Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Không thể điều chế CH4 bằng phản ứng nào ?

  • A

    Nung muối natri malonat với vôi tôi xút

  • B

    Canxi cacbua tác dụng với nước

  • C

    Nung natri axetat với vôi tôi xút

  • D

    Điện phân dung dịch natri axetat

Câu 2 :

Cho các chất sau: pentan; hex-1-en, etilen, metan, propen, isobutan. Số các chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở ngay điều kiện thường là

  • A

    4.

  • B

    3.

  • C

    2.

  • D

     1

Câu 3 :

Khi cho axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, hiện tượng quan sát được là

  • A

    có kết tủa xanh.

  • B

    có kết tủa nâu đen.

  • C

    có kết tủa trắng.

  • D

    có kết tủa vàng.

Câu 4 :

Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân anken?

  • A

    4.                  

  • B

    5.                              

  • C

    6.                              

  • D

    7.

Câu 5 :

Các ankan không tham gia loại phản ứng nào ?

  • A

    Phản ứng thế.              

  • B

    Phản ứng cộng.

  • C

    Phản ứng tách. 

  • D

    Phản ứng cháy.

Câu 6 :

Áp dụng quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp vào trường hợp nào sau đây ?

  • A

    Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.

  • B

    Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.              

  • C

    Phản ứng trùng hợp của anken.         

  • D

    Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Câu 7 :

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử dạng CnH2n+2. X thuộc dãy đồng đẳng của

  • A

    anken.     

  • B

    ankan.        

  • C

    ankan và xicloankan.

  • D

    ankin.

Câu 8 :

Hợp chất hexa-2,4-đien có bao nhiêu đồng phân hình học ?

  • A

    2.

  • B

    5.

  • C

    4.

  • D

    3.

Câu 9 :

Công thức phân tử tổng quát của ankin là

  • A

    CnH2n-2 (n ≥ 3).

  • B

    CnH2n-2 (n ≥ 2).

  • C

    CnH2n-6 (n ≥ 4).

  • D

    CnH2n (n ≥ 2).

Câu 10 :

Cho propin qua nước có HgSO4 ở 80oC tạo ra sản phẩm là

  • A

    CH3–C(OH)=CH2.

  • B

    CH3–C(=O)–CH3.

  • C

    CH3–CH2–CHO.       

  • D

    Sản phẩm khác.

Câu 11 :

Công thức tổng quát của anken là

  • A

    CnH2n (n ≥ 2).

  • B

    CnH2n+2 (n ≥ 1).

  • C

    CnH2n-2 (n ≥ 2).

  • D

    CnH2n (n ≥ 1)

Câu 12 :

$A{l_4}{C_3} + {\text{ }}{H_2}O \to X + {\text{ }}Al{\left( {OH} \right)_3}$. X là

  • A

    CH4

  • B

    C2H6

  • C

    C3H8

  • D

    C3H6

Câu 13 :

Trùng hợp but-2-en, sản phẩm thu được có cấu tạo là

  • A

    (-CH2-CH2-CH2-CH2-)n.       

  • B

    [-CH(CH3)-CH(CH3)-]n.       

  • C

    [-CH(CH3)=CH(CH3)-]n.      

  • D

    [-CH2-CH(C2H5)-]n.

Câu 14 :

Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là :

  • A

    C2H6.          

  • B

    C3H8.            

  • C

    C4H10.       

  • D

    C5H12.

Câu 15 :

Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C5H12 ?

  • A

    3 đồng phân.   

  • B

    4 đồng phân.  

  • C

    5 đồng phân.    

  • D

    6 đồng phân.

Câu 16 :

Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là :              

  • A

    3.

  • B

    4.

  • C

    2.

  • D

    5.

Câu 17 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng 6,16 lít O2 và thu được 3,36 lít CO(các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của m là

  • A

    2,3 gam.                  

  • B

    23 gam.   

  • C

    3,2 gam.        

  • D

    32 gam.

Câu 18 :

Khi crackinh hoàn toàn một ankan X thu được hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 29. Công thức phân tử của X là:

  • A

    C6H14.   

  • B

    C3H8.    

  • C

    C4H10.  

  • D

    C5H12

Câu 19 :

X là anken trong phân tử có 3 nguyên tử cacbon no. Số công thức cấu tạo của X là

  • A

    3.

