Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Các chất nào trong dãy sau đều là chất hữu cơ?

  • A
    C2H2, C12H22O11, C2H4, NaCN.          
  • B
    HCOOH, CH4, C6H12O6, CH3COONa.
  • C
    CH3COOH, CH3COONa, (NH4)2CO3, C6H6.            
  • D
    CH3COOH, C2H5OH, C6H12O6, CO.
Câu 2 :

Theo thuyết cấu tạo hoá học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết hoá học với nhau theo cách nào sau đây:

  • A
    một thứ tự nhất định.   
  • B
    đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định.
  • C
    đúng số oxi hoá.          
  • D
    đúng hoá trị.
Câu 3 :

Liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon tạo nên do:

  • A

    Hai liên kết p và một liên kết s

  • B

    Hai liên kết s và một liên kết p

  • C

    Một liên kết s, một liên kết p, một liên kết cho - nhận.

  • D

    Ba liên kết s.

Câu 4 :

Cho các chất: CaC2, CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCl, K2CO3. Số hợp chất hữu cơ trong các chất trên là bao nhiêu ?          

  • A

    4.

  • B

    5.

  • C

    3.

  • D

    2.

Câu 5 :

Các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhớm metylen (-CH2-) được gọi là

  • A
    đồng phân.      
  • B
    đồng vị.           
  • C
    đồng đẳng.      
  • D
    đồng khối.
Câu 6 :

Hợp chất chứa một liên kết π trong phân tử thuộc loại hợp chất

  • A

    không no.                  

  • B

    mạch hở.

  • C

    thơm.        

  • D

    no hoặc không no.

Câu 7 :

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của nguyên tố

  • A
    cacbon
  • B
    oxi
  • C
    silic
  • D
    nitơ
Câu 8 :

Trong các chất sau chất nào được gọi là hiđrocacbon?

  • A
    CH4
  • B
    C2H6O.            
  • C
    CH3Cl. 
  • D
    C12H22O11.
Câu 9 :

Đốt cháy hoàn toàn 1,47 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O) bằng 1,0976 lít khí O2 (ở đktc) lượng dùng vừa đủ thì sau thí nghiệm thu được H2O, 2,156 gam CO2. Tìm CTPT của X, biết tỉ khối hơi của X so với không khí nằm trong khoảng 3< dX < 4.

  • A

    C3H4O3.                

  • B

    C3H6O3.         

  • C

    C3H8O3.        

  • D

    Đáp án khác.

Câu 10 :

Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

  • A

    2-clopropen.                         

  • B

    But-2-en.

  • C

    1,2-đicloetan. 

  • D

    But-2-in.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Các chất nào trong dãy sau đều là chất hữu cơ?

  • A
    C2H2, C12H22O11, C2H4, NaCN.          
  • B
    HCOOH, CH4, C6H12O6, CH3COONa.
  • C
    CH3COOH, CH3COONa, (NH4)2CO3, C6H6.            
  • D
    CH3COOH, C2H5OH, C6H12O6, CO.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nắm được khái niệm về hợp chất hữu cơ: Chất hữu cơ là hợp chất của C (trừ CO, CO2, muối cacbonat kim loại, muối xianua, ...)

Lời giải chi tiết :

A. Loại NaCN

C. Loại (NH4)2CO3

D. Loại CO

Câu 2 :

Theo thuyết cấu tạo hoá học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết hoá học với nhau theo cách nào sau đây:

  • A
    một thứ tự nhất định.   
  • B
    đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định.
  • C
    đúng số oxi hoá.          
  • D
    đúng hoá trị.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết hoá học với nhau theo đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định.

Câu 3 :

Liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon tạo nên do:

  • A

    Hai liên kết p và một liên kết s

  • B

    Hai liên kết s và một liên kết p

  • C

    Một liên kết s, một liên kết p, một liên kết cho - nhận.

