \ne 0\) nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi \(a < 0\). Đáp án B. Câu 3: Cho hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt {2{x^2} + 1} \). Giá trị \(f\left( { - 2} \right)\) bằng A. \( - 3\). B. \(3\). C. \(4\). D. Không xác định. Lời giải Ta có \(f\left( { - 2} \right) = \sqrt {2.{{\left( { - 2} \right)}^2} + 1} = 3\). Đáp án B. Câu 4: Khoảng đồng biến của hàm số \(y = {x^2} - 4x + 3\)là A. \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\). B. \(\left( { - \infty ;2} \right)\). C. \(\left( { - 2; + \infty } \right)\). D. \(\left( {2; + \infty } \right)\). Lời giải Hàm số \(y = {x^2} - 4x + 3\)có \(a = 1 > 0\) nên đồng biến trên khoảng \(\left( { - \frac{b}{{2a}}; + \infty } \right)\). Vì vậy hàm số đồng biến trên \(\left( {2; + \infty } \right)\). Đáp án D. Câu 5: Trục đối xứng của đồ thị hàm số \(y = a{x^2} + bx + c\), \((a \ne 0)\) là đường thẳng nào dưới đây? A. \(x = - \frac{b}{{2a}}.\) B. \(x = - \frac{c}{{2a}}.\) C. \(x = - \frac{\Delta }{{4a}}.\) D. \(x = \frac{b}{{2a}}\). Lời giải Đáp án A. Câu 6: Cho parabol \(y = a{x^2} + bx + c\) có đồ thị như hình vẽ dưới đây. Khẳng định nào dưới đây đúng?
A. \(a > 0.\) B. \(a < 0.\) C. \(a = 1.\) D. \(a = 2.\) Lời giải Bề lõm hướng xuống \(a < 0.\) Đáp án B. Câu 7: Cho \(f\left( x \right) = a{x^2} + bx + c\), \(\left( {a \ne 0} \right)\) và \(\Delta = {b^2} - 4ac\). Cho biết dấu của \(\Delta \) khi \(f\left( x \right)\) luôn cùng dấu với hệ số \(a\) với mọi \(x \in \mathbb{R}\). A. \(\Delta < 0\). B. \(\Delta = 0\). C. \(\Delta > 0\). D. \(\Delta \ge 0\). Lời giải Theo định lý về dấu của tam thức bậc hai thì \(f\left( x \right)\) luôn cùng dấu với hệ số \(a\) với mọi \(x \in \mathbb{R}\) khi \(\Delta < 0\). Đáp án A. Câu 8: Tập nghiệm \(S\) của bất phương trình \({x^2} - x - 6 \le 0\). A. \(S = \left( { - \infty ; - 3} \right) \cup \left( {2: + \infty } \right)\). B. \(\left[ { - 2;3} \right]\). C. \(\left[ { - 3;2} \right]\). D. \(\left( { - \infty ; - 3} \right] \cup \left[ {2; + \infty } \right)\). Lời giải Ta có: \({x^2} - x - 6 \le 0 \Leftrightarrow - 2 \le x \le 3\). Tập nghiệm bất phương trình là: \(S = \left[ { - 2;3} \right]\). Đáp án B. Câu 9: Tìm tập nghiệm \(S\) của bất phương trình \({x^2} - 4x + 4 > 0\). A. \(S = \mathbb{R}\backslash \left\{ 2 \right\}\). B. \(S = \mathbb{R}\). C. \(S = \left( {2; + \infty } \right)\). D. \(S = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - 2} \right\}\). Lời giải * Bảng xét dấu:
* Tập nghiệm của bất phương trình là \(S = \mathbb{R}\backslash \left\{ 2 \right\}\). Đáp án A. Câu 10: Phương trình \(\sqrt {x - 1} = x - 3\) có tập nghiệm là A. \(S = \left\{ 5 \right\}\). B. \(S = \left\{ {2;5} \right\}\). C. \(S = \left\{ 2 \right\}\). D. \(S = \emptyset \). Lời giải Ta có: \(\sqrt {x - 1} = x - 3 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 3 \ge 0\\x - 1 = {\left( {x - 3} \right)^2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 3\\{x^2} - 7x + 10 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 3\\\left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = 5\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow x = 5\) Vậy tập nghiệm của phương trình là: \(S = \left\{ 5 \right\}\). Đáp án A. Câu 11: Số nghiệm của phương trình \(\sqrt {{x^2} - 4x + 3} = \sqrt {1 - x} \)là A. Vô số. B. 2. C. 1. D. 0. Lời giải Ta có \(\sqrt {{x^2} - 4x + 3} = \sqrt {1 - x} \) \( \Leftrightarrow \) \(\left\{ \begin{array}{l}1 - x \ge 0\\{x^2} - 4x + 3 = 1 - x\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \)\(\left\{ \begin{array}{l}x \le 1\\{x^2} - 3x + 2 = 0\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \) \(\left\{ \begin{array}{l}x \le 1\\\left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = 2\end{array} \right.\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \)\(x = 1\). Vậy phương trình đã cho có 1 nghiệm. Đáp án C. Câu 12: Trong mặt phẳng \(Oxy\), đường thẳng \(\left( d \right):\,\,ax + by + c = 0,\,\,\,\left( {{a^2} + {b^2} \ne 0} \right)\). Vectơ nào sau đây là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng \(\left( d \right)\)? A. \(\overrightarrow n = \left( {a; - b} \right)\). B. \(\overrightarrow n = \left( {b;a} \right)\). C. \(\overrightarrow n = \left( {b; - a} \right)\). D. \(\overrightarrow n = \left( {a;b} \right)\). Lời giải Ta có một vectơ pháp tuyến của đường thẳng \(\left( d \right)\)là \(\overrightarrow n = \left( {a;b} \right)\). Do đó chọn đáp án D. \(\overrightarrow {{n_1}} = \left( { - a;b} \right).\) Đáp án D. Câu 13: Phương trình tham số của đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left( {2; - 1} \right)\) và \(B\left( {2;5} \right)\) là A. \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2t\\y = - 6t\end{array} \right.\). B. \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2 + t\\y = 5 + 6t\end{array} \right.\). C. \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = 2 + 6t\end{array} \right.\). D. \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = - 1 + 6t\end{array} \right.\). Lời giải Vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {AB} = \left( {0;6} \right)\). Phương trình đường thẳng \(AB\) đi qua \(A\) và có vecto chỉ phương \(\overrightarrow {AB} = \left( {0;6} \right)\) là \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = - 1 + 6t\end{array} \right.\) Đáp án D. Câu 14: Trong mặt phẳng \(Oxy\), đường thẳng \(d:\,x - 2y - 1 = 0\) song song với đường thẳng có phương trình nào sau đây? A. \(x + 2y + 1 = 0\). B. \(2x - y = 0\). C. \( - x + 2y + 1 = 0\). D. \( - 2x + 4y - 1 = 0\). Lời giải Ta kiểm tra lần lượt các đường thẳng .+) Với \(d{}_1:x + 2y + 1 = 0\) có \(\frac{1}{1} \ne \frac{2}{{ - 2}} \Rightarrow d\) cắt \(d{}_1\). .+) Với \(d{}_2:2x - y = 0\) có \(\frac{2}{1} \ne \frac{{ - 1}}{{ - 2}} \Rightarrow d\)cắt \(d{}_2\). .+) Với \(d{}_3: - x + 2y + 1 = 0\) có \(\frac{{ - 1}}{1} = \frac{2}{{ - 2}} \ne \frac{1}{{ - 1}} \Rightarrow d\)trùng \(d{}_3\). .