  • B

    4.      

  • C

    6.

  • D

    5.

Câu 20 :

Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng (hiệu suất phản ứng 75%) thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện) là

  • A

    5,23.     

  • B

    9,71.    

  • C

    5,35.     

  • D

    10,46.

Câu 21 :

Anken thích hợp để điều chế ancol (CH3CH2)3C-OH là

  • A

    3-etylpent-2-en.       

  • B

    3-etylpent-3-en.       

  • C

    3-etylpent-1-en.                

  • D

    3,3- đimetylpent-1-en.

Câu 22 :

Đime hóa 6,72 lít axetilen (nhiệt độ, xúc tác cần thiết) thu được 4,48 lít hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen. Cho toàn bộ X qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được m gam kết tủa. Các thể tích đo ở đktc. Giá trị m là

  • A

    24,0.

  • B

    39,9    

  • C

    72,0    

  • D

    15,9

Câu 23 :

Phân biệt các chất metan, etilen, axetilen bằng phương pháp hóa học, ta dùng

  • A

    dd AgNO3/NH3 và nước brom.

  • B

    dung dịch AgNO3/NH3

  • C

    dd NaOH.      

  • D

    dd KMnO4

Câu 24 :

Trong bình kín (ở 210oC) đựng hỗn hợp A (gồm 2 ankin X và Y là đồng đẳng liên tiếp, MX < MY). Thêm một lượng không khí vừa đủ (khi đó áp suất trong bình đạt 0,81 atm) rồi bật tia lửa điện để đốt cháy hết X và Y rồi đưa bình về 210oC, thấy áp suất trong bình = 0,836 atm. Biết trong không khí chứa 80% thể tích N2, còn lại là O2. CTPT của Y là

  • A

    C2H2

  • B

    C3H4

  • C

    C6H10

  • D

    C4H6

Câu 25 :

Cho 0,448 lít (đktc) một anken ở thể khí vào một bình kín dung tích 11,2 lít chứa sẵn 11,52 gam không khí (M = 28,8). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trong bình, sau phản ứng giữ bình ở nhiệt độ 136oC, áp suất bình đo được là 1,26 atm. Biết rằng sau phản ứng cháy còn dư oxi. Công thức của anken là

  • A

    C3H6.

  • B

    C4H8.

  • C

    C2H4.

  • D

    C5H10.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Không thể điều chế CH4 bằng phản ứng nào ?

  • A

    Nung muối natri malonat với vôi tôi xút

  • B

    Canxi cacbua tác dụng với nước

  • C

    Nung natri axetat với vôi tôi xút

  • D

    Điện phân dung dịch natri axetat

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Không thể  điều chế CH4 bằng phản ứng canxicacbua tác dụng với nước vì

$Ca{C_2} + 2{H_2}O \to {C_2}{H_2} + Ca{(OH)_2}$

Câu 2 :

Cho các chất sau: pentan; hex-1-en, etilen, metan, propen, isobutan. Số các chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở ngay điều kiện thường là

  • A

    4.

  • B

    3.

  • C

    2.

  • D

     1

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các anken phản ứng được với dung dịch KMnO4 ở ngay điều kiện thường

=> hex-1-en, etilen, propen

Câu 3 :

Khi cho axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, hiện tượng quan sát được là

  • A

    có kết tủa xanh.

  • B

    có kết tủa nâu đen.

  • C

    có kết tủa trắng.

  • D

    có kết tủa vàng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cho axetilen vào dung dịch AgNO3 :

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg≡CAg ↓vàng nhạt + 2NH4NO3

=> phản ứng tạo kết tủa vàng nhạt

Câu 4 :

Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân anken?

  • A

    4.                  

  • B

    5.                              

  • C

    6.                              

  • D

    7.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết anken

Lời giải chi tiết :

Số đồng phân anken bao gồm đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học

Các đồng phân cấu tạo mạch hở của C5H10 là:

  1. CH2=CH-CH2-CH2-CH3
  2. CH3-CH=CH-CH2-CH3 (có đphh) 
  3. CH2=CH(CH3)-CH2-CH3
  4. (CH3)2C=CH-CH3
  5. (CH3)2CH-CH=CH2

=> C5H10 có 6 đồng phân anken

Câu 5 :

Các ankan không tham gia loại phản ứng nào ?

