Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 chương 3: Cacbon - Silic - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Từ 1 lít hỗn hợp CO và CO2 có thể điều chế tối đa bao nhiêu lít CO2? (H = 100%)

  • A

    1 lít.

  • B

    1,5 lít.

  • C

    0,8 lít.

  • D

    2 lít.

Câu 2 :

Để phân biệt khí SO2 và khí CO2 thì thuốc thử cần dùng là:

  • A

    Nước brom

  • B

    Dung dịch  Ca(OH)2  

  • C

    Dung dịch  Ba(OH)2  

  • D

    Dung dịch  BaCl2

Câu 3 :

Có 3 muối dạng bột NaHCO3, Na2CO3 và CaCO3. Chọn hoá chất thích hợp để nhận biết mỗi chất

  • A

    Quỳ tím.         

  • B

    Phenolphtalein.  

  • C

    Nước và HCl. 

  • D

    Axit HCl và quỳ tím.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 4 :

Dung dịch đậm đặc của hợp chất nào sau đây được gọi là thủy tinh lỏng

  • A

    Na2SiO3 và K2SiO3

  • B

    SiO2 và K2SiO3

  • C

    NaOH và Na2SiO3

  • D

    KOH và K2SiO3

Câu 5 :

Than được dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy là:

  • A

    than chì

  • B

    than muội

  • C

    than gỗ

  • D

    than cốc

Câu 6 :

Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế CO trong phòng thí nghiệm

  • A

    CO2  +  C $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ 2CO

  • B

    C  +  H2O $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ CO  + H2

  • C

    HCOOH$\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}},{{t}^{0}}}$ CO  + H2O

  • D

    CH3COOH$\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}},{{t}^{0}}}$2CO + 2H2

Câu 7 :

Kim cương, fuleren và than chì là các dạng:

  • A

    đồng hình của cacbon.                                    

  • B

    đồng vị của cacbon.     

  • C

    thù hình của cacbon.                                       

  • D

    đồng phân của cacbon.

Câu 8 :

Oxit axit nào sau đây khi tác dụng với nước không tạo thành axit

  • A

    CO2

  • B

    SiO2

  • C

    NO2

  • D

    P2O5

Câu 9 :

Từ các sơ đồ phản ứng sau:

2X1 + 2X2 → 2X3 + H2

X3 + CO2 → X4

X3 + X4 → X5 + X2

2X6 + 3X5 + 3X2 → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6KCl

Các chất thích hợp tương ứng với X3, X5, X6 lần lượt là

  • A

    KHCO3, K2CO3, FeCl3.

  • B

    KOH, K2CO3, Fe2(SO4)3.

  • C

    KOH, K2CO3, FeCl3.

  • D

    NaOH, Na2CO3, FeCl3.

Câu 10 :

Dung dịch X gồm KHCO3 aM  và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl 1,5M. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y thấy thoát ra 2,688 lít khí CO2 đktc. Nhỏ từ từ cho đến hết 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào E, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a và m lần lượt có thể là

  • A

    0,5 và 15,675            

  • B

    1,0 và 15,675                  

  • C

    1,0 và 20,600                

  • D

     0,5 và 20,600

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Từ 1 lít hỗn hợp CO và CO2 có thể điều chế tối đa bao nhiêu lít CO2? (H = 100%)

  • A

    1 lít.

  • B

    1,5 lít.

  • C

    0,8 lít.

  • D

    2 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố C.

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn nguyên tố C ta có: nCO2 thu được = nCO + nCO2 bđ

Hay V CO2 thu được = VCO + VCO2 bđ = 1 lít

Câu 2 :

Để phân biệt khí SO2 và khí CO2 thì thuốc thử cần dùng là:

  • A

    Nước brom

  • B

    Dung dịch  Ca(OH)2  

  • C

    Dung dịch  Ba(OH)2  

  • D

    Dung dịch  BaCl2

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt khí SO2 và khí CO2 thì thuốc thử nên dùng là dung dịch brom. SO2 làm mất màu, CO2 không phản ứng

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

Câu 3 :

Có 3 muối dạng bột NaHCO3, Na2CO3 và CaCO3. Chọn hoá chất thích hợp để nhận biết mỗi chất

  • A

    Quỳ tím.         

  • B

    Phenolphtalein.  

  • C

    Nước và HCl. 

  • D

    Axit HCl và quỳ tím.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

hoá chất thích hợp để nhận biết mỗi chất là Nước và HCl. 

  NaHCO3 Na2CO3 CaCO3
Nước tan tan không tan
Nhỏ từ từ HCl có khí thoát ra ngay khí thoát ra sau một thời gian  

 

Câu 4 :

Dung dịch đậm đặc của hợp chất nào sau đây được gọi là thủy tinh lỏng

  • A

    Na2SiO3 và K2SiO3

  • B

    SiO2 và K2SiO3

  • C

    NaOH và Na2SiO3

  • D

    KOH và K2SiO3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3        

Câu 5 :

Than được dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy là:

  • A

    than chì

  • B

    than muội

  • C

    than gỗ

  • D

    than cốc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Than được dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy là than muội.