+) Với \(d{}_4: - 2x + 4y - 1 = 0\) có \(\frac{1}{{ - 2}} = \frac{{ - 2}}{4} \ne \frac{{ - 1}}{{ - 1}} \Rightarrow d\) song song \(d{}_4\). Đáp án D. Câu 15: Tính góc giữa hai đường thẳng \(\Delta :x - \sqrt 3 y + 2 = 0\) và \(\Delta ':x + \sqrt 3 y - 1 = 0\). A. \({90^ \circ }\). B. \({120^ \circ }\). C. \({60^ \circ }\). D. \({30^ \circ }\). Lời giải Đường thẳng \(\Delta \) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n = \left( {1; - \sqrt 3 } \right)\), đường thẳng \(\Delta '\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow {n'} = \left( {1;\sqrt 3 } \right)\). Gọi \(\alpha \) là góc giữa hai đường thẳng \(\Delta ,\Delta '.\)\(\cos \alpha = \left| {\cos \left( {\overrightarrow n ,\overrightarrow {n'} } \right)} \right| = \frac{{\left| {1 - 3} \right|}}{{\sqrt {1 + 3} .\sqrt {1 + 3} }} = \frac{1}{2} \Rightarrow \alpha = {60^ \circ }\). Đáp án C. Câu 16: Khoảng cách từ điểm \(M\left( {5\,;\, - 1} \right)\) đến đường thẳng \(3x + 2y + 13 = 0\) là: A. \(2\sqrt {13} \). B. \(\frac{{28}}{{\sqrt {13} }}\). C. \(26\). D. \(\frac{{\sqrt {13} }}{2}\). Lời giải Khoảng cách \(d = \frac{{\left| {3.5 + 2.\left( { - 1} \right) + 13} \right|}}{{\sqrt {{3^2} + {2^2}} }} = \frac{{26}}{{\sqrt {13} }} = 2\sqrt {13} \). Đáp án A. Câu 17: Phương trình nào sau đây là phương trình đường tròn? A. \({x^2} + {y^2} - 6x - 10y + 30 = 0\). B. \({x^2} + {y^2} - 3x - 2y + 30 = 0\). C. \(4{x^2} + {y^2} - 10x - 6y - 2 = 0\). D. \({x^2} + 2{y^2} - 4x - 8y + 1 = 0\). Lời giải Phương trình đường tròn đã cho có dạng: \({x^2} + {y^2} - 2ax - 2by + c = 0\) là phương trình đường tròn \( \Leftrightarrow {a^2} + {b^2} - c > 0.\) Xét đáp án A, ta có \(a = 3,\,b = 5,\,c = 30\) \( \Rightarrow {a^2} + {b^2} - c = 4 > 0\). Đáp án A. Câu 18: Phương trình nào sau đây là phương trình của đường tròn tâm \(I\left( { - 1;2} \right)\), bán kính bằng \(3\)? A. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 9\). B. \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 9\). C. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 9\). D. \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 9\). Lời giải Phương trình đường tròn tâm \(I\left( { - 1;2} \right)\) và bán kính \(R = 3\) là: \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 9\). Đáp án D. Câu 19: Đường elip \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{7} = 1\) cắt trục tung tại hai điểm \({B_1}\), \({B_2}\). Độ dài \({B_1}{B_2}\) bằng A. \(2\sqrt 7 \). B. \(\sqrt 7 \). C. \(3\). D. \(6\). Lời giải Ta có \(x = 0 \Rightarrow y = \pm \sqrt 7 \). Elip cắt trục tung tại hai điểm \({B_1}\left( {0; - \sqrt 7 } \right)\), \({B_2}\left( {0;\sqrt 7 } \right)\). Suy ra \({B_1}{B_2} = 2\sqrt 7 \). Đáp án A. Câu 20: Tọa độ các tiêu điểm của hypebol \(\left( H \right):\frac{{{x^2}}}{4} - \frac{{{y^2}}}{3} = 1\) là A. \({F_1} = \left( { - 5;0} \right);{F_2} = \left( {5;0} \right)\). B. \({F_1} = \left( {0; - 5} \right);{F_2} = \left( {0;5} \right)\). C. \({F_1} = \left( {0; - \sqrt 7 } \right);{F_2} = \left( {0;\sqrt 7 } \right)\). D. \({F_1} = \left( { - \sqrt 7 ;0} \right);{F_2} = \left( {\sqrt 7 ;0} \right)\). Lời giải Gọi \({F_1} = \left( { - c;0} \right);{F_2} = \left( {c;0} \right)\) là hai tiêu điểm của \(\left( H \right)\). Từ phương trình \(\left( H \right):\frac{{{x^2}}}{4} - \frac{{{y^2}}}{3} = 