  • A

    Phản ứng thế.              

  • B

    Phản ứng cộng.

  • C

    Phản ứng tách. 

  • D

    Phản ứng cháy.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng halogen hóa của ankan

Lời giải chi tiết :

Các ankan không tham gia loại phản ứng cộng

Câu 6 :

Áp dụng quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp vào trường hợp nào sau đây ?

  • A

    Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.

  • B

    Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.              

  • C

    Phản ứng trùng hợp của anken.         

  • D

    Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quy tắc Mac-côp-nhi-côp được dùng trong phản ứng cộng HX và anken bất đối xứng (xem ưu tiên X vào C nào…)

Câu 7 :

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử dạng CnH2n+2. X thuộc dãy đồng đẳng của

  • A

    anken.     

  • B

    ankan.        

  • C

    ankan và xicloankan.

  • D

    ankin.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

X thuộc dãy đồng đẳng của ankan.

Câu 8 :

Hợp chất hexa-2,4-đien có bao nhiêu đồng phân hình học ?

  • A

    2.

  • B

    5.

  • C

    4.

  • D

    3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét các nhóm liên kết với mỗi cacbon ở vị trí liên kết đôi

Lời giải chi tiết :

Hexa-2,4-đien:  CH3-CH=CH-CH=CH-CH3

Cả 2 nối đôi đều có đồng phân hình học và cấu tạo phân tử đối xứng => có 3 đồng phân là cis-cis;  trans-trans và cis-trans

Câu 9 :

Công thức phân tử tổng quát của ankin là

  • A

    CnH2n-2 (n ≥ 3).

  • B

    CnH2n-2 (n ≥ 2).

  • C

    CnH2n-6 (n ≥ 4).

  • D

    CnH2n (n ≥ 2).

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Công thức phân tử tổng quát của ankin là CnH2n-2 (n ≥ 2).

Câu 10 :

Cho propin qua nước có HgSO4 ở 80oC tạo ra sản phẩm là

  • A

    CH3–C(OH)=CH2.

  • B

    CH3–C(=O)–CH3.

  • C

    CH3–CH2–CHO.       

  • D

    Sản phẩm khác.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :
Câu 11 :

Công thức tổng quát của anken là

  • A

    CnH2n (n ≥ 2).

  • B

    CnH2n+2 (n ≥ 1).

  • C

    CnH2n-2 (n ≥ 2).

  • D

    CnH2n (n ≥ 1)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công thức tổng quát của anken là CnH2n (n ≥ 2).

Câu 12 :

$A{l_4}{C_3} + {\text{ }}{H_2}O \to X + {\text{ }}Al{\left( {OH} \right)_3}$. X là

  • A

    CH4

  • B

    C2H6

  • C

    C3H8

  • D

    C3H6

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

$A{l_4}{C_3} + {\text{12}}{H_2}O \to 3C{H_4} + {\text{ 4}}Al{\left( {OH} \right)_3}$

Câu 13 :

Trùng hợp but-2-en, sản phẩm thu được có cấu tạo là

  • A

    (-CH2-CH2-CH2-CH2-)n.       

  • B

    [-CH(CH3)-CH(CH3)-]n.       

  • C

    [-CH(CH3)=CH(CH3)-]n.      

  • D

    [-CH2-CH(C2H5)-]n.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phương trình trùng hợp but-2-en: nCH3-CH=CH-CH3 → (-CH(CH3)-CH(CH2)-)n

Câu 14 :

Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là :

  • A

    C2H6.          

  • B

    C3H8.            

  • C

    C4H10.       

  • D

    C5H12.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

ankan Y : CnH2n+2

$\% {m_C} = \frac{{12n}}{{12n + 2n + 2}}.100\%$.

=> n => Công thức phân tử của Y

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức phân tử của ankan Y có dạng CnH2n+2

$\% {m_C} = \frac{{12n}}{{12n + 2n + 2}}.100\%  = 83,33\% \,\, =  > \,\,n = 5$.

=> Công thức phân tử của Y là C5H12

Câu 15 :

Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C5H12 ?

  • A

    3 đồng phân.   

  • B

    4 đồng phân.  

