Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức - Đề số 2Tải về Ion (cation hoặc anion) hình thành khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron. Anion Y2- có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6. Số hiệu nguyên tử của Y là Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi I. Trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1: Một đồng vị của nguyên tử phosphorus là \(_{{\rm{15}}}^{{\rm{32}}}{\rm{P}}\). Nguyên tử này có số electron là A. 15. B. 17. C. 47. D. 32. Câu 2: Ion (cation hoặc anion) hình thành khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron. Anion Y2- có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6. Số hiệu nguyên tử của Y là A. 9. B. 10. C. 7. D. 8. Câu 3: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là A. N, P, F, O. B. N, P, O, F. C. P, N, O, F. D. P, N, F, O. Câu 4: Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. electron. B. electron và nơtron. C. proton và electron. D. Proton và nơtron. Câu 5: Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 14. B. 13. C. 11. D. 12. Câu 6: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc A. Tăng dần khối lượng. B. Tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử. C. Tăng dần bán kính nguyên tử. D. Tăng dần độ âm điện. Câu 7: Lớp N có số phân lớp electron bằng A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 8: Cho R thuộc nhóm VIIA, trong hợp chất với oxi có 61,20 % oxi về khối lượng. Nguyên tố R là A. Br (Bromine). B. Cl (Chlorine). C. F (Fuorine). D. I (Iodine). Câu 9: Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau: a) 1s22s22p6 b) 1s22s22p63s23p1 c) 1s22s22p5 d) 1s22s22p63s23p4 e) 1s22s22p63s2 Cấu hình của các nguyên tố phi kim là A. b, e. B. b, c. C. a, b. D. c, d. Câu 10: Bán kính nguyên tử các nguyên tố 3Li, 8O, 9F, 11Na theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là A. Li, Na, O, F. B. F, O, Li. Na. C. F, Na, O, Li. D. F, Li, O, Na. Câu 11: Cấu hình electron nào dưới đây không đúng? A. 1s22s22p63s23p5 B. 1s22s22p63s1 C. 1s2 2s22p5 D. 1s22s2 2p63s13p3 Câu 12: Nguyên tố R nằm ở nhóm IVA, công thức oxit cao nhất của R là A. RO2. B. RO. C. RO4. D. R2O. Câu 13: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng A. tổng số proton và nơtron. B. số khối. C. số nơtron. D. điện tích hạt nhân. Câu 14: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1. Số hiệu nguyên tử của X là A. 18. B. 39. C. 19. D. 20. Câu 15: Đồng có 2 đồng vị \(_{{\rm{29}}}^{{\rm{63}}}{\rm{Cu}}\) chiếm 73% và \(_{{\rm{29}}}^{{\rm{65}}}{\rm{Cu}}\) chiếm 27%. Nguyên tử khối trung bình của Đồng là A. 63,45. B. 64,63. C. 63,63. D. 63,54. II. Tự luận (5 điểm) Câu 1 (2 điểm) Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố X là 49 hạt. Trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 15 hạt a) Viết kí hiệu nguyên tử nguyên tố X b) X là kim loại ? Phi kim ? Khí hiếm ? b) Xác định vị trí của X trong Bảng tuần hoàn Câu 2 (1 điểm) Brom trong tự nhiên có 2 đồng vị bền : \({}_{35}^{79}Br\)(50,69%) và \({}_{35}^{81}Br\) a) Tính khối lượng nguyên tử trung bình của Brom b) Từ 2 đồng vị trên của Brom có thể tạo thành bao nhiêu phân tử HBr (biết H có 3 đồng vị \({}_1^1H,{}_1^2H,{}_1^3H\)) ? Tính khối lượng phân tử tương ứng ? Câu 3 (2 điểm) Cho 8,15 gam hỗn hợp 2 kim loại X, Y thuộc nhóm IA và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hoàn toàn với nước dư. Sau phản ứng thu được 2,8 lít H2 (đktc). a) Xác định hai kim loại X, Y b) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu -------- Hết -------- Đáp án I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Lời giải chi tiết Kí hiệu nguyên tử có dạng: \(_{\rm{Z}}^AX\) Với \(_{{\rm{15}}}^{{\rm{32}}}{\rm{P}}\)g Z = 15 Đáp án A Câu 2. Lời giải chi tiết Anion Y2- có lớp ngoài cùng là 2p6 -> Cấu hình electron của Y2- là 1s22s22p6 -> Y2- có 10 electron Ta có: Y + 2e g Y2- -> Số e của y = số e của Y2- - 2 = 10 – 2 = 8 -> Đáp án D Câu 3. Lời giải chi tiết - Xét 3 nguyên tố: N, O, F thuộc cùng một