1\), ta có: \({a^2} = 4\) và \({b^2} = 3\) suy ra \({c^2} = {a^2} + {b^2} = 7 \Rightarrow c = \sqrt 7 ,\left( {c > 0} \right)\). Vậy tọa độ các tiêu điểm của \(\left( H \right)\)là \({F_1} = \left( { - \sqrt 7 ;0} \right);{F_2} = \left( {\sqrt 7 ;0} \right)\). Đáp án D. Câu 21: Tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {4 - x} + \sqrt {x - 2} \) là A. \(D = \left( {2;4} \right)\) B. \(D = \left[ {2;4} \right]\) C. \(D = \left\{ {2;4} \right\}\) D. \(D = \left( { - \infty ;2} \right) \cup \left( {4; + \infty } \right)\) Lời giải Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l}4 - x \ge 0\\x - 2 \ge 0\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \le 4\\x \ge 2\end{array} \right.\) suy ra TXĐ: \(D = \left[ {2;4} \right]\). Đáp án B. Câu 22: Cho hàm số có đồ thị như hình bên dưới.
Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( {0;3} \right)\). B. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\). C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( {0;2} \right)\). D. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;3} \right)\). Lời giải Trên khoảng \(\left( {0;2} \right)\), đồ thị hàm số đi xuống từ trái sang phải nên hàm số nghịch biến. Đáp án C. Câu 23: Đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}2x + 3{\rm{ }}\,\,\,khi{\rm{ }}x \le 2\\{x^2} - 3{\rm{ }}\,\,\,khi{\rm{ }}x > 2\end{array} \right.\) đi qua điểm có tọa độ nào sau đây ? A. \(\left( {0; - 3} \right)\) B. \(\left( {3;6} \right)\) C. \(\left( {2;5} \right)\) D. \(\left( {2;1} \right)\) Lời giải Thay tọa độ điểm \(\left( {0; - 3} \right)\)vào hàm số ta được : \(f\left( 0 \right) = 3 \ne - 3\) nên loại đáp án A Thay tọa độ điểm \(\left( {3;6} \right)\)vào hàm số ta được : \(f\left( 3 \right) = 9 - 3 = 6\), thỏa mãn nên chọn đáp án B Đáp án B. Câu 24: Cho parabol \(y = a{x^2} + bx + c\) có đồ thị như hình sau
Phương trình của parabol này là A. \(y = - {x^2} + x - 1\). B. \(y = 2{x^2} + 4x - 1\). C. \(y = {x^2} - 2x - 1\). D. \(y = 2{x^2} - 4x - 1\). Lời giải Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm \(\left( {0\,\,;\,\, - 1} \right)\) nên \(c = - 1\). Tọa độ đỉnh \(I\left( {1\,\,;\, - 3} \right)\), ta có phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l} - \frac{b}{{2a}} = 1\\a{.1^2} + b.1 - 1 = - 3\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2a + b = 0\\a + b = - 2\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b = - 4\end{array} \right.\). Vậy parabol cần tìm là: \(y = 2{x^2} - 4x - 1\). Đáp án D. Câu 25: Tọa độ giao điểm của \(\left( P \right)\,:\,y = {x^2} - 4x\) với đường thẳng \(d\,:\,y = - x - 2\) là A. \(M\left( {0;\, - 2} \right)\), \(N\left( {2;\, - 4} \right)\). B. \(M\left( { - 1;\, - 1} \right)\), \(N\left( { - 2;\,0} \right)\). C. \(M\left( {\, - 3;\,1} \right)\), \(N\left( {3;\, - 5} \right)\). D. \(M\left( {1;\, - 3} \right)\), \(N\left( {2;\, - 4} \right)\). Lời giải Hoành độ giao điểm của \(\left( P \right)\) và \(d\) là nghiệm của phương trình: \({x^2} - 4x = - x - 2\, \Leftrightarrow \,{x^2} - 3x + 2 = 0\, \Leftrightarrow \,\left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = 2\end{array} \right.