  • C

    5 đồng phân.    

  • D

    6 đồng phân.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Đồng phân mạch thẳng: C – C – C – C – C

- Đồng phân mạch nhánh:

+ cắt 1C:   

 

+ cắt 2C:

Câu 16 :

Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là :              

  • A

    3.

  • B

    4.

  • C

    2.

  • D

    5.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Xác định số nguyên tử C trong X

Số C = \(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}}\)

- Xác định CTPT của X

X chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử

=> X là ankan

=> số vị trí thế monoclo

Lời giải chi tiết :

- Đốt cháy 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 => trong X có 6 nguyên tử C

- Vì X chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử

=> X là ankan C6H14 có công thức phân tử là (CH3)2 - CH – CH(CH3)2

=> có 2 vị trí thế monoclo

Câu 17 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng 6,16 lít O2 và thu được 3,36 lít CO(các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của m là

  • A

    2,3 gam.                  

  • B

    23 gam.   

  • C

    3,2 gam.        

  • D

    32 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố O : $2.{{n}_{{{O}_{2}}}}=2.{{n}_{C{{O}_{2}}}}+{{n}_{{{H}_{2}}O}}$

Bảo toàn nguyên tố C và H : nC (trong X) = nCO2; nH (trong X) = 2.nH2O

Bảo toàn khối lượng : mX = mC (trong X) + mH (trong X)

Lời giải chi tiết :

nO2 = 0,275 mol ; nCO2 = 0,15 mol

Bảo toàn nguyên tố O : $2.{{n}_{{{O}_{2}}}}=2.{{n}_{C{{O}_{2}}}}+{{n}_{{{H}_{2}}O}}=>\,\,{{n}_{{{H}_{2}}O}}=2.{{n}_{{{O}_{2}}}}-2.{{n}_{C{{O}_{2}}}}=2.0,275-2.0,15=0,25mol$

Bảo toàn nguyên tố C và H : nC (trong X) = nCO2 = 0,15 mol ; nH (trong X) = 2.nH2O = 0,5 mol

Bảo toàn khối lượng : mX = mC (trong X) + mH (trong X) = 12.0,15 + 0,5 = 2,3 gam

Câu 18 :

Khi crackinh hoàn toàn một ankan X thu được hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 29. Công thức phân tử của X là:

  • A

    C6H14.   

  • B

    C3H8.    

  • C

    C4H10.  

  • D

    C5H12

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Crackinh hoàn toàn thu được hỗn hợp Y, MY = 58 nên sẽ có 1 chất có M lớn hơn 58 và 1 chất có M nhỏ hơn.

Lời giải chi tiết :

Crackinh hoàn toàn thu được hỗn hợp Y, MY = 58 nên sẽ có 1 chất có M lớn hơn 58 và 1 chất có M nhỏ hơn.

Xét 4 đáp án chỉ có C6H14 mới tạo ra sản phẩm có M lớn hơn 58

(Nếu là C5H12 có M = 72, crackinh ra cả 2 sản phẩm đều có M nhỏ hơn hoặc bằng 58 => không thỏa mãn)

Câu 19 :

X là anken trong phân tử có 3 nguyên tử cacbon no. Số công thức cấu tạo của X là

  • A

    3.

  • B

    4.      

  • C

    6.

  • D

    5.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Anken X có 3 nguyên tử C no và 2 nguyên tử C không no (2C ở nối đôi) => X là anken có 5C => X là C5H10

=> số công thức cấu tạo của X là 5

1. C=C-C-C-C

2. C-C=C-C-C

3. C=C(C)-C-C

4. (C)2C=C-C

5. (C)2C-C=C

Câu 20 :

Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng (hiệu suất phản ứng 75%) thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện) là

  • A

    5,23.     

  • B

    9,71.    

  • C

    5,35.     