  • D

    Ba liên kết s.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon gồm 1 liên kết s và 2 liên kết p

Câu 4 :

Cho các chất: CaC2, CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCl, K2CO3. Số hợp chất hữu cơ trong các chất trên là bao nhiêu ?          

  • A

    4.

  • B

    5.

  • C

    3.

  • D

    2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm hợp chất hữu cơ: 

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, HCN, muối cacbonat, muối xianua, muối cacbua…).

Lời giải chi tiết :

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, HCN, muối cacbonat, muối xianua, muối cacbua…).

Vậy các hợp chất hữu cơ là: HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl

Câu 5 :

Các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhớm metylen (-CH2-) được gọi là

  • A
    đồng phân.      
  • B
    đồng vị.           
  • C
    đồng đẳng.      
  • D
    đồng khối.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm (-CH2-)  được gọi là hiện tượng đồng đẳng. 

Câu 6 :

Hợp chất chứa một liên kết π trong phân tử thuộc loại hợp chất

  • A

    không no.                  

  • B

    mạch hở.

  • C

    thơm.        

  • D

    no hoặc không no.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hợp chất chứa một liên kết p trong phân tử thuộc loại hợp chất không no

Câu 7 :

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của nguyên tố

  • A
    cacbon
  • B
    oxi
  • C
    silic
  • D
    nitơ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, HCN, muối cacbonat, muối xianua, muối cacbua…).

Câu 8 :

Trong các chất sau chất nào được gọi là hiđrocacbon?

  • A
    CH4
  • B
    C2H6O.            
  • C
    CH3Cl. 
  • D
    C12H22O11.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

 Hiđrocacbon chỉ chứa các nguyên tử cacbon và hiđro.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B, C, D còn chứa các nguyên tố khác C và H là O và Cl nên không phải hiđrocacbon.

Đáp án A chỉ chứa nguyên tố C và H nên là hiđrocacbon.

Câu 9 :

Đốt cháy hoàn toàn 1,47 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O) bằng 1,0976 lít khí O2 (ở đktc) lượng dùng vừa đủ thì sau thí nghiệm thu được H2O, 2,156 gam CO2. Tìm CTPT của X, biết tỉ khối hơi của X so với không khí nằm trong khoảng 3< dX < 4.

  • A

    C3H4O3.                

  • B

    C3H6O3.         

  • C

    C3H8O3.        

  • D

    Đáp án khác.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng: ${{m}_{X}}+{{m}_{{{O}_{2}}}}={{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}$

+) Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}$

+) Bảo toàn nguyên tố H: ${{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}$

$\Rightarrow {{n}_{O\,(hchc)}}$

+) ${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}$ => CTĐGN của X 

+) Xét khoảng giá trị của n => CTPT của X

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: ${{m}_{X}}+{{m}_{{{O}_{2}}}}={{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}\Rightarrow {{m}_{{{H}_{2}}O}}=0,882\,gam$

Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{2,156}{44}=0,049\,\,mol$

Bảo toàn nguyên tố H: ${{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}=2.\frac{0,882}{18}=0,098\,\,mol$

$\Rightarrow {{n}_{O\,(hchc)}}=\frac{1,47-0,049.12-0,098}{16}=0,049\,\,mol$

${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}=0,049:0,098:0,049=1:2:1$CTĐGN của X là : CH2O

Đặt công thức phân tử của X là (CH2O)n.

Theo giả thiết ta có : 3.29 < 30n < 4.29 suy ra 2,9 < n < 3,87  nên n =3

Vậy CTPT của X là C3H6O3

Câu 10 :

Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

  • A

    2-clopropen.                         

  • B

    But-2-en.

  • C

    1,2-đicloetan. 

  • D

    But-2-in.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

2-clopropen: CH2=CCl-CH3 => không có đồng phân hình học

but-2-en: CH3-CH=CH-CH3 => có đồng phân hình học

1,2-đicloetan: CHCl2-CHCl2 => không có đồng phân hình học

But-2-in: CH≡C-CH-CH3 => không có đphh

close