Câu 6 :

Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế CO trong phòng thí nghiệm

  • A

    CO2  +  C $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ 2CO

  • B

    C  +  H2O $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ CO  + H2

  • C

    HCOOH$\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}},{{t}^{0}}}$ CO  + H2O

  • D

    CH3COOH$\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}},{{t}^{0}}}$2CO + 2H2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng dùng để điều chế CO trong phòng thí nghiệm là HCOOH$\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}},{{t}^{0}}}$ CO  + H2O

Câu 7 :

Kim cương, fuleren và than chì là các dạng:

  • A

    đồng hình của cacbon.                                    

  • B

    đồng vị của cacbon.     

  • C

    thù hình của cacbon.                                       

  • D

    đồng phân của cacbon.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Kim cương, fuleren và than chì là các dạng thù hình của cacbon

Câu 8 :

Oxit axit nào sau đây khi tác dụng với nước không tạo thành axit

  • A

    CO2

  • B

    SiO2

  • C

    NO2

  • D

    P2O5

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

SiO2 không tan trong nước và không tác dụng với nước tạo thành axit

Câu 9 :

Từ các sơ đồ phản ứng sau:

2X1 + 2X2 → 2X3 + H2

X3 + CO2 → X4

X3 + X4 → X5 + X2

2X6 + 3X5 + 3X2 → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6KCl

Các chất thích hợp tương ứng với X3, X5, X6 lần lượt là

  • A

    KHCO3, K2CO3, FeCl3.

  • B

    KOH, K2CO3, Fe2(SO4)3.

  • C

    KOH, K2CO3, FeCl3.

  • D

    NaOH, Na2CO3, FeCl3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

suy luận từ phương trình 2X6 + 3X5 + 3X2 → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6KCl ra được X6, X5, X2 từ đó tìm ra các chất còn lại

Lời giải chi tiết :

2X1 + 2X2 → 2X3 + H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

X3 + CO2 → X4

KOH + CO2 → KHCO3

X3 + X4 → X5 + X2

KOH + KHCO3 → K2CO3 + H2O

2X6 + 3X5 + 3X2 → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6KCl

FeCl3 + K2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6KCl

Vậy X3, X5, X6 lần lượt là KOH; K2CO3, FeCl3.

Câu 10 :

Dung dịch X gồm KHCO3 aM  và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl 1,5M. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y thấy thoát ra 2,688 lít khí CO2 đktc. Nhỏ từ từ cho đến hết 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào E, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a và m lần lượt có thể là

  • A

    0,5 và 15,675            

  • B

    1,0 và 15,675                  

  • C

    1,0 và 20,600                

  • D

     0,5 và 20,600

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhỏ từ từ Y vào X thì 2 phản ứng xảy ra đồng thời theo tỉ lệ số mol ban đầu

                             HCO3-   +    H+   →   H2O + CO2

                                x mol         x                         x

                             CO32-   +    2H+   →   H2O + CO2

                               y              2y                           y

Ta có x + 2y = nH+ mol và x+ y = nCO2 → x , y→ a = 0,5 mol

Nhỏ từ từ X vào Y thì

                               CO32-   +    H+   →    HCO3-   

                              HCO3-   +    H+   →   H2O + CO2

→ thành phần chất trong E

Viết PTHH

Lời giải chi tiết :

100 ml dung dịch X chứa HCO3- : 0,1a mol và CO32- : 0,1 mol

100 ml dung dịch Y chứa H+ : 0,2 mol; SO42- : 0,025 mol và Cl- : 0,15 mol

Nhỏ từ từ Y vào X thì 2 phản ứng xảy ra đồng thời theo tỉ lệ số mol

                             HCO3-   +    H+   →   H2O + CO2

                                x mol         x                         x

                             CO32-   +    2H+   →   H2O + CO2

                               y              2y                           y

Ta có x + 2y = 0,2 mol và x+ y = nCO2 = 0,12 mol → x = 0,08 mol và y = 0,04 mol

  → 0,1a : 0,1 = 0,04 : 0,08 → a = 0,5 mol

Nhỏ từ từ X vào Y thì

                               CO32-   +    H+   →    HCO3-   

                                  0,1         0,1             0,1

                              HCO3-   +    H+   →   H2O + CO2

                                0, 1            0,1                    

→ nHCO3 =0,05 + 0,1 – 0,1 =0,05 mol

→ E có 0,05 mol HCO3-; 0,025 mol SO42-; Cl- : 0,15 mol; Na+: 0,2 mol và K+: 0,05 mol

E + Ba(OH)2 : OH-   + HCO3- → H2O + CO32-

                        Ba+2    + CO32- → BaCO3

                         0,05                        0,05

                         Ba2+ + SO42- → BaSO4

                                      0,025      0,025

mkết tủa = 0,05,197 + 0,025.233  = 15,675 gam

close