  • D

    10,46.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Giả sử lấy 1 mol hỗn hợp X. Gọi nC2H4 = x mol; nH2 = y mol => PT(1)

+) \({\bar M_X} = \frac{{28x + 2y}}{{x + y}} \) => PT(2)

+) hiệu suất phản ứng tính theo chất hết (khi coi H = 100%)

+) nC2H4 phản ứng = nhỗn hợp khí giảm => nY 

+) Áp dụng công thức: \(\frac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}}\,\, =  > \,\,{\bar M_Y} = \frac{{{n_X}.{{\bar M}_X}}}{{{n_Y}}}\)

Lời giải chi tiết :

Giả sử lấy 1 mol hỗn hợp X. Gọi nC2H4 = x mol; nH2 = y mol

=> x + y = 1 (1)

\({\bar M_X} = \frac{{28x + 2y}}{{x + y}} = 4,25.2\) (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,25 mol; y = 0,75 mol

C2H4 + H2 → C2H6

=> hiệu suất phản ứng tính theo C2H4

=> nC2H4 phản ứng = nhỗn hợp khí giảm = 0,25.0,75 = 0,1875 mol

=> nY = 1 – 0,1875 = 0,8125 mol

Áp dụng công thức: \(\frac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}}\,\, =  > \,\,{\bar M_Y} = \frac{{{n_X}.{{\bar M}_X}}}{{{n_Y}}} = \frac{{1.8,5}}{{0,8125}} = 10,46\,\, =  > \,\,{d_{Y/{H_2}}} = 5,23\)

Câu 21 :

Anken thích hợp để điều chế ancol (CH3CH2)3C-OH là

  • A

    3-etylpent-2-en.       

  • B

    3-etylpent-3-en.       

  • C

    3-etylpent-1-en.                

  • D

    3,3- đimetylpent-1-en.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Phản ứng của anken sinh ra ancol là phản ứng của anken với nước

+) Viết CTCT của ancol, vận dụng quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp xác định anken ban đầu

Lời giải chi tiết :

Khi anken tác dụng vs nước thì sp tạo thành sẽ tuân theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp

=> nhóm OH thế vào C bậc cao hơn, H sẽ thế vào C bậc thấp hơn.

Viết CTCT của sp, xác định được mạch chính chứa nhóm OH có 5C, mà nhóm OH đã thế vào C ở vị trí thứ 3 nên H sẽ thế vào C ở vị trí thứ 2. Vậy lk đôi ở vị trí thứ 2 => chất ban đầu là 3-etylpent-2-en.

Câu 22 :

Đime hóa 6,72 lít axetilen (nhiệt độ, xúc tác cần thiết) thu được 4,48 lít hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen. Cho toàn bộ X qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được m gam kết tủa. Các thể tích đo ở đktc. Giá trị m là

  • A

    24,0.

  • B

    39,9    

  • C

    72,0    

  • D

    15,9

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Đặt số mol của C4H4 trong hỗn hợp X là x mol

+) Từ PT: 2CH ≡ CH → CH ≡ C – CH = CH2

=> tính số mol của C2H2 phản ứng => số mol C2H

Lời giải chi tiết :

${n_{{C_2}{H_2}}}\,\, = \,\,\frac{{6,72}}{{22,4}}\,\, = \,\,0,3\,\,mol$

Đặt số mol của C4H4 trong hỗn hợp X là x mol

2CH ≡ CH → CH ≡ C – CH = CH2

        2x        ←               x

$\begin{array}{l}{n_{{C_2}{H_2}(X)}} = 0,3 - 2{\rm{x}}mol\\{n_X}= \frac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2\,mol \to {n_{{C_2}{H_2}(X)}} + {n_{{C_4}{H_4}(X)}} = 0,2 \to 0,3 - 2{\rm{x}}+ x = 0,2 \to x =0,1\\ \to {n_{{C_2}{H_2}(X)}}= 0,3 - 2.0,1= 0,1\,mol;\,{n_{{C_4}{H_4}(X)}} = 0,1\,mol\end{array}$

CH ≡ CH → CAg ≡ CAg

     0,1      →        0,1

CH ≡ C – CH = CH2 → CAg ≡ C – CH = CH2

    0,1                 →                 0,1

m = 0,1.240 + 0,1.159 = 39,9 gam

Câu 23 :

Phân biệt các chất metan, etilen, axetilen bằng phương pháp hóa học, ta dùng

  • A

    dd AgNO3/NH3 và nước brom.

  • B

    dung dịch AgNO3/NH3

  • C

    dd NaOH.      