chu kì -> Tính phi kim tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân -> N < O < F (1) - Xét P và N thuộc cùng 1 nhóm VA -> Tính phi kim giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân -> P < N `(2) Từ (1) và (2) -> P < N < O < F -> Đáp án C Câu 4. Lời giải chi tiết Trong nguyên tử, hạt mang điện gòm electron và proton -> Đáp án C Câu 5. Lời giải chi tiết X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1. -> Số electron = 13 Mà số e = số p = Z -> Z = 13 -> Đáp án B Câu 6. Lời giải chi tiết Bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân -> Đáp án B Câu 7. Lời giải chi tiết Lớp N (n = 4) -> có các phân lớp : s, p, d, f -> Đáp án B Câu 8. Lời giải chi tiết R thuộc nhóm VIIA -> CT với Oxi: R2O7 \(\begin{array}{l}\% O = \frac{{{M_{O(trong}}_{{R_2}{O_7})}}}{{{M_{{R_2}{O_7}}}}}.100\\ = > 61,20 = \frac{{16.7}}{{2R + 16.7}}.100\\ = > R = 35.5\end{array}\) -> R là Chlorine -> Đáp án B Câu 9. Lời giải chi tiết Các nguyên tố phi kim có 5, 6, 7 e ngoài cùng -> c có 7 e ngoài cùng và d có 6 electron ngoài cùng -> Đáp án D Câu 10. Lời giải chi tiết Xét 3 nguyên tố Li, O, F thuộc cùng một chu kì -> Bán kính các nguyên tử nguyên tố giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân -> rLi > rO > rF (1) Xét Li và Na thuộc cùng một nhóm -> Bán kính tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân -> rNa > rLi (2) Từ (1) và (2) -> rNa > rLi > rO > rF -> Đáp án B Câu 11. Lời giải chi tiết Đáp án D vì số e của phân lớp 3s chưa bão hòa Câu 12. Lời giải chi tiết R nằm ở nhóm IVA CT oxit cao nhất của R là: RO2. -> Đáp án A Câu 13. Lời giải chi tiết Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân -> Đáp án D Câu 14. Lời giải chi tiết X có cấu hình e: 1s22s22p63s23p64s1 -> số e = 19 -> Số Z = số e = 19 -> Đáp án C Câu 15. Lời giải chi tiết Công thức tính nguyên tử khối trung bình: \(\overline A = \frac{{a.A + b.B}}{{a + b}}\) trong đó: A, B là nguyên tử khối của nguyên tố A, B a, b là tỉ lệ % số nguyên tử của đồng vị A, B -> \(\overline {{A_{Cu}}} = \frac{{63.73 + 65.27}}{{73 + 27}} = 63,54\) -> Đáp án D II. Tự luận: Câu 1. Lời giải chi tiết Gọi P, N, E lần lượt là số proton, neutron và electron của X Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố X là 49 → P + N + E = 49 (1) Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 15 → P + E – N = 15 (2) Mà P = E (3) Từ (1), (2) và (3), giải hệ phương trình => P = E = 16 và N = 17 a) Ta có A = N + P = 16 + 17 = 33 Kí hiệu của X : \({}_{16}^{33}X\) b) Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p4 => X có 6 e lớp ngoài cùng → X là phi kim c) Z = P = E = 16 → X ở ô số 16 X có 3 lớp electron → X thuộc chu kì 3 Số e hóa trị = số e lớp ngoài cùng + số e ở phân lớp d chưa bão hòa → X có 6 electron hóa trị STT nhóm = số e hóa trị → X thuộc nhóm VI Electron cuối cùng của X điền vào phân lớp p → X thuộc nguyên tố p → X thuộc nhóm VIA Vậy vị trí của X trong BTH : ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA Câu 2. Lời giải chi tiết a) \(\overline {{A_{Br}}} = \frac{{79.50,69 + 81.49,31}}{{100}} = 79,99\) b) Từ 2 đồng vị trên có thể kết hợp với 3 đồng vị Hydrogen tạo 6 phân tử HBr : 79Br 1H79Br (KLPT = 80), 2H79Br (KLPT = 81), 3H79Br (KLPT = 82) 1H81Br (KLPT = 82), 2H81Br (KLPT = 83), 3H81Br (KLPT = 84) Câu 3. Lời giải chi tiết Gọi A là kí hiệu chung cho cả 2 kim loại X và Y PTHH: 2A + 2H2O → 2AOH + H2 \({n_{{H_2}}} = \frac{{2,8}}{{22,4}} = 0,125\)(mol) Theo PTHH: \({n_A} = 2{n_{{H_2}}}\) -> \(\begin{array}{l}\frac{{8,15}}{{{M_A}}} = 2.0,125\\ = > {M_A} = 32,6\end{array}\) a) Vì X, Y thuộc cùng nhóm IA và ở 2 chu kì kế tiếp nhau trong Bảng tuần hoàn -> MX > 32,6 và MY <32,6 -> X, Y là Na và K b) Gọi a, b lần lượt là số mol của X và Y trong hỗn hợp ban đầu => 23a + 39b = 8,15 (1) \({n_A} = 2{n_{{H_2}}}\) -> a + b = 0,25 (2) Từ (1) và (2), giải hệ phương trình -> a = 0,1 (mol), b = 0,15 (mol) \(\begin{array}{l}\% Na = \frac{{0,1.23}}{{8.15}} = 28,22\% \\\% K = 100\% - 28,22\% = 71,78\% \end{array}\)
Quảng cáo
|