\). Vậy tọa độ giao điểm của \(\left( P \right)\) và \(d\) là \(M\left( {1;\, - 3} \right)\), \(N\left( {2;\, - 4} \right)\). Đáp án D. Câu 26: Số nghiệm nguyên của bất phương trình \(2{x^2} - 3x - 15 \le 0\) là A. \(6\). B. \(5\). C. \(8\). D. \(7\). Lời giải Xét \(f\left( x \right) = 2{x^2} - 3x - 15\). \(f\left( x \right) = 0\)\( \Leftrightarrow x = \frac{{3 \pm \sqrt {129} }}{4}\). Ta có bảng xét dấu:
Tập nghiệm của bất phương trình là \(S = \left[ {\frac{{3 - \sqrt {129} }}{4};\,\frac{{3 + \sqrt {129} }}{4}} \right]\). Do đó bất phương trình có \(6\) nghiệm nguyên là \( - 2\), \( - 1\), \(0\), \(1\), \(2\), \(3\). Đáp án A. Câu 27: Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để bất phương trình \({x^2} - \left( {m + 2} \right)x + 8m + 1 \le 0\) vô nghiệm. A. \(m \in \left[ {0;28} \right]\). B. \(m \in \left( { - \infty ;0} \right) \cup \left( {28; + \infty } \right)\). C. \(m \in \left( { - \infty ;0} \right] \cup \left[ {28; + \infty } \right)\). D. \(m \in \left( {0;28} \right)\). Lời giải Bất phương trình vô nghiệm khi và chỉ khi \({\left( {m + 2} \right)^2} - 4\left( {8m + 1} \right) < 0\)\( \Leftrightarrow {m^2} - 28m < 0\) \(0 < m < 28\) Đáp án D. Câu 28: Số nghiệm của phương trình \(\sqrt {{x^2} - 3x + 1} = 4x - 1\) là A. \(0\). B. \(3\). C. \(2\). D. \(1\). Lời giải Phương trình \(\sqrt {{x^2} - 3x + 1} = 4x - 1\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}4x - 1 \ge 0\\{x^2} - 3x + 1 = {\left( {4x - 1} \right)^2}\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge \frac{1}{4}\\15{x^2} - 5x = 0\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge \frac{1}{4}\\\left[ \begin{array}{l}x = 0\left( l \right)\\x = \frac{1}{3}\left( n \right)\end{array} \right.\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow x = \frac{1}{3}\). Đáp án B. Câu 29: Cho đường thẳng \(d\) có phương trình tham số \(\left\{ \begin{array}{l}x = 5 + t\\y = - 9 - 2t\end{array} \right.\). Phương trình tổng quát của đường thẳng \(d\) là A. \(2x + y - 1 = 0\). B. \( - 2x + y - 1 = 0\). C. \(x + 2y + 1 = 0\). D. \(2x + 3y - 1 = 0\). Lời giải Đường thẳng \(\left( d \right):\left\{ \begin{array}{l}x = 5 + t\\y = - 9 - 2t\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}t = x - 5\\y = - 9 - 2t\end{array} \right.\)\( \Rightarrow y = - 9 - 2\left( {x - 5} \right)\)\( \Leftrightarrow 2x + y - 1 = 0\). Đáp án A. Câu 30: Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left( { - 2;1} \right)\) và vuông góc với đường thẳng \(\Delta :\left\{ \begin{array}{l}x = 1 - 3t\\y = - 2 + 5t\end{array} \right.\) có phương trình tham số là: A. \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 2 - 3t\\y = 1 + 5t\end{array} \right..\) B. \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 2 + 5t\\y = 1 + 3t\end{array} \right..\) C. \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 - 3t\\y = 2 + 5t\end{array} \right..\) D. \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 5t\\y = 2 + 3t\end{array} \right..\) Lời giải \(\left\{ \begin{array}{l}M\left( { - 2;1} \right) \in d\\{{\vec u}_\Delta } = \left( { - 3;5} \right)\\d \bot \Delta \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}M\left( { - 2;1} \right) \in d\\{{\vec n}_d} = \left( { - 3;5} \right) \to {{\vec u}_d} = \left( {5;3} \right)\end{array} \right. \to d:\left\{ \begin{array}{l}x = - 2 + 5t\\y = 1 + 3t\end{array} \right.\left( {t \in \mathbb{R}} \right).\) Đáp án B. Câu 31: Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để khoảng cách từ điểm \(A\left( { - 1;2} \right)\) đến đường thẳng \(\Delta :mx + y - m + 4 = 0\) bằng \(2\sqrt 5 \). A. \(m = 2.\) B. \(\left[ \begin{array}{l}m = - 2\\m = \frac{1}{2}\end{array} \right.\). C. \(m = - \frac{1}{2}\). D. Không tồn tại \(m\). Lời giải \(d\left( {A;\Delta } \right) = \frac{{\left| { - m + 2 - m + 4} \right|}}{{\sqrt {{m^2} + 1} }} = 2\sqrt 5 \Leftrightarrow \left| {m - 3} \right| = \sqrt 5 .\sqrt {{m^2} + 1} \Leftrightarrow 4{m^2} + 6m - 4 = 0\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = - 2\\m = \frac{1}{2}\end{array} \right..\) Đáp án B. Câu 32: Trong mặt phẳng \(Oxy\), đường tròn đi qua ba điểm \(A\left( {1;2} \right)\), \(B\left( {5;2} \right)\), \(C\left( {1; - 3} \right)\) có phương trình là. A. \({x^2} + {y^2} + 25x + 19y - 49 = 0\). B. \(2{x^2} + {y^2} - 6x + y - 3 = 0\). C. \({x^2} + {y^2} - 6x + y - 1 = 0\). D. \({x^2} + {y^2} - 6x + xy - 1 = 0\). Lời giải Gọi \(\left( C \right)\) là phương trình đường tròn đi qua ba điểm \(A,B,C\) với tâm \(I\left( {a;b} \right)\) \( \Rightarrow \left( C \right)\)có dạng: \({x^2} + {y^2} - 2ax - 2by + c = 0\). Vì đường tròn \(\left( C \right)\) đi qua qua ba điểm \(A,B,C\) nên ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}1 + 4 - 2a - 4b + c = 0\\25 + 4 - 10a - 4b + c = 0\\1 + 9 - 2a + 6b + c = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 2a - 4b + c = - 5\\ - 10a - 4b + c = - 29\\ - 2a + 6b + c = - 10\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 3\\b = - \frac{1}{2}\\c = - 1\end{array} \right.\). Vậy phương trình đường tròn cần tìm là \({x^2} + {y^2} - 6x + y - 1 = 0\). Đáp án C. Câu 33: Trong hệ trục tọa độ \(Oxy\), cho đường tròn \(\left( C \right)\) đi qua hai điểm \(A\left( {1;\,2} \right),\,B\left( {3,\,4} \right)\) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta :\,3x + y - 3 = 0\), biết tâm của \(\left( C \right)\) có tọa độ là những số nguyên. Phương trình đường tròn \(\left( C \right)\) là A. \({x^2} + {y^2} - 3x - 7y + 12 = 0.\) B. \({x^2} + {y^2} - 6x - 4y + 5 = 0.\) C. \({x^2} + {y^2} - 8x - 2y + 7 = 0.\) D. \({x^2} + {y^2} - 2x - 8y + 20 = 0.\) Lời giải Ta có : \(\overrightarrow {AB} = (2;2)\) ; đoạn \(AB\) có trung điểm \(M\left( {2;\,3} \right)\) \( \Rightarrow \)Phương trình đường trung trực của đoạn \(AB\) là \(d:\,x + y - 5 = 0\). Gọi \(I\) là tâm của \(\left( C \right)\) \( \Rightarrow I \in d\)\( \Rightarrow I\left( {a;\,5 - a} \right)\,,\,a \in \mathbb{Z}.\) Ta có: \(R = IA = d\left( {I;\,\Delta } \right) = \sqrt {{{\left( {a - 1} \right)}^2} + {{\left( {a - 3} \right)}^2}} = \frac{{\left| {2a + 2} \right|}}{{\sqrt {10} }} \Leftrightarrow a = 4 \Rightarrow I\left( {4;\,1} \right),\,R = \sqrt {10} .\) Vậy phương trình đường tròn là: \({\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 10 \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} - 8x - 2y + 7 = 0.\) Đáp án C. Câu 34: Cho đường hypebol có phương trình \(\left( H \right):100{x^2} - 25{y^2} = 100\). Tiêu cự của hypebol đó là A. \(2\sqrt {10} \). B. \(2\sqrt {104} \). C. \(\sqrt {10} \). D. \(\sqrt {104} \). Lời giải \(\left( H \right):100{x^2} - 25{y^2} = 100 \Leftrightarrow \frac{{{x^2}}}{{100}} - \frac{{{y^2}}}{4} = 1\). \(a = 10,b = 2 \Rightarrow c = \sqrt {{a^2} + {b^2}} = \sqrt {104} \). Tiêu cự của hypebol là \(2\sqrt {104} \). Đáp án B. Câu 35: Cho parabol \(\left( P \right):{y^2} = 8x\) có tiêu điểm là A. \(F\left( {0;4} \right)\). B. \(F\left( {0;2} \right)\). C. \(F\left( {2;0} \right)\). D. \(F\left( {4;0} \right)\). Lời giải Ta có \(2p = 8 \Rightarrow p = 4\). Parabol có tiêu điểm \(F\left( {2;0} \right)\). Đáp án C. Phần tự luận (3 điểm) Bài 1. Một chiếc cổng hình parabol bao gồm một cửa chính hình chữ nhật ở giữa và hai cánh cửa phụ hai bên như hình vẽ. Biết chiều cao cổng parabol là 4m còn kích thước cửa ở giữa là 3m x 4m. Hãy tính khoảng cách giữa hai điểm A và B.
Lời giải
Gắn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ, chiếc cổng là 1 phần của parabol \(\left( P \right):y = a{x^2} + bx + c\) với \(a < 0\). Do parabol \((P)\) đối xứng qua trục tung nên có trục đối xứng \(x = 0 \Rightarrow - \frac{b}{{2a}} = 0 \Leftrightarrow b = 0\) . Chiều cao của cổng parabol là 4m nên \(G\left( {0;4} \right) \Rightarrow c = 4\) \( \Rightarrow \left( P \right):y = a{x^2} + 4\). Lại có, kích thước cửa ở giữa là 3m x 4m nên \(E\left( {2;3} \right) \Rightarrow 3 = 4a + 4 \Rightarrow a = - \frac{1}{4}\) . Vậy \(\left( P \right):y = - \frac{1}{4}{x^2} + 4\). Ta có \( - \frac{1}{4}{x^2} + 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 4\\x = - 4\end{array} \right.\) nên \(A\left( { - 4;0} \right);B\left( {4;0} \right)\) hay \(AB = 8\). Bài 2. Cho tam giác \(ABC\) có \(A\left( {1;3} \right)\) và hai đường trung tuyến \(BM:x + 7y - 10 = 0\) và \(CN:x - 2y + 2 = 0\). Viết phương trình đường thẳng chứa cạnh \(BC\) của tam giác \(ABC\). Lời giải
Vì \(B \in BM\) nên tọa độ điểm \(B\) có dạng \(B\left( { - 7b + 10;\,b} \right)\). Gọi \(G\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\). Khi đó tọa độ điểm \(G\) là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x + 7y - 10 = 0\\x - 2y + 2 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \frac{2}{3}\\y = \frac{4}{3}\end{array} \right. \Rightarrow G\left( {\frac{2}{3};\,\frac{4}{3}} \right)\). Gọi \(P\left( {x;\,y} \right)\) là trung điểm của \(BC\). Khi đó \(AP\) là đường trung tuyến của tam giác \(ABC\). Suy ra \(\overrightarrow {AG} = \frac{2}{3}\overrightarrow {AP} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{2}{3} - 1 = \frac{2}{3}\left( {x - 1} \right)\\\frac{4}{3} - 3 = \frac{2}{3}\left( {y - 3} \right)\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \frac{1}{2}\\y = \frac{1}{2}\end{array} \right. \Rightarrow P\left( {\frac{1}{2};\,\frac{1}{2}} \right)\). Vì \(P\) là trung điểm của \(BC\) nên \(\left\{ \begin{array}{l}{x_C} = 2{x_P} - {x_B}\\{y_C} = 2{y_P} - {y_B}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_C} = 7b - 9\\{y_C} = 1 - b\end{array} \right.