  • D

    dd KMnO4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

 

Metan (CH4)

Etilen (CH2 = CH2)

Axetilen (CH º CH)

AgNO3/NH3

x

x

↓ vàng

dung dịch Br2

x

mất màu

 

Phương trình hóa học

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag–C≡C–Ag ↓(vàng) + 2NH4NO3

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br–CH2Br

Câu 24 :

Trong bình kín (ở 210oC) đựng hỗn hợp A (gồm 2 ankin X và Y là đồng đẳng liên tiếp, MX < MY). Thêm một lượng không khí vừa đủ (khi đó áp suất trong bình đạt 0,81 atm) rồi bật tia lửa điện để đốt cháy hết X và Y rồi đưa bình về 210oC, thấy áp suất trong bình = 0,836 atm. Biết trong không khí chứa 80% thể tích N2, còn lại là O2. CTPT của Y là

  • A

    C2H2

  • B

    C3H4

  • C

    C6H10

  • D

    C4H6

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Gọi nCO2 = a mol; nH2O = b mol

+) nankin = nCO2 – nH2O => nankin = a – b

+) Bảo toàn O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

+) nhh trước pứ = nankin + nO2 + nN2

+) nhh sau phản ứng = nCO2 + nH2O + nN2

Từ công thức $pV = n.R.T{\rm{ }} =  > \frac{{{p_t}}}{{{p_s}}} = \frac{{{n_t}}}{{{n_s}}}\,\,$

Lời giải chi tiết :

Ở 210oC, nước ở thể hơi => coi như là 1 khí gây áp suất trong bình

Vì lượng không khí dùng vừa đủ => hỗn hợp sau phản ứng gồm CO2, H2O và N2

Gọi nCO2 = a mol; nH2O = b mol

=> nankin = nCO2 – nH2O => nankin = a – b

Bảo toàn O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nO2 = a + 0,5b

Trong không khí:  nN2 = 4.nO2 = 4a + 2b

=> nhh trước pứ = nankin + nO2 + nN2 = a – b + a + 0,5b + 4a + 2b = 6a + 1,5b

nhh sau phản ứng = nCO2 + nH2O + nN2 = a + b + 4a + 2b = 5a + 3b

Từ công thức $pV = n.R.T{\rm{ }} =  > \frac{{{p_t}}}{{{p_s}}} = \frac{{{n_t}}}{{{n_s}}}\,\, =  > \,\,\frac{{0,81}}{{0,836}} = \frac{{6a + 1,5b}}{{5a + 3b}}\,\, =  > \,a = 1,21b$

=> nankin = a – b = 1,21b – b = 0,21b mol

=> số C trung bình = nCO2 / nankin = 1,21 / 0,21 = 5,76

=> 2 ankin X và Y là C5H8 và C6H10

Câu 25 :

Cho 0,448 lít (đktc) một anken ở thể khí vào một bình kín dung tích 11,2 lít chứa sẵn 11,52 gam không khí (M = 28,8). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trong bình, sau phản ứng giữ bình ở nhiệt độ 136oC, áp suất bình đo được là 1,26 atm. Biết rằng sau phản ứng cháy còn dư oxi. Công thức của anken là

  • A

    C3H6.

  • B

    C4H8.

  • C

    C2H4.

  • D

    C5H10.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Ở nhiệt độ 136oC, nước ở thể hơi.

+) nkhí sau phản ứng = PV / RT

CnH2n + 1,5nO­2 → nCO2 + nH2O

+) hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 (0,02n mol); H2O (0,02n mol); N2 (0,32 mol); O2 dư (0,08 – 0,03n mol)

Lời giải chi tiết :

nanken = 0,02 mol; nkk = 0,4 mol => nN2 = 0,32 mol; nO2 = 0,08 mol

Ở nhiệt độ 136oC, nước ở thể hơi.

nkhí sau phản ứng = PV / RT = 1,26.11,2 / (0,082.409) = 0,42 mol

CnH2n + 1,5nO­2 → nCO2 + nH2O

0,02 → 0,03n   →  0,02n → 0,02n

=> hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 (0,02n mol); H2O (0,02n mol); N2 (0,32 mol); O2 dư (0,08 – 0,03n mol)

=> 0,02n + 0,02n + 0,32 + 0,08 – 0,03n = 0,42 => n = 2

=> anken cần tìm là C2H4

close