\) \( \Rightarrow C\left( {7b - 9;\,1 - b} \right)\). Vì \(C \in CN\) nên \(7b - 9 - 2.\left( {1 - b} \right) + 2 = 0 \Leftrightarrow b = 1\). Khi đó \(B\left( {3;\,1} \right)\), \(C\left( { - 2;\,0} \right)\). Vậy phương trình đường thẳng \(BC\) đi qua hai điểm \(B\) và \(C\) là \(x - 5y + 2 = 0\). Bài 3. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\)để hàm số \(y = \frac{{mx}}{{\sqrt {x - m + 2} - 1}}\)xác định trên \(\left( {0;1} \right)\). Lời giải Hàm số xác định trên \(\left( {0;1} \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - m + 2 \ge 0\\\sqrt {x - m + 2} - 1 \ne 0\end{array} \right.\forall x \in \left( {0;1} \right)\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge m - 2\\\sqrt {x - m + 2} \ne 1\end{array} \right.\forall x \in \left( {0;1} \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge m - 2\\x \ne m - 1\end{array} \right.\forall x \in \left( {0;1} \right)\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m - 2 \le 0\\\left[ \begin{array}{l}m - 1 \ge 1\\m - 1 \le 0\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \le 2\\\left[ \begin{array}{l}m \ge 2\\m \le 1\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m \le 1\\m = 2\end{array} \right.\) Vậy \(m \in \left( { - \infty ;1} \right] \cup \left\{ 2 \right\}\). Bài 4. Cho tam giác \(ABC\) biết \(H\left( {3;2} \right)\), \(G\left( {\frac{5}{3};\frac{8}{3}} \right)\) lần lượt là trực tâm và trọng tâm của tam giác, đường thẳng \(BC\) có phương trình \(x + 2y - 2 = 0\). Tìm phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\)? Lời giải *) Gọi \(I\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\). \( \Rightarrow \overrightarrow {HI} = \frac{3}{2}\overrightarrow {HG} \)\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_I} - 3 = \frac{3}{2}\left( {\frac{5}{3} - 3} \right)\\{y_I} - 2 = \frac{3}{2}\left( {\frac{8}{3} - 2} \right)\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_I} = 1\\{y_I} = 3\end{array} \right.\) *) Gọi \(M\) là trung điểm của \(BC\) \( \Rightarrow IM \bot BC\) \( \Rightarrow IM:2x - y + 1 = 0\). \(M = IM \cap BC\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}2x - y = - 1\\x + 2y = 2\end{array} \right.\)\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0\\y = 1\end{array} \right.\)\( \Rightarrow M\left( {0;1} \right)\). Lại có: \(\overrightarrow {MA} = 3\overrightarrow {MG} \) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_A} = 3.\frac{5}{3}\\{y_A} - 1 = 3.\left( {\frac{8}{3} - 1} \right)\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_A} = 5\\{y_A} = 6\end{array} \right.\). Suy ra: bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\) là \(R = IA = 5\). Vậy phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\) là \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 25\).
